Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 81 - 93)

Đơn vị: %

Vùng/Khu vực nghèo LTTP 2004 Theo chuẩn

Theo chuẩn nghèo của CP đã qui về giá tháng 1/2004 Theo chuẩn nghèo của CP (giá hiện hành) Cả nước 6,92 18,10 23,17 Đồng bằng sông Hồng 4,59 12,90 18,48 Đông Bắc 9,35 23,20 29,21 Tây Bắc 21,81 46,10 51,93 Bắc Trung bộ 12,24 29,40 36,45 Duyên Hải Nam Trung bộ 7,58 21,30 27,09 Tây Nguyên 12,30 29,20 32,87 Đông Nam bộ 1,82 6,10 8,40 Đồng bằng sông Cửu Long 5,22 15,30 20,11

Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2006.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo chia theo vùng

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung bộ Duyên Hải Nam Trung bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Theo chuẩn nghèo LTTP 2004

Theo chuẩn nghèo của CP đã qui về giá tháng 1/2004

Theo chuẩn nghèo của CP (giá hiện hành)

Chú thích:

- Chuẩn nghèo lương thực thực phẩm năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu

vực nông thôn, miền núi và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.

- Chuẩn nghèo của Chính phủ thời kỳ 2006 - 2010 (QĐ số 170/2005/TTg) là 200 nghìn đồng 1

người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và miền núi và 260 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.

Tuy sự phân hoá giàu nghèo trong vùng và giữa các tỉnh không cao nhưng cũng có sự chênh lệch về mức sống. Chênh lệch chi tiêu đầu người tăng qua các năm 1998 - 2004. Mức chênh lệch chi tiêu đầu người giữa nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất gia tăng nhanh từ 3,7 lần năm 1993 đến 6,3 lần năm 2004. Đặc biệt, mức chênh lệch chi tiêu giữa nhóm người Kinh và dân tộc thiểu số tăng từ 1,2 lần vào năm 1993 đến 1,7 lần vào năm 2004.

Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra những người dân tộc thiểu số là những người nghèo hơn, nhưng với gần 30 dân tộc thiểu số có mặt ở Tây Bắc, thì việc chỉ ra mức độ nghèo của các nhóm dân tộc khác nhau sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách, cũng như xác định đối tượng cho các chương trình giảm nghèo được tốt hơn.

Ở khu vực Tây Bắc, nhóm dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại vùng cao, vùng hẻo lánh có nhiều đặc điểm đa dạng về văn hoá và phong tục truyền thống cũng như quy mô tộc người. Có những nhóm dân tộc thiểu số có dân số dưới 1000 - 10.000 người đang gặp nhiều khó khăn nhất trong tổ chức cuộc sống như: người Si La ở Mường Tè, Lai Châu có tỷ lệ đói nghèo là 85 - 90%, thu nhập của đồng bào chỉ vào khoảng 250.000đ/người/năm, còn đồng bào Si la ở Mường Nhé, Điện Biên có tỷ lệ đói nghèo trên 80%, thu nhập bình quân đầu người dưới 300.000đ/người/năm.

Ở Tây Bắc, ngoài 5 nhóm dân tộc thiểu số có dân số dưới 1000 người, còn có 14 nhóm dân tộc khác có dân số dưới 10.000 người sinh sống rải rác chủ yếu trên vùng núi cao. Mặc dù trong những năm gần đây, Chính phủ luôn đề cao nguyên tắc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” song do nhiều nguyên nhân mà các nhóm dân tộc thiểu số này nhìn chung có điều kiện sống khó khăn hơn nhiều so với các dân tộc khác trong vùng và tỷ lệ đói nghèo về lương thực, thực phẩm vào loại cao nhất so với các vùng khác trong cả nước (28,05%) (xem thêm Biểu đồ 2.3).

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ đói nghèo về lương thực thực phẩm chia theo vùng 0.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 Đồng bằng sông Hồng

Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung

bộ Duyên Hải Nam Trung bộ Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2006.

Đặc biệt, các xã thuộc Chương trình 135 của vùng Tây Bắc tình trạng đói nghèo còn khá nghiêm trọng, nhà cửa của đồng bào còn tạm bợ, trẻ em thiếu dinh dưỡng, trường học tạm còn nhiều và đường kém đến nỗi không thể đi ôtô, thậm chí có nơi chưa đi được bằng xe máy đến được tận các thôn bản. Tỷ lệ nghèo vẫn còn cao, tăng trưởng kinh tế cùng thu nhập bình quân đầu người thấp (dưới 100 USD/năm) và cơ cấu kinh tế gần như 100% là nông nghiệp tại các xã nghèo. Bên cạnh đó, tỷ lệ cận nghèo cao, tái nghèo của một bộ phận các hộ mới thoát nghèo có nguy cơ rất lớn nếu gặp thiên tai hay bị ốm đau.

Vậy đâu là những yếu tố chính làm cho sự phát triển của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm? Đời sống vẫn còn nghèo nàn và lạc hậu? Chưa đến một nửa chênh lệch chi tiêu giữa các dân tộc có thể được diễn giải là do nguồn lực hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số và do họ sinh sống ở vùng núi xa xôi. Hơn một nửa còn lại của sự chênh lệch chi tiêu có thể là do những yếu tố không quan sát hay đo đạc được từ các cuộc điều tra hộ gia đình (như chất lượng giáo dục hoặc chất lượng đất), song cũng có thể do chênh lệch trong hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực hộ giữa dân tộc thiểu số và người Kinh. Có vẻ hai cách giải thích này củng cố cho nhau, vì chênh lệch về nguồn lực hộ không quan sát được từ các cuộc điều tra có thể cho thấy lợi thế của người Kinh. Mặc dù các phân tích định lượng tiếp theo có thể giúp làm

sáng tỏ thêm về những yếu tố này, phân tích định tính sâu cũng sẽ rất hữu ích giúp hiểu rõ hơn tác động của các chuẩn mực và giá trị văn hóa đến sự phát triển chậm hơn của các nhóm dân tộc thiểu số. Qua đó, có thể nhận thấy một số đặc điểm như sau:

Sự suy giảm vai trò của nông nghiệp trong hành trình thoát nghèo. Nông

nghiệp đã từng đóng vai trò then chốt trong hành trình giảm nghèo trong giai đoạn đầu của chương trình xoá đói giảm nghèo hay trong những khu vực có nhiều đất canh tác. Vai trò đó đã suy giảm đáng kể khi dân số tiếp tục gia tăng và nguyên nhân trước hết của đói nghèo chính là sự thiếu hụt đất canh tác tính trên đầu người do điều kiện tự nhiên không có khả năng mở rộng diện tích, số lao động dôi dư ngày càng tăng lên cũng như không có đủ công ăn việc làm cho số lao động dôi dư này tại các vùng nghèo đói.

Các biện pháp can thiệp không hiệu quả. Nhiều dự án can thiệp chỉ tiến

hành nâng cấp những con đường biệt lập tại các khu vực nông thôn đói nghèo xa xôi mà không nối chúng với những trung tâm phát triển hay mạng lưới đường xá lớn hơn. Cho dù với những con đường tốt, những khu vực này vẫn không thu hút được các nhà đầu tư tư nhân bởi vì vị trí quá xa xôi cũng như sự nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên. Những con đường tồi tàn là kết quả hơn là nguyên nhân của đói nghèo; do đó nâng cấp những con đường như vậy đều không phải là một điều kiện cần hay một biện pháp hiệu quả để giảm nghèo. Một số lớn người nghèo thoát nghèo là do họ đã di cư tới những khu vực phát triển năng động hơn; những con đường tồi tàn nơi họ sống đã không ngăn được làn sóng di cư này.

Những vấn đề cơ bản của mục tiêu nghèo trong các dự án, chương trình

đầu tư. Chính trọng tâm hạn hẹp của các dự án mục tiêu nhằm vào đối tượng

hưởng lợi trực tiếp có thể khiến các cán bộ dự án chú trọng vào những vấn đề kém quan trọng hơn. Do các dự án này không bao gồm những đối tượng có kinh tế khá, nên nhóm người nghèo có thể bị tách rời khỏi những nhóm năng động hơn trong xã hội và khỏi các xu thế phát triển kinh tế, đồng thời bỏ lỡ

những cơ hội tìm được công ăn việc làm do những người kinh tế khá hơn tạo ra.

Nghịch lý trong tiêu dùng và sinh hoạt hàng ngày. Đối với đồng bào các

dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa vốn đã thu nhập thấp so với các vùng khác trong cả nước, tuy nhiên họ lại phải bỏ ra số tiền lớn hơn (có nơi gấp đôi) so với các vùng đô thị để mua cùng một mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt và tiêu dùng hàng ngày. Và có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân đặc trưng và có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với các hộ nghèo ở đây.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác nữa khiến cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây chậm phát triển như: các hộ gia đình nghèo không có tài sản gì ngoài sức lao động của chính họ. Theo truyền thống, nông nghiệp là cách cơ bản để thu hút lao động nông thôn, miền núi nhất là khi công nghiệp hóa vẫn còn trên lời nói và giấy tờ, còn trong những giai đoạn đầu và chưa tạo ra công ăn việc làm đáng kể. Tiềm năng công ăn việc làm trong ngành nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào số lượng và chất lượng đất đai cũng như nguồn nước. Mặt khác, đông con, ít được học hành, tỷ lệ mù chữ còn cao, thiếu vốn, thiếu lao động kỹ thuật; người nghèo thường khó vay và ngân hàng cho vay không đủ để sản xuất; tập quán sản xuất lạc hậu, sản xuất ra chỉ đủ để dùng, không bán được do sự biệt lập về địa lý, xa trung tâm chợ, tự cung tự cấp là chính; môi trường điều kiện sản xuất của người nghèo khó khăn hơn; do các tác động của tệ nạn xã hội, đặc biệt là trộm cắp, nghiện hút ma tuý… cũng là những nguyên nhân gây ra nghèo và chậm phát triển ở vùng này.

2.1.5. Tình hình chính trị vùng Tây Bắc hiện nay

Trong thời đại ngày nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ để chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta, ra sức lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, “dân chủ”, “nhân quyền” để chia rẽ nội bộ, làm suy yếu và cô lập Việt Nam trong quan hệ quốc

tế, kích động chống đối ở trong nước và tạo cớ can thiệp từ bên ngoài. Do đó, vấn đề dân tộc, tôn giáo và đại đoàn kết toàn dân tộc không chỉ là vấn đề chiến lược cơ bản lâu dài, mà còn đặt ra rất bức thiết đối với cách mạng nước ta hiện nay.

Từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, tình hình kinh tế, xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc có những bước tiến bộ quan trọng, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, kinh tế - xã hội ở nhiều vùng dân tộc thiểu số còn kém phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn gian khổ, cơ cực.

Mặt khác, trình độ xã hội miền núi Tây Bắc và các vùng dân tộc còn chậm phát triển. Tình trạng du canh, du cư, di cư tự do còn diễn biến phức tạp. Ở nhiều vùng thung lũng miền núi và đặc biệt là vùng cao tỷ lệ đói nghèo hiện còn cao so với bình quân chung của cả nước; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp, việc đào tạo nghề chưa được quan tâm, công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển. Một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp.

Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc và miền núi còn yếu: trình độ của đội ngũ cán bộ còn thấp, công tác phát triển đảng chậm; cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp được đồng bào, quan liêu, xa dân, chưa sâu sát thực tế, có nơi vi phạm chính sách dân tộc, tham ô, tham nhũng, làm giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ở một số nơi như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, tôn giáo phát triển không bình thường, trái với truyền thống, phong tục, tập quán của nhân dân;

một số nơi đồng bào bị các thế lực thù địch và kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trong suốt quá trình lịch sử, trải qua biết bao thăng trầm nhưng chưa xảy

ra bất kỳ một cuộc xung đột dân tộc, tôn giáo nào ở vùng này. Đó là một

truyền thống tốt đẹp tạo nên sự ổn định bền vững và phát triển cho vùng Tây

Bắc nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây do đạo Tin Lành phát triển với

tốc độ nhanh đã gây ra nhiều phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an

ninh trật tự và văn hoá - xã hội của vùng này.

Qua nghiên cứu khảo sát về đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng các dân tộc ở Tây Bắc, chúng ta thấy đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc phần lớn theo tín ngưỡng dân gian thờ cúng tổ tiên, tôn thờ thần sông, thần núi, thần mưa, thần gió… mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân nông nghiệp, cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Trong thời Pháp thuộc, những người truyền đạo đã đưa công giáo đến vùng này.

Từ năm 1990 trở lại đây, tình hình tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân các tôn giáo tranh giành đức tin từ công chúng, gây ra sự xáo trộn về tư tưởng, tâm lý của một bộ phận đồng bào các dân tộc, xâm hại đến giá trị văn hoá truyền thống, trong đó đồng bào dân tộc H’Mông chịu ảnh hưởng nặng nề của đạo “Vàng Chứ”, nhiều gia đình đã bỏ cả sản xuất, mổ lợn, mổ bò để đón “Vàng Chứ” về cứu thế thoát khỏi nghèo đói. Niềm tin của một số người đã khiến họ trở thành nạn nhân của cái gọi là “đạo Vàng Chứ” gây ra những cuộc di dân cục bộ từ các tỉnh sang các vùng biên giới. Cùng thời điểm này đạo Tin Lành xuất hiện ở Tây Bắc thông qua hệ thống tuyên truyền từ bên ngoài bằng tiếng H’Mông của đài Manila (Philippin), đài VOA và các vị chức sắc tôn giáo từ miền xuôi lên trực tiếp truyền đạo. Do hình thức truyền đạo của họ giản đơn, thiết thực, kết hợp với làm từ thiện và tận dụng những nội dung của giáo luật gần gũi với tâm lý của đồng bào nên số tín đồ theo đạo này ngày càng đông. Theo Ban Chỉ đạo

Tây Bắc cho biết hiện nay có 805 thôn bản, 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin Lành, trong số tín đồ đạo Tin Lành, người H’Mông chiếm 96%. Qua khảo sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội (Khoá XI) tại 6 tỉnh phía Tây Bắc có tổng cộng 52.970 người theo đạo Tin Lành và 35.181 người theo Công giáo trong đó Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là những tỉnh có đông đồng bào theo đạo Tin Lành. Các diễn biến tôn giáo (chủ yếu là Công giáo và Tin Lành) ở các tỉnh Tây Bắc có những đặc điểm riêng biệt về phạm vi và tính chất. Ví như ở Sơn La, việc truyền đạo lại do người địa phương thực hiện. Năm 1986 bà Thào Bả Hụ cùng với Sùng Bá Rế, Thào Bá Cho, Thào Bả Sáng ở xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã đã đến Trạm Tấu (Yên Bái) để học đạo và vận động 16 hộ ở bản Ít Lót theo đạo. Năm 1992, nhiều hộ Công giáo ở đây chuyển sang theo đạo Tin Lành. Năm 1993 cả Công giáo và Tin Lành đã xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)