Đối với Chương trình 135

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 135 - 138)

Chƣơng 1 : Một số vấn đề lý luận chung

3.2. Một số khuyến nghị về thực hiện Chương trình 135 và chính sách xoá đó

3.2.1. Đối với Chương trình 135

Một là, Chương trình 135 là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, do vậy chủ trương này phải được quán triệt sâu sắc trong cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến cơ sở và người dân ở các thôn, bản. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng những giải pháp hết sức cụ thể, tránh hô hào chung chung. Cấp ủy và Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn phải có những Nghị quyết chuyên đề về công tác này. Thực tế cho thấy, nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp thực hiện của các đoàn thể quần chúng, nơi đó chương trình được nhân dân đón nhận nhiệt tình, phấn khởi thực hiện. Từ đó góp phần đưa chương trình vào thực tiễn đời sống nhân dân một cách hiệu quả, thiết thực đáp ứng được mục tiêu của Chương trình 135.

Hai là, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình lồng ghép, nhất là chương trình giao thông nông thôn ở các xã đặc biệt khó khăn, đi

liền với nó là công tác phát triển sản xuất, quy hoạch dân cư, đào tạo cán bộ. Có như vậy mới vực dậy được cơ sở hạ tầng ở các xã vốn đã rất khó khăn về mọi mặt kinh tế - xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương điều chỉnh, xác định lại công việc, ngành nghề phù hợp, từ đó phát triển kinh tế một cách bền vững, thoát khỏi đói nghèo.

Ba là, đối với lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, để tạo nguồn vốn cho đầu tư, hàng năm, ngoài việc phấn đấu thực hiện chỉ tiêu tăng thu để cân đối tỷ lệ đáng kể cho đầu tư, cần tích cực khai thác các nguồn lực khác nhau huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, lao động công ích… Đặc biệt, với giải pháp dùng quỹ đất tạo vốn đầu tư để tỷ lệ vốn đưa vào đầu tư năm sau cao hơn năm trước và nhờ đó có thêm nguồn vốn đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn và các xã vùng sâu, vùng xa.

Bốn là, đối với các dự án giao thông nông thôn, quá trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đầy đủ theo quy định, việc giám sát công trình phải do dân bàn và dân cử. Từ huy động vốn cho đến thi công, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng đều phải được công khai hóa trước dân. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi trên cơ sở nhận thức được quyền lợi gắn liền với nghĩa vụ một cách thiết thực, thì người dân mới tin tưởng và nhiệt tình thực hiện. Các công trình giao thông đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa giao thông đều phải có dự toán, những công trình yêu cầu kỹ thuật cao phải có thiết kế kỹ thuật, có giám sát. Khi hoàn thành phải nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình; tài chính thu, chi cần được công khai trước dân. Đối với công trình nhựa hóa những tuyến đường trọng điểm thiết yếu để khai thác tiềm năng sản xuất và phát triển kinh tế, mặc dù phân cấp cho xã quản lý nhưng ngân sách vẫn cần được hỗ trợ để khuyến khích nhân dân thực hiện.

Năm là, gắn Chương trình 135 với cuộc vận động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Để người dân thực sự hưởng lợi của các chương trình, dự án thì mọi việc làm ở cơ sở đều phải thực sự bàn bạc với nhân dân, theo phương châm của Đảng và quy chế dân chủ ở cơ sở là “Dân biết, dân bàn,

dân làm và dân kiểm tra”. Muốn vậy tất cả các địa phương phải công bố công khai các chương trình dự án thực hiện trong phạm vi dự án, nhân dân bàn bạc và quyết định, không được áp đặt từ trên và tạo điều kiện để nhân dân tham gia làm, có thu nhập, huy động triệt để nghĩa vụ lao động công ích. Tổ chức thành phong trào sôi động của quần chúng, xoá bỏ nghèo đói, xoá bỏ du canh du cư, không còn tình trạng đặc biệt khó khăn, tiến tới xoá bỏ khoảng cách chênh lệch quá xa giữa các vùng và các dân tộc, giữa người giàu và người nghèo.

Sáu là, Gắn Chương trình 135 với công tác dân tộc, tôn giáo trên địa bàn nhằm thực hiện đồng bộ chính sách “Tôn giáo - Nếp sống - Giáo dục - Y tế” cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng cao, vùng xa xôi, hẻo lánh của vùng. Tránh để cho các thế lực gây rối lợi dụng những sai sót trong quá trình thực hiện Chương trình để kích động nhân dân.

Bảy là, đối với đối tượng hưởng lợi từ Chương trình ngoài việc phân theo khu vực như hiện nay, cần phải có sự phân chia theo từng đối tượng dân tộc một để đầu tư cho hiệu quả, không thực hiện dàn trải, chung chung và thực hiện đồng đều như nhau đối với các khu vực, các dân tộc để tận dụng hiệu quả tối đa của nguồn vốn và nguồn lực có hạn. Bên cạnh đó, cần định kỳ hàng năm đánh giá các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 để xem xét đưa ra khỏi Chương trình, đồng thời xem xét các xã khác có đủ tiêu chí xã khó khăn để đưa vào diện đầu tư của Chương trình.

Tám là, cán bộ vùng dân tộc miền núi cần tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đến với từng hộ nông dân. Trong đó chú trọng đến việc dành nguồn kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ vào phát triển sản xuất, lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của chương trình 135 đến đời sống chính trị - xã hội vùng Tây Bắc Việt Nam Luận văn ThS. Chính trị học 60 31 20 (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)