Định cư, đi lại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 73 - 77)

1. Tình hình nghiên cứu thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt

3.3. Văn hóa ứng xử với môi trƣờng tự nhiên

3.3.3. Định cư, đi lại

Mỗi khu vực, vị trí địa lý khác nhau có những đặc điểm khác nhau về định cư, đi lại. Nền văn hóa có quyết định lớn trong cơ tầng ý thức về các đặc điểm trên. Dân tộc Hán bắt nguồn từ trung du thềm lục địa Trung Nguyên ở Trung Quốc, nền văn hóa lúa nước đòi hỏi phải có điều kiện địa lý và khí hậu để canh tác, và theo quy luật sinh trưởng của hoa màu không thể di chuyển như dân tộc du mục. Cũng như dân tộc Việt sinh sống ở một môi trường có điều kiện địa lý và khí hậu phù hợp cho việc canh tác nông nghiệp, điều này yêu cầu hai dân tộc phải sống một nơi ổn định, và đó chính là đặc điểm định cư khác với dân tộc du mục. Cả hai dân tộc Hán và Việt đều hướng về những vị trí có điều kiện tốt, phong thủy điều hoà, vạn vật tốt tươi để xây nhà cửa để sinh sống. An cự lạc nghiệp chính là mục tiêu định cư của hai dân tộc Hán và Việt. Và chính do đặc điểm định cư đó làm cho hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam có quan niệm về quê hương, về cội nguồn, về tổ tiên. Và chính sự đặc điểm định cư của dân tộc lúa nước cũng được thể hiện qua thành ngữ có yếu có chỉ những vật kiến trúc:

窗明几净(chuān míng jī jìn/song minh kỉ tịnh.) Nhà sạch thì mát.

桂殿兰宫(guì diàn lán gōng/quế điện lan cung) Kiến trúc trang trí và có nội thất đẹp

朱阁青楼(zhū gé qīng lóu/châu gác thanh lâu) Kiến trúc đẹp đẽ, tinh xảo

Ở cả hai dân tộc, cuộc kiếm tìm nơi định cư diễn ra suốt chiều dài lịch sử. Cái chú trọng đặc biệt vào định cư của dân tộc Hán thể hiện ở mọi tần lớp xã hội, và trong thành ngữ chúng tôi thu thập cũng xuất hiện nhiều từ ngữ chỉ vật định cư như:

殿:diàn(điện, cung điện), 宫:gōng(cung, cung điện), 阁:gã(gác, lầu gác), 楼: lïu(lầu, nhà lầu), 门:mãn(môn, cửa), 墙:qiáng(tường, bức tường), 舍:shâ(xá, nhà cửa), 池:chí(trì, ao), 椽chuán(duyên, dầm nhà), 城:chãng(thành, đô thành), 井:jǐng(tỉnh, giếng), 帷:wãi(duy, lều), 厦:xià(hạ, nhà cửa), 榭:xiâ(tạ, nhà gỗ), 园:yuán(vườn, vườn hoa)...

Thành ngữ tiếng Hán có yếu tố chỉ đồ vật kiến trúc liên quan đến định cư hết sức phong phú, nó thể hiện trí tuệ loài người trong quá trình cải tạo tự nhiên môi trường, đồng thời những vật kiến trúc cũng thể hiện sự phát triển của nghệ thuật sáng tác. Trong thành ngữ chúng tôi thu thập có đến 117 đơn vị liên quan đến phạm trù định cư, chiếm 9% (117/1299) tổng số thành ngữ có yếu tố chỉ đồ vật.

Do môi trường sinh sống và điều kiện địa lý đã quyết định việc định cư của dân tộc Việt lựa chọn những vật kiến trúc như: nhà, lồng, tù, cửa, mái, cầu, ngói, móng... Chúng xuất hiện 32 đơn vị, chiếm 6,53% (32/490) tổng số thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ đồ vật.

Người Trung Quốc, trước khi chịu ảnh hưởng của nông nghiệp, đã từng để lại dấu vết văn hóa du mục đậm nét. Điều này ảnh hưởng tới nếp sống hướng ngoại hơn người Việt Nam. Người Trung Quốc sớm phát minh ra la bàn, phục vụ cho việc xác định hướng đi của con người. Tính chất hướng ngoại hay hướng nội ấy được thể hiện qua phương tiện đi lại của mỗi quốc gia.

Người Trung Quốc rất chú trọng quan tâm việc chế tạo các loại xe, thuyền phục vụ việc đi lại và chiến đấu. Người Trung Quốc lấy việc tính số lượng xe được chế tạo để đánh giá sức mạnh của một vùng lãnh thổ. Con người coi trọng việc đi lại, nhất là theo đường bộ, trong thành ngữ có yếu tố chỉ phương tiện đi lạ theo chúng tôi thống

kê có đến 77 thành ngữ và 8 loại phương tiện giao thông, chiếm 5,9% (77/1299) tổng số thành ngữ được thu thập. Thành ngữ tiếng Việt có 17 thành ngữ trong đó có 8 loại phương tiện giao thông bao gồm phương tiện giao thông đường bộ và đường nước.

车尘马迹(chē chén mǎ jì/Xa trần mã tích) Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 车驰马骤(chē chí mǎ zòu/Xa trì mã sậu) Ngựa xe như nước

车流如梭(chē líu rú suō/Xa lưu như thoi) Ngựa xe như mắc cửi ván đã đóng thuyền, cạn tàu ráo máng, êm chèo mát mái…

Ngựa xe là phương tiện đi lại chính của người Trung Quốc cũng bởi phần lớn diện tích nằm trong lục địa. Người Trung Quốc gắn bó với xe cộ như những ám ảnh về mặt đồ vật với nếp sống sinh hoạt của con người. Tính chất gắn bó ấy ăn sâu vào tâm khảm mỗi người. Họ dùng xe làm đối tượng để so ánh với những giá trị sống của con người. Để nói người có chí khí có thành ngữ “车上吐茵(chē shàng tǔ yīn/Xa thượng thủ nhân)”, tình bạn vượt qua gian khổ có thành ngữ “车过腹痛 (chē guò fù tòng/Xa quá phụ thống)”, Nhân tài khắp chốn có thành ngữ “十步香车 (shí bù xiāng chē/thập bộ hương xa)”... “Xe” trở thành đối tượng biểu hiện hình tượng của người trung Quốc. Hình tượng ấy được xây dựng dựa trên vai trò của đối tượng sử dụng sinh hoạt. Thuyền cũng là đối tượng đi lại được sử dụng với nhiều mục đích, trong thành ngữ với vai trò là lời ăn tiếng nói, thuyền được biểu hiện dưới nhiều góc độ.

借水行舟(jiè shuǐ xíng zhōu/Tá thủy hành châu) Mượn nước đẩy thuyền 舟车劳顿(zhōu chē láo dùn/Châu xa lao độn) Con đường bần lao khốn đốn

Thuyền vừa là đối tượng di chuyển trên sông nước, cũng là hình tượng được khắc họa mang nhiều biểu tượng.

Việt Nam là quốc gia có số lượng sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có bờ biển dài. Đặc điểm ấy tạo cho Việt Nam nét văn hóa tự nhiên về vấn đề di chuyển có nét hãn hữu với giao thông đường thủy. Phương tiện đường thủy của Việt Nam khá đa dạng, với nhiều tên gọi. Theo Trần Ngọc Thêm “Phương tiện giao thông và chuyên trở trên sông nước Việt Nam do vậy mà hết sức phong phú: thuyền (ghe), xuồng, bè, mảng, phà tàu...Thuyền có rất nhiều loại, thuyền thúng, thuyền thoi, thuyền mành, thuyền lươn, thuyền đinh, thuyền cóc, thuyền chài, thuyền rồng, thuyền độc mộc, thuyền tam bản... Ghe Nam Bộ thì có, ghe bầu, ghe cửa, ghe lồng, ghe giàn, ghe be, ghe bè, ghe chài, ghe lưới, ghe đò...” [14; 421]. Thuyền với người Việt Nam được ví như người, có linh hồn và cảm xúc. Người Việt buôn bán theo “cùng hội cùng thuyền”, địa điểm được tổ chức nhanh chóng “trên bến dưới thuyền”, khi bán được rồi thì “được ván bán thuyền”. Thuyền gắn bó với đời sống người Việt mang nhiều tố chất của sinh hoạt dân gian hơn biểu tượng “thuyền” của người Trung Quốc.

Khi đồ vật được phản ánh trong văn chương, vai trò của nó được thể hiện rõ rệt trong sinh hoạt cộng đồng. Người Trung Quốc và Việt Nam có những biểu hiện khác nhau trong lựa chọn đối tượng đồ vật thể hiện trong đi lại. Người Trung Quốc chọn “ 车” (chē/xe), còn người Việt Nam dùng “thuyền” để sử dụng như những phương tiện giao thông chính, có ảnh hưởng tới sinh hoạt cộng đồng. Tính chất trên phản ánh những đặc trưng cá thể trong văn hóa hai quốc gia. Đồng thời, nó tác động đến ý thức khai thác đặc điểm môi sinh của Trung Quốc và Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh đối chiếu đặc trưng ngôn ngữ văn hóa giữa các yếu tố chỉ đồ vật trong thành ngữ tiếng Hán và tiếng Việt 60 22 01001 (Trang 73 - 77)