Thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 58)

Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận chung

2.1. Thực trạng kinh tế, chính trị, xã hội vùng Tây Bắc

2.1.1. Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Ở Việt Nam có 54 nhóm dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm tới gần 87%. Trừ người Hoa, người Khơ-Me và người Chăm, các dân tộc thiểu số còn lại chủ yếu sinh sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa xôi và chịu những bất lợi về xã hội và kinh tế ở những mức độ khác nhau. Có khoảng 10 triệu người, sống chủ yếu trên các vùng núi (chiếm 2/3 lãnh thổ) trải dài từ Bắc vào Nam. Trong số các dân tộc thiểu số, đông nhất là Tày, Thái, Mường, Nùng... mỗi dân tộc trên dưới một triệu người; ít nhất là Brau, Romam, Ơ-Đu chỉ vài trăm người.

Tây Bắc là một trong những vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhất trong cả nước. Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, Lai châu, Điện Biên có 23 dân tộc, Sơn La có 12 dân tộc, Hoà Bình có 30 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Lào, Khơ Mú, Dao, Hà Nhì… ít nhất là dân tộc Brâu, Ơ-Đu. Sự phân bố các dân tộc thiểu số theo địa bàn ở các tỉnh như sau:

Hộp 2.1. Tỷ lệ và số dân các dân tộc chủ yếu tỉnh Lai Châu - Điện Biên

TT Các dân tộc chủ yếu Số dân Tỷ lệ (%) 1 Thái 206.001 35,06 2 H’Mông 170.460 29,01 3 Kinh 99.094 16,86 4 Dao 39.575 6,74 5 Khơ Mú 14.894 2,53 6 Hà Nhì 14.314 2,44 7 Giáy 9.018 1,53 8 Khác 34.226 5,82 Tổng 587.582 100 Thái H'Mông Kinh Dao Khơ Mú Hà Nhì Giáy Khác

Hộp 2.2. Tỷ lệ và số dân các dân tộc chủ yếu tỉnh Sơn La TT Các dân tộc TT Các dân tộc chủ yếu Số dân Tỷ lệ (%) 1 Thái 482.985 54,76 2 Kinh 153.646 17,42 3 H’Mông 114.578 12,99 4 Mường 71.906 8,15 5 Khác 58.962 6,68 Tổng 882.077 100

Nguồn: Uỷ ban Dân tộc (2003).

Hộp 2.3. Tỷ lệ và số dân các dân tộc chủ yếu tỉnh Hoà Bình

TT Các dân tộc chủ yếu Số dân Tỷ lệ (%) 1 Mường 470.867 62,23 2 Kinh 209.852 27,73 3 Thái 29.438 3,89 4 Tày 20.537 2,71 5 Dao 13.128 1,73 6 H’Mông 3.962 0,52 7 Khác 8929 1,18 Tổng 756.713 100

Nguồn: Uỷ ban Dân tộc (2003).

Hầu hết các dân tộc thiểu số đều sinh sống ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại rất khó khăn, có chỗ sống rất biệt lập, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc. Ở đây khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong mùa hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ kéo dài hàng mấy tháng. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái dân tộc đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo, khăn piêu với những hoa văn sặc sỡ hài hòa về màu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo dốc.

Thái Kinh H’Mông Mường Khác Mường Kinh Thái Tày Dao H’Mông Khác

Trải qua quá trình lịch sử lâu dài với nhiều biến động, văn hoá của các dân tộc đã bị mai một đi không ít; nhưng ở mỗi dân tộc cùng với những yếu tố chung mang tính chất khu vực lịch sử - dân tộc học ở từng địa phương, thì vẫn tồn tại tiếng nói, những yếu tố văn hoá đặc thù đậm nét, và người ta luôn sống với nó và vì nó. Sự gần gũi giữa các dân tộc mang tính chất nhóm ngôn ngữ và địa vực cư trú đang ngày càng tăng lên. Đặc biệt ở khu vực Tây Bắc hiện nay, có rất nhiều dân tộc ít người sống xen kẽ, mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hóa với nhau, nhưng các dân

tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, có những nhóm nhỏ bị tách

biệt, có nguy cơ bị mất tiếng mẹ đẻ, nhưng họ lại bảo lưu những ngôn ngữ và văn hóa rất xưa và có giá trị lịch sử. Thậm chí, có những dân tộc hầu như không còn tiếng nói, không còn giữ được bản sắc văn hoá riêng nữa, họ chỉ còn nhớ tên gọi của mình; về cơ bản họ đã hoà đồng vào các dân tộc cùng chung sống.

Trong bức tranh đa dân tộc của Việt Nam, ở khu vực Tây Bắc có một số bộ tộc nói ngôn ngữ Hán - Tạng, phần lớn là cư dân Tạng Miến và H’Mông Dao. Họ là những người chuyển tải văn hóa từ Bắc xuống Nam, mang lại cho văn hóa Việt Nam một chút hương vị phương Bắc, nối Cao nguyên Vân Quý với Châu thổ sông Hồng và biển Đông. Đó là những dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, Xi La, Cống, Phù Lá, Xá Phó… Họ sống rải rác trên vùng núi cao. Nhóm H’Mông - Dao là một nhóm hỗn hợp mà ngôn ngữ của họ có cơ tầng Môn Khmer và cơ chế Tạng Miến. Người Dao vào Việt Nam sớm hơn người H’Mông, sống du canh du cư, làm rẫy, ở nhà đất, nửa đất nửa sàn hay nhà sàn, thờ Bàn vương khi chết vẫn được đưa hồn về Dương Châu - Trung Quốc. Người H’Mông từ phương Bắc xuống Sapa rồi vào Lai Châu ở lại khu vực Điện Biên Phủ, sang Lào và vào Nghệ An. Họ là người đưa được ruộng nước lên núi cao, đưa được cái cày sắt lên vùng đất đá tai mèo làm nương thâm canh, rất giỏi chăn nuôi, giỏi nghề rèn sắt, có nghề trồng thuốc chữa bệnh,

biết trồng thuốc phiện - một cây trồng có giá trị kinh tế cao mà ngày nay họ đang phải bỏ đi. Họ sống theo thiết chế dòng họ, khát khao có người tù trưởng của mình và một vùng đất quê hương để xây dựng cuộc sống. Người H’Mông rất thiện chiến, rất dũng cảm nhưng cũng rất manh động, dễ bị lợi dụng…

Người Tày - Thái là cư dân rất giỏi làm lúa nước và đã thể hiện thành công mô hình kinh tế - xã hội lúa nước vùng thung lũng hẹp chân núi sau này được nhân rộng ra nhiều vùng ở Đông Nam Á. Trên bản đồ dân tộc học người ta có thể chia thành 2 nhóm Tày - Thái theo đường phân thủy của sông Hồng: bên hữu ngạn là cư dân Thái bao gồm cả người Lự, Lào, Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An, bên tả ngạn là cư dân Tày - Nùng và các bộ tộc Giáy, Bố Y, Tu Dí, Thủy, Tống… Có 3 dân tộc lớn: Thái (trên 60 vạn) phân bố khắp vùng Tây Bắc, Tày (80 vạn), Nùng (55 vạn) ở vùng Việt Bắc. Cùng với các cư dân Môn Khmer và Hán Tạng họ đã tạo dựng nên quê hương của một miền núi non hùng vĩ, từ vịnh Bắc Bộ lên tận Mường Tè nơi tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy (Lào - Trung Quốc - Việt Nam) với những vựa lúa nổi tiếng: Than Uyên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh… Họ còn giữ được một kho tàng văn hóa truyền thống, kể cả văn bản bằng các chữ Thái, chữ Nôm, Tày, Nùng và một dòng ngôn ngữ khá thống nhất. Người Tày - Thái đã có một đóng góp cực kỳ quan trọng vào nền văn hóa Việt Nam. Đó là văn hóa lúa nước. Chính người Việt đã áp dụng mô hình này vào vùng Châu thổ Bắc Bộ và sau này nhân rộng ra cả nước.

Mức độ phát triển tiếng nói, ngôn ngữ, truyền thống văn hoá ở các dân tộc là khác nhau, có những dân tộc đã có chữ viết, trước đây và sau này dùng cho việc ghi chép văn học, truyền thống tín ngưỡng và lịch sử để học tập; có những dân tộc chỉ thờ cúng tổ tiên và các truyền thống tín ngưỡng dân gian. Nhưng hiện nay, có những dân tộc hoặc thậm chí những nhóm dân tộc đã đi theo các tôn giáo thế giới.

Chỉ với những điều nêu trên chúng ta đã thấy được bức tranh đa dân tộc của Việt Nam nói chung và của khu vực Tây Bắc nói riêng với những nét đặc sắc, phong phú, đa dạng và những mối quan hệ cội nguồn, quan hệ tiếp xúc

đan xen chằng chịt trong diễn trình lịch sử để có được một cộng đồng các dân tộc Việt Nam gắn bó, chung lưng đấu cật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thống nhất với những truyền thống vẻ vang như ngày hôm nay.

Chân lý “Dân tộc Việt Nam là một, Tổ quốc Việt Nam là một” đã được Đảng và nhân dân ta không ngừng chăm lo xây đắp. Ngày 19 tháng 4 năm 1946, Ðại hội Ðại biểu các dân tộc thiểu số ở miền Nam được tổ chức tại Pleiku, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư và khẳng định: “Ðồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Ðê, Xơ Ðăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn non nước ta, để ủng hộ Chính phủ ta. Chúng ta phải yêu thương nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ

giảm bớt”[31, 217].

Hiện nay, khoảng cách trình độ phát triển về mọi mặt giữa miền núi và nông thôn vùng đồng bằng, giữa các vùng của miền núi vẫn chưa được giải quyết mà thậm chí có nơi còn tăng lên, cuộc sống các dân tộc ở nhiều nơi, nhất là ở vùng cao khu vực này gặp nhiều khó khăn, mức sống thấp, trình độ dân trí ở một số dân tộc vẫn còn chậm phát triển. Vì vậy, cải tiến phương thức làm ăn, phát huy tinh thần sáng tạo và tự lực tự cường, nâng cao ý thức tự cải biến cuộc sống của mình, cộng với sự đầu tư của Nhà nước, sự tài trợ và hợp tác của các tổ chức quốc tế là những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự tiến bộ xã hội ở các dân tộc thiểu số vùng này.

Sự bùng nổ về kinh tế trong suốt hơn 15 năm qua với tốc độ tăng trưởng từ 7% đến 9% đã góp phần giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo, song cũng đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và có thể làm cho nhiều người bị tụt hậu và bị bỏ quên. Tỷ lệ nghèo của nhóm đồng bào các dân tộc thiểu số cao hơn 4,5 lần so với đồng bào người Kinh và Hoa. Nhóm đồng bào dân tộc thiểu số cũng có tỷ lệ suy dinh dưỡng, mù chữ và bệnh tật cao hơn. Tuy chỉ chiếm 1/8 số dân cả nước, song các dân tộc thiểu số chiếm đến 40% tổng số người

nghèo năm 2004. Một số cơ quan chính phủ dự báo rằng đến năm 2010, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ chiếm hơn một nửa số người nghèo của Việt Nam.

Thế kỷ XX đã trôi qua, chúng ta đang mạnh bước tiến vào những năm đầu của thế kỷ XXI, những thành tựu mà chúng ta đạt được trong công tác vùng đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa trọng đại và tác dụng sâu xa đối với sự phát triển của các dân tộc. Cùng nhau phát triển đạt đến sự phồn vinh cho tất cả các dân tộc ở nước ta mới giải quyết được tình trạng phát triển không đồng đều giữa các dân tộc do lịch sử để lại, triệt tiêu vĩnh viễn sự thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các dân tộc, để không còn khe hở cho thế lực thù địch có thể lợi dụng hòng phá hoại thành quả cách mạng của nước ta, đáp ứng nguyện vọng muôn đời sống trong độc lập, tự do, phồn vinh, vừa nêu gương trên trường quốc tế về chính sách dân tộc của Việt Nam chúng ta.

2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế vùng Tây Bắc

i) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế toàn vùng phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 10,33%. GDP trung bình của Tây Bắc tăng 11,15% trong khi GDP giai đoạn 2001 - 2005 của Việt Nam là 7,5% (xem Bảng 2.1, Bảng 2.2)

Bảng 2.1. GDP vùng Tây Bắc thời kỳ 2001 - 2005 (Theo giá hiện hành)

Đơn vị: Tỷ đồng

Vùng/Khu vực TH 2000 Thời kỳ 2001 - 2005 2001 - 2005 Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005

Cả nước 437333 481653 536490 606204 687442 772100 12,04

Miền núi phía bắc 28999 31472 34527 38967 43638 49193 11,15

Đông Bắc 19811 21416 23497 26503 29719 33748 11,26 Tây Bắc 9107 9994 11033 12464 13920 15445 11,15 Vùng đồng bằng sông Hồng & vùng KTTĐ Bắc Bộ 97110 105012 116139 131685 151824 170329 12,19 Bắc Trung Bộ, DHMT & vùng KTTĐ Miền Trung 65548 70873 79711 90250 103319 115845 11,06 Tây Nguyên 16374 17946 21274 23764 26577 30130 12,97

Vùng/Khu vực TH 2000 Thời kỳ 2001 - 2005 2001 - 2005 Bình quân 2001 2002 2003 2004 2005 ĐN Bộ & vùng KTTĐ phía Nam 141993 159303 178437 203135 229590 254117 13,04 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 87309 96957 106400 118404 132494 152486 11,8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2005.

Bảng 2.2. GDP một số tỉnh Miền núi phía Bắc (Theo giá cố định)

Đơn vị: Tỷ đồng

Tỉnh/Thành

phố TH 2000

Thời kỳ 2001 - 2005 Giai đoạn 2006 - 20101 Bình quân

2001 - 2005 2006 - 2010 Bình quân 2001 2005 2006 2010 Cả nước 274756 292486 394500 570000 570000 7,5 7,6 Hà Giang 788,50 866,62 1202,98 1746,89 1746,89 8,82 7,55 Tuyên Quang 1235,00 1351,85 1802,73 2617,82 2617,82 7,86 7,75 Cao Bằng 950,00 1046,20 1366,20 1983,91 1983,91 7,54 7,75 Lạng Sơn 1615,00 1770,91 2329,99 3383,47 3383,47 7,61 7,75 Thái Nguyên 2046,42 2119,21 2627,30 3669,00 3669,00 5,12 6,39 Bắc Kạn 389,50 420,90 606,30 844,70 844,70 9,25 6,84 Phú Thọ 2641,00 2818,37 3619,53 5015,24 5015,24 6,51 6,74 Bắc Giang 2660,00 2601,69 3412,26 4602,90 4602,90 5,11 6,17 Lào Cai 954,75 1028,36 1351,64 1716,37 1716,37 7,2 4,89 Yên Bái 1235,00 1344,30 1714,02 2489,26 2489,26 6,58 7,75 Hoà Bình 1425,00 1530,14 1901,36 2761,03 2761,03 5,94 7,75 Sơn La 1160,90 1222,27 1561,83 2218,85 2218,85 6,11 7,28 Lai Châu - Điện Biên 940,25 986,09 1311,00 1706,86 1706,86 6,87 5,42

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2005.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng có bước chuyển biến tích cực

trong giai đoạn 2001 - 2005 với sự giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 51,51% vào năm 2000 xuống còn 41,67% vào năm 2005 (giảm 9,84%), trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng nhanh từ 14,81% lên 20,67% (tăng 5,86 %) và tỷ trọng

ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 33,68% lên 37,67% (tăng 3,99%) trong vùng thời kỳ này (Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế vùng Tây Bắc

Đơn vị: %

Vùng/Khu vực

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2005 Dự kiến 2010 NLN CN-XD DV NLN CN-XD DV NLN CN-XD DV NLN CN-XD DV Cả nước 24,53 36,73 38,74 21,8 39,97 38,23 19,2 41,1 39,7 14,2 43,5 42,3 Miền núi phía

bắc 48,7 20,7 31,2 46,1 22,7 31,2 43,1 25 31,9 34,2 30,6 35,2 Đông Bắc 47,51 20,05 32,45 40,02 24,3 33,7 38,45 27,20 34,11 31,52 34,30 34,18 Tây Bắc 51,51 14,81 33,68 46,23 18,47 35,23 41,67 20,67 37,67 36,33 26,67 37,0 Vùng ĐB sông Hồng & vùng KTTĐ Bắc Bộ 27,4 36,9 38,4 21,2 40,2 38,6 18,5 42 39,5 12,2 45,3 42,5 Bắc Trung Bộ, DHMT & vùng KTTĐ Miền Trung 32,35 30,03 37,62 26,61 33,95 39,43 22,99 36,67 40,34 18,97 39,08 41,95 Tây Nguyên 57,3 15,2 27,5 48,1 22,6 29,3 44,5 24,4 31,1 35,5 29,5 35 ĐN Bộ & vùng KTTĐ phía Nam 12,2 43,7 44,1 9,4 46,7 43,9 7,5 47,7 44,8 3,2 50 46,8 Vùng ĐB sông Cửu Long 60,1 19,7 20,2 54,7 23,1 22,2 51,8 25,2 23 36 33 31

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2005

Các tỉnh Tây Bắc đã vượt qua các điều kiện khó khăn về chủ quan và khách quan để đạt tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)