Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo vùng Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 138 - 148)

Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận chung

3.2. Một số khuyến nghị về thực hiện Chương trình 135 và chính sách xoá đó

3.2.2. Một số khuyến nghị về thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo vùng Tây

vùng Tây Bắc

Thứ nhất, tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về mục tiêu xoá đói giảm nghèo nhằm khơi dậy ý chí quyết tâm xoá nghèo, không cam chịu đói nghèo trên địa bàn dân cư, xã, thôn, bản, huyện, tỉnh, thành phố trong khu vực, nhất là đối với đồng bào các dân tộc ít người, nếu còn nhiều người dân sống trong cảnh đói nghèo thì không thể nói đến ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế. Thường xuyên định kỳ đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình, dự án và các tác động của chính sách để có những so sánh, lựa chọn chính sách để tập trung nguồn lực và vốn đầu tư vào khu vực một cách hiệu quả.

Thứ hai, khoanh vùng các đối tượng cần hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo, coi các hộ khó khăn ở những vùng chưa xoá đói là đối tượng đầu tiên của công tác xoá đói giảm nghèo, đồng thời tiếp tục giúp đỡ các hộ cần xoá đói tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống tối thiểu của họ. Các tỉnh cũng cần sử dụng ngân sách địa phương ưu tiên cho xã có tỷ lệ nghèo đói cao, kết hợp với sự hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các xã nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn giải quyết cơ bản cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho phát triển sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục rà soát các chính sách trợ giúp xoá đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chính sách nào kém hiệu quả, khó thực hiện cần tính toán lại để có những điều chỉnh phù hợp, không đầu tư dàn trải các vùng, huyện, xã, thôn, bản giống nhau về mục tiêu, dù họ cũng có chung tỷ lệ hộ nghèo cao. Tránh sự trùng lặp chính sách để dẫn đến có xã, thôn, bản thì được hưởng nhiều chính sách cùng một lúc, trong khi có xã, thôn, bản thì không có chính sách nào và tránh nhiều chương trình, dự án có cách tiếp cận khá giống nhau với các đối tượng khác nhau. Tại sao nguồn lực chính sách, đầu tư lớn như vậy, mà tỷ lệ

hộ nghèo giảm chậm, chưa tương xứng với mức đầu tư từ nhà nước? Chúng ta không thể áp dụng chính sách xoá đói giảm nghèo chung cho tất các các vùng, các dân tộc mà cần có định hướng riêng, đề xuất các phương án giảm nghèo trên cơ sở khuyến khích các thôn, bản, xã, huyện, lên phương án giảm nghèo phù hợp với trình độ, tập quán của chính dân cư của họ. Minh chứng cho thấy các hoạt động được thực hiện tốt hơn khi có sự tham gia nhiều hơn của cộng đồng dân cư tại nơi họ sinh sống. Những người hưởng lợi từ các dự án nhận được các công trình có chất lượng tốt hơn, giá thành thấp hơn và cộng đồng cư dân hưởng lợi từ các công trình này hài lòng hơn, thậm chí cả những người nghèo nhất trong cộng đồng dân cư. Do vậy, cần phải tăng cường hơn nữa sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm phục vụ cho công cuộc giảm nghèo trong trong khu vực trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ chế, chính sách mới phải được thực hiện công khai dân chủ, tăng cường sự tham gia của cơ sở và của chính người dân từ khâu xây dựng, lập kế hoạch, ra quyết định, triển khai thực hiện và giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện chương trình và duy trì các hoạt động hậu chương trình. Tuy nhiên, khi có sự thâm nhập đáng kể của các cấp quản lý hành chính thấp nhất với các thể chế truyền thống thôn bản vốn đã tồn tại lâu đời và các mối quan hệ trách nhiệm khác: dòng họ, cấp trên... Các cán bộ cơ sở đã gắn bó với các mạng lưới cuộc sống thôn bản thường có xu hướng gắn trách nhiệm của họ với các giá trị truyền thống cũng như các cơ chế quan liêu mà họ đang phục vụ, làm việc. Vì vậy, cần phải tăng cường sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cấp, các ngành và các đoàn thể nhân dân. Cần phân định rõ quá trình tham gia của người dân và trách nhiệm của họ trong vấn đề quản lý các cơ sở hạ tầng thuộc xã, thôn, bản. Có như vậy, các chính sách, các chương trình, các dự án mới có hiệu quả và thiết thực cho cuộc sống của người dân.

Thứ ba, tăng cường nỗ lực nhằm xoá bỏ chênh lệch quá lớn về khả năng tiếp cận và chất lượng của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục giữa các vùng và các dân tộc thiểu số; Trong nghèo đói, đối tượng dễ bị tổn thương và gặp nhiều rủi ro và sự phân biệt đối xử lớn nhất là trẻ em đồng bào các dân tộc ít người. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu để xác định mức độ trẻ em dân tộc bị phân biệt đối xử trong các chính sách và kết quả phát triển cũng như giải quyết nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự phân biệt đối xử như vậy. Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần có các biện pháp khuyến khích đối với giáo viên công tác ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa để đảm bảo việc giáo dục cho con em các dân tộc. Dù thành tích giảm nghèo của các tỉnh Tây Bắc đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn tồn tại. Hiện nay, hầu hết các tỉnh mới tập trung vào quyết cơ bản cái nghèo lương thực, thực phẩm, còn cái nghèo về nhà ở, về đất, điều kiện sinh hoạt, kiến thức sản xuất, nghèo tri thức vẫn rất gay gắt.

Thứ tư, cần phải tiến hành song song việc xóa đói giảm nghèo bằng tư duy mới với chính sách phát triển giáo dục. Không để xảy ra tình trạng không được đi học chỉ bởi họ nghèo, nhất là đối với tầng lớp trẻ em hiện nay, người mà sau này sẽ là lực lượng lao động chính của xã hội. Giải quyết hiệu quả tình trạng mù chữ, học sinh bỏ học khi mới chỉ học hết lớp 4, lớp 5 (hoặc có thể giúp đỡ gia đình bằng các công việc chân tay là bỏ học) trên một bình diện rộng lớn toàn vùng ở tầm vĩ mô chiến lược toàn cục của một định hướng xã hội tốt đẹp, với lý tưởng cao cả nhất: “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Do đó cần có một chính sách tổng thể, đồng bộ và được hiện thực hóa rõ ràng bằng một quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị. Tránh tình trạng làm hình thức, hoặc bệnh thành tích. Vừa thực hiện đồng bộ các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng trú trọng đặc biệt đến yếu tố

phát triển con người. Lâu nay khi nói đến việc xóa đói giảm nghèo thì

phương diện vật chất được xác định trước tiên và hầu như lấn át các yếu tố khác. Nhưng xóa đói kiến thức, giảm nghèo nhận thức mới là sự xóa đói giảm nghèo một cách căn cơ nhất cho sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội.

Về cách thức thì rõ ràng rằng, việc cho “con cá” chỉ là giải pháp tạm thời ngắn hạn, giúp người nghèo chiếc cần câu mới là phương cách hiệu quả hơn nhiều. Và chiếc cần câu tri thức mới thực sự đem lại sự ấm no bền lâu. Nếu được trang bị những kiến thức hữu dụng, những kỹ năng thiết thực và một thái độ nhận thức đúng đắn thì mỗi con người không chỉ có thể chủ động nắm bắt kịp thời những cơ hội tốt do cộng đồng đem lại mà còn có thể biết cách khai thác được chính tiềm năng nội tại của mình và gia đình để vươn lên. Hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt đến mức báo động như trong thời gian vừa qua đặt ra nhiều vấn đề cho cả xã hội nghĩ suy và lo lắng. Và tình trạng này có thể xem là một “vệt xám” không phải dễ nhận ra trong bức tranh tăng trưởng của vùng. Trong 5 năm gần đây đã có gần 1 triệu học sinh các cấp phổ thông bỏ học, trong đó con em những gia đình nghèo khó ở những vùng sâu, vùng xa là chủ yếu. Khả năng rất lớn là cũng sẽ có khoảng chừng ấy (thậm chí hơn nữa) một lực lượng lao động dự trữ của xã hội có trình độ rất thấp và buộc phải mưu sinh chủ yếu bằng cách bán mồ hôi giá rẻ. Vì đã nghèo khó lại thiếu tri thức, nên chính họ sẽ là những người gánh chịu nhiều thua thiệt nhất, gặp nhiều rủi ro nhất trong quá trình vận động và phát triển của xã hội với những biến chuyển khôn lường, phức tạp. Đồng thời cũng từ đó tạo ra hai cực phân hóa giàu nghèo càng gay gắt hơn, xung đột lợi ích sẽ càng trầm trọng hơn. Mặt khác, chất lượng cuộc sống và sự hưởng thụ hạnh phúc của con người ngày càng liên quan mật thiết với hiệu quả giáo dục mà họ được đào tạo.

Thứ năm, kết hợp các giải pháp phát triển y tế, giáo dục, đầu tư phát triển thêm các cơ sở dạy nghề, có chính sách giải quyết việc làm cho nguồn lao động dôi dư, lập các trung tâm hỗ trợ việc làm ở các xã để hướng dẫn, hỗ trợ người lao động dôi dư tìm được việc làm thêm vào thời gian nhàn rỗi tại địa phương. Hỗ trợ công tác phòng chống và kiểm soát lạm dụng ma túy, tệ nạn mại dâm với sự tham gia trực tiếp của chính người dân. Kinh nghiệm cho thấy người dân biết rõ hơn ai hết về nhu cầu của chính mình. Những chương trình tạo cho người dân cơ hội được lựa chọn và tham gia thường mang lại kết

quả tốt hơn so với những chương trình mà việc ra quyết định còn quá tập trung ở cấp trên. Vì vậy, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi công tác giáo dục và dịch vụ y tế có khả năng đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu thực sự của đồng bào các dân tộc thiểu số nếu bản thân họ được tham gia vào quá trình xác định các ưu tiên và quyết định các phương thức thực hiện đối với người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thứ sáu, tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo ở vùng. Kết hợp chính sách xoá đói giảm nghèo với chính sách dân tộc, tôn giáo. Trước đây, nhiều chương trình, dự án chủ yếu tập trung vào yếu tố kinh tế dựa trên các số liệu chủ yếu mang tính hành chính thuần tuý mà mặt chính trị, xã hội bị bỏ qua. Thực tế, đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng, bởi thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo, chính sách xoá đói giảm nghèo sẽ tạo bước phát triển ổn định, bền vững về kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế cho vùng dân tộc và miền núi, giúp cho đồng bào có được cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực, đủ sống và vươn lên ấm no, yên tâm với cuộc sống của mình. Kết hợp chính sách dân tộc, tôn giáo với chính sách xoá đói giảm nghèo còn có ý nghĩa quan trọng nữa là chúng ta tránh được công tác chính trị tư tưởng chung chung trừu tượng, thiếu thiết thực cụ thể, cán bộ dân tộc nói một đằng, cán bộ thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo làm một kiểu, làm mất niềm tin của đồng bào các dân tộc.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương các tỉnh, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, Mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể, trước hết phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo và công tác xoá đói giảm nghèo các cấp, nhất là năng lực trong công tác đánh giá nghèo và xác định người nghèo, khả năng xác định và phát triển các giải pháp cụ thể của địa phương để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, thực hiện nhân rộng những mô hình, kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, đồng thời tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình nhằm uốn nắn, điều chỉnh những thiếu sót, nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án. Kết hợp việc thực

hiện các chương trình, dự án với việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo sự ổn định xã hội, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Các chương trình, dự án nếu thực hiện tốt chủ trương công khai hoá, minh bạch, chính quyền và nhân dân cùng bàn bạc, lựa chọn, huy động sức dân tham gia thực hiện và giám sát thì hiệu quả đầu tư sẽ cao, quản lý sử dụng tốt hơn, hạn chế tiêu cực, thất thoát.

Tiếp tục thực hiện phân công trách nhiệm cho các cấp, các ngành, tăng cường cán bộ xoá đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông, cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo về các xã nghèo để chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ đồng bào xoá đói giảm nghèo.

Thứ tám, cần phải có dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dự kiến di dân định cư và tái định cư gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tập tục, truyền thống của dân tộc để từ đó vạch ra phương hướng sản xuất trước mắt và lâu dài. Lồng ghép các chương trình, dự án, các chính sách xoá đói giảm nghèo và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nhằm thực hiện tốt công tác định canh, định cư, hạn chế sự di cư tự do của các đồng bào dân tộc. Đảm bảo công tác tái định cư có trọng điểm theo kế hoạch phát triển chung của tỉnh, có như vậy thì công tác định canh, định cư mới đạt được hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội. Bởi vì đây là nội dung cần sự tham gia của liên ngành kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân học, môi trường... Cần quy hoạch tập trung theo thôn bản tạo điều kiện sinh hoạt cho đồng bào tại nơi ở mới về đất đai, nước sản xuất và sinh hoạt, chính sách về nhà ở và hỗ trợ ban đầu cho đồng bào di cư. Trong thời gian vừa qua, do chúng ta quá buông lỏng công tác này hoặc thực hiện chưa đến nơi, đến chốn nên mới xảy ra từng làn sóng di cư (có cả vượt biên) đến những nơi có vùng đất đai màu mỡ hơn, có điều kiện sinh sống tốt hơn. Bên cạnh đó, vừa huy động thêm nhiều nguồn lực cho vấn đề di cư, đưa hoạt động di cư từ tự do chuyển sang hoạt động di cư có tổ chức do các cấp, các ngành thực hiện, vừa có sự chỉ đạo đồng bộ, sát sao của các cấp, các ngành và các địa phương.

Thứ chín, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, tăng cường tính hài

hòa của các dự án của nhà tài trợ và các dự án có mục tiêu quốc gia. Rõ ràng

đây là một lĩnh vực cần có sự phối hợp tốt hơn trong tương lai. Một vấn đề còn tồn tại đó là các khoản đầu tư bằng vốn vay quy mô lớn sẽ được kết hợp như thế nào ở cấp tỉnh, huyện và xã thực hiện chương trình, dự án. Gần đây, sự thiếu kết hợp khiến chính quyền các cấp phải chịu các chi phí giao dịch cao do phải áp dụng và tuân theo một loạt các thủ tục, tiêu chí kỹ thuật, và định mức chi phí khác nhau, làm cho chi phí quản lý của một chương trình, dự án thuộc cùng một mục tiêu nhưng do hai hay nhiều nguồn vốn được huy động bị đội lên.

Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, vốn đầu tư có hạn, tất yếu phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút thêm vốn đầu tư vào vùng Tây Bắc, đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Hợp tác quốc tế còn mở ra các cơ hội để

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 138 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)