Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận chung
1.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135
1.2.3. Chương trình 135
Tăng trưởng kinh tế nhanh ở Việt Nam diễn ra trong suốt thập niên 90 và những năm đầu thập niên 2000 đã đem đến những kết quả khả quan về giảm nghèo. Tuy nhiên trong giai đoạn này, sự giảm nghèo của nhóm đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra với tốc độ chậm hơn. Nghèo, tuổi thọ, tình trạng dinh dưỡng và những chỉ số đo mức sống khác của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn còn ở mức thấp dù có rất nhiều chính sách đã được đưa vào thực hiện nhằm hỗ trợ các nhóm dân tộc này. Vì vậy, việc đảm bảo tăng trưởng bền vững sẽ là một thách thức do kết quả từ những cải cách ban đầu đang giảm. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình vẫn còn nằm trong nguy cơ tái nghèo cao, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung chủ yếu ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, Phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135) với mục tiêu: “Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu,
chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần
bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng”. Cụ thể là:
i) Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000:
- Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ nghèo.
- Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin.
ii) Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005.
- Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn.
Chương trình tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu là:
i) Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết, từng bước tổ chức
hợp lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản, làng, phum, soóc ở những nơi có điều kiện, nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
ii) Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, từng bước phát triển sản xuất hàng hóa.
iii) Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp với quy hoạch sản xuất và
bố trí lại dân cư, trước hết là hệ thống đường giao thông; nước sinh hoạt; hệ thống điện ở những nơi có điều kiện, kể cả thủy điện nhỏ.
iv) Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
v) Đào tạo cán bộ xã, bản, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao
trình độ quản lý hành chính và kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Chương trình 135 được triển khai tại 2.410 xã vùng đồng bào dân tộc và miền núi khó khăn. Hàng năm mỗi xã được cấp 400 triệu đồng để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau 7 năm thực hiện (bắt đầu từ 1998), có ý kiến cho rằng nên chấm dứt Chương trình vì nhiều lý do, trong đó có việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả; phát sinh nhiều sai phạm; việc hỗ trợ kéo dài làm người dân ỷ lại vào nhà nước. Tuy nhiên, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng đánh giá chung thì Chương trình 135 có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện. Đây cũng là lý do để Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc đề nghị và được Chính phủ phê duyệt thực hiện giai đoạn II Chương trình 135. Và, ngày 10/01/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II).
Chương trình 135 giai đoạn II có mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn nhằm tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước với 4 nhiệm vụ được thực hiện đồng bộ, đó là: hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; hỗ
trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Trong đó, quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc, phấn đấu trên 70% số hộ đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010. Kế đó là phát triển cơ sở hạ tầng, trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới từ trung tâm xã đến tất cả các thôn, bản; 100% xã có đủ trường, lớp học kiên cố; 80% thôn, bản có điện ở cụm dân cư; 100% xã có trạm y tế kiên cố.
Nâng cao đời sống văn hóa đồng bào dân tộc cũng là một mục tiêu quan trọng của Chương trình. Theo đó, đến năm 2010, có trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ pháp luật miễn phí. Cán bộ, công chức cấp xã và Trưởng thôn, bản được bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, về quản lý đầu tư.
Chương trình 135 khác đáng kể so với chương trình mục tiêu khác về xoá đói giảm nghèo ở nước ta về hướng tiếp cận mục tiêu. Chương trình 135 đặt mục tiêu vào các xã nghèo và khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi đó, phần lớn các chính sách và dự án của các chương trình xoá đói giảm nghèo khác lại đặt mục tiêu vào các hộ nghèo trên cả nước không kể ở vùng đô thị hoặc nông thôn.