Thang đo tạo động lực lao động của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực lao động cho nhân viên các Khách sạn 4 sao tại Nha Trang, Khánh Hòa. Nghiên cứu trường hợp khách sạn Sao Việt và khách sạn Legendsea Nha Trang (Trang 65)

ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG Nguồn tham khảo

ĐL1 Tôi tự nguyện nâng cao kỹ năng để làm việc tốt hơn Thảo luận nhóm ĐL2 Tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để hoàn thành

công việc

Thảo luận nhóm

ĐL3 Tôi cảm thấy có động lực khi làm tại vị trí hiện tại Thảo luận nhóm ĐL4 Tôi cảm thấy có động lực khi làm việc tại môi trường

hiện tại

Thảo luận nhóm

ĐL5 Tôi muốn gắn bó lâu dài với khách sạn Thảo luận nhóm

3.2.5. Mẫu nghiên cứu

3.2.5.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các nhân viên làm việc tại khách sạn 4 sao Legendsea và Sao Việt theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện

3.2.5.2. Cỡ mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Để đạt được được độ tin cậy cho các phân tích này mẫu thường có kích thước lớn (n > 200; Hoelter, 1983, trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Mặt khác, trong thực tế các nhà nghiên cứu thường dựa theo quy tắc kinh nghiệm để xác định cỡ mẫu cho phù hợp với từng phương pháp phân tích. Theo Bollen (1989, trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) thì mỗi biến quan sát cần ít nhất là 5 mẫu. Như vậy, đối với nghiên cứu chính thức này có tổng cộng 27 biến quan sát, do vậy kích thước mẫu tối thiểu cần là 27 x 5 = 135.

Dựa theo kích thước mẫu tối thiểu, tác giả đã phát ra 350 bảng câu hỏi. Trong quá trình điều tra và kiểm soát chặt chẽ số lượng phiếu thu về chỉ còn lại 279 bảng câu hỏi đạt yêu cầu, 50 bảng câu hỏi bị loại do có nhiều ô trống và thất lạc. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng để phân tích xử lý là n = 279.

3.2.6. Các phần mềm đƣợc sử dụng và các kỹ thuật, thủ tục phân tích số liệu

3.2.6.1. Các phần mềm được sử dụng

Các thông tin thu thập được kiểm tra và chỉnh lý nhờ quá trình đọc soát lại để tránh sai sót, mâu thuẫn. Sau đó tất cả các thông tin thu thập được mã hóa các câu trả lời (hoặc có thể mã hóa trước các câu hỏi đóng) và tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính. Các phần mềm thống kê được sử dụng để mô tả hoặc phân tích, kiểm định giả thiết đối với các biến số cần nghiên cứu.

Hai công cụ chính để tóm tắt và trình bày các kết quả nghiên cứu là việc xây dựng các bảng biểu thống kê và nghiên cứu khẳng định.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để nhập dữ liệu điều tra và xử lý số liệu thô. Sau giai đoạn làm sạch dữ liệu căn bản, chuyển số liệu sang phần mềm SPSS 18.0 để lọc dữ liệu giai đoạn hai và tạo các bảng số liệu thống kê đồng thời thực hiện đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy.

3.2.6.2. Các kỹ thuật, thủ tục phân tích số liệu

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach’s Alpha thường được dùng để đánh giá sơ bộ thang đo để loại các biến rác trước, chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới. Thông thường, thang đo có Cronbach alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được.

Công thức của hệ số Cronbach’s Alpha là: α = Nρ/[1 + ρ(N - 1)] - Phân tích nhân tố

Phân tích nhân tố là các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít nhân tố cơ bản.

Một số tham số thống kê:

+ Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố

+ Correlation Matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích

+ Factor loadings (hệ số tải nhân tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố

+ Kaiser - Meyer - Olin (KMO): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO (0,5<KMO<1) có ý nghĩa là phân tích nhân tích là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

- Phân tích hồi quy - chứng minh sự phù hợp của mô hình

Là xây dựng mô hình dự đoán giá trị của biến phụ thuộc qua một tổ hợp tuyến tính của các biến độc lập. Các hệ số tuyến tính xác định sao cho tổng cộng các bình phương sai số giữa giá trị của biến phụ thuộc và giá trị dự đoán thông qua phương trình hồi quy là bé nhất.

Cả biến phụ thuộc và biến độc lập để phân tích được cần phải là những biến định lượng. Để kiểm định ý nghĩa, phân phối của biến phụ thuộc tại mỗi giá trị cần phải tuân theo luật chuẩn, phương sai của biến phụ thuộc phải như nhau trên tất cả các các giá trị của biến mô tả và quan sát phải độc lập với nhau.

Đối với mô hình hồi quy thì ta phải có hệ số hồi quy, ma trận hệ số tương quan, hệ số tương quan riêng phần, các hệ số tương quan bội R, R2, hệ số R2 hiệu chỉnh, thay đổi của R2, sai số tiêu chuẩn của ước lượng, bảng phân tích phương sai, các giá trị dự báo cùng các phần dư. Đồng thời thủ tục ước tính khoảng tin cậy 95% cho từng hệ số hồi quy, ma trận hiệp phương sai, nhân tố phát sinh phương sai, ngưỡng chấp nhận, tiêu chuẩn Durbin - Watson và các đồ thị.

- Kiểm định các giả thuyết

Hay còn gọi là phân tích phương sai một nhân tố dùng để phân tích ảnh hưởng của một tác nhân lên giá trị của một biến định lượng (biến phụ thuộc của mô hình). Tác nhân đó coi là biến độc lập của mô hình, là một biến định tính dùng để phân tích các quan sát thành các nhóm khác nhau. Các giá trị trung bình của biến phụ thuộc tính trên mỗi nhóm được so sánh với nhau dưới sự trợ giúp của giá trị phương sai của biến đó trên các nhóm. Từ đó kết luận có sự khác nhau giữa các giá trị các biến định lượng đang xem xét hay không.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, học viên đã dựa theo những nghiên cứu trước đây để đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động. Sau đó, học viên đã tiến hành thảo luận nhóm lần 1với 10 chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn và thảo luận nhóm lần 2 với 10 nhân viên làm việc ở khách sạn 4 sao bất kỳ để hiệu chỉnh câu hỏi, biến quan sát. Từ đó tiến hành phỏng vấn khảo sát nhân viên ở 2 khách sạn chính là Legendsea và Sao Việt đồng thời 10 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao khách tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.

7 giả thuyết tương ứng với 7 nhân tố học viên đưa ra:

Giả thuyết H1. Bản chất công việc giúp nhân viên khách sạn có thêm kinh nghiệm, sự thử thách, hứng thú. Việc trao quyền quyết định trong công việc tạo một động lực cho nhân viên làm việc tích cực hơn.

Giả thuyết H2. Sự công nhận từ tổ chức, từ lãnh đạo về năng lực, phẩm chất của nhân viên tạo cho họ động lực làm việc.

Giả thuyết H3. Nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp như đào tạo, thăng tiến thì họ có thêm động lực làm việc và công hiến.

Giả thuyết H4. Chính sách công ty của khách sạn tốt cũng sẽ tạo động lực để nhân viên có sự gắn bó lâu dài, tập trung công việc.

Giả thuyết H5. Quan hệ với cấp trên thể hiện chiều giao tiếp mạnh từ dưới lên trên, giao tiếp đi lên sẽ tăng thêm niềm tin của nhân viên đối với cấp trên và công ty, nhân viên cảm thấy được thỏa mãn và có động lực làm việc.

Giả thuyết H6. Lương, thưởng, phụ cấp gọi chung là tiền lương cũng là một nhân tố được nhiều nhân viên quan tâm. Trả đúng năng lực của họ sẽ giúp họ có động lực làm việc cho khách sạn.

Giả thuyết H7. Điều kiện làm việc không chỉ hàm ý không gian làm việc và những trang thiết bị trong khách sạn, mà còn hàm ý cả không khí làm việc của khách sạn. Nhân viên sẽ thấy động lực hơn nếu làm việc trong điều kiện tốt.

CHƢƠNG 4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI KHÁCH SẠN LEGENDSEA VÀ SAO VIỆT

4.1. Tổng quan về khách sạn tiêu các khách sạn Legendsea và Sao Việt

4.1.1. Hệ thống Khách sạn tiêu chuẩn 4 sao tại Thành phố Nha Trang

Hiện nay, mức lương của ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn luôn nằm ở mức cao so với mặt bằng chung của thị trường lao động. Bên cạnh đó, đây là nhóm ngành nghề luôn ở trong tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng nên nhiều nơi sẵn sàng chi mức lương hấp dẫn để thu hút nhân viên. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự với nhân lực cấp độ quản lý khi mức lương ngày càng được đẩy lên cao. Hiện nay, ở các khách sạn nước ta thì vị trí giám đốc khối Buồng phòng do nhân sự người Việt đảm nhận chiếm số lượng vượt trội. Trong khi đó, vị trí Giám đốc khối Tiền sảnh hay Giám đốc khối Ẩm thực thì đang thay dần từ nhân sự người nước ngoài và tạo cơ hội cho nhân viên bản địa. Mức lương ở vị trí này dao động từ 15 - 30 triệu đồng/ tháng (ở các khách sạn 3 - 5 sao). Nhiều khách sạn mới mở hiện sẵn sàng trả mức 2000 USD/ tháng để tuyển dụng cho vị trí này. Bên cạnh đó, đối với vị trí General Director mức lương dao động từ 25 - 50 triệu đồng/tháng.

Do nhu cầu nhân lực ngành khách sạn đang trong tình trạng khan hiếm nên vì vậy mức lương của nhân viên khách sạn có sự chênh lệch giữa các nơi và còn tùy thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề. Ví dụ: mức lương khởi điểm cho nhân viên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn khi trở thành nhân viên chính thức thường rơi vào khoảng 4 - 7 triệu đồng/ tháng (chưa bao gồm service charge).

Như đã đề cập thì đây là mức lương của mặt bằng chung hiện nay ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn. Tuy nhiên, do nhu cầu tuyển dụng ngày cao nhân lực ngành này nên nhiều nơi còn trả cao hơn các mức trên để thu hút nhân lực. Ở nước ta hiện nay, các khu vực như Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An… du lịch phát triển mạnh mẽ nên các nhà hàng, khách sạn đều trả mức lương “khủng”, chế độ đãi ngộ tốt để thu hút nhân lực từ các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động phải cam kết gắn bó trong một thời gian nhất định.

Theo thống kê của Sở Du lịch trên địa bàn tỉnh hiện có 601 cơ sở lưu trú với 19.936 buồng, trong đó KS 3 đến 5 sao có 90 cơ sở với 11.639 buồng. Trong số này

có nhiều KS mang thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới. Những tên tuổi KS hàng đầu Việt Nam đang hiện diện ở Nha Trang có thể kể đến như: Vinpearl với Vinpearl Luxury Resort, Vinpearl Nha Trang Resort, Vinpearl Premium tọa lạc trên đảo Hòn Tre; Liberty Central với Liberty Central Nha Trang. Ngoài ra còn có KS Yasaka-Saigon-Nhatrang, Green World Nha Trang... Bên cạnh đó, Nha Trang cũng có nhiều KS, khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu nổi tiếng thế giới như: InterContinental, Sheraton, Best Western, Novotel, Evason Ana Mandara...

Khách sạn tiêu chuẩn 04 sao được cho là sự lựa chọn tối ưu về giá cả, vị trí đối với du khách khi đến nghỉ dưỡng tại Thành phố Nha Trang. Học viên đưa ra một số khách sạn tiêu chuẩn 04 sao nổi tiếng trên địa bàn Thành phố Nha Trang.

4.1.2. Giới thiệu chung về khách sạn Legendsea và khách sạn Sao Việt

4.1.2.1. Khách sạn Legendsea

a. Thông tin chung

Địa chỉ: Số 11 đường Biệt Thự - Phường Lộc Thọ - Thành phố Nha Trang Nằm ở trung tâm của Nha Trang, thành phố của bầu trời xanh và cát trắng. Legendsea là thương hiệu mới, khách sạn đạt chuẩn 4 sao với trang thiết bị hiện đại, sang trọng, thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp neo-classic với các phòng tuyệt đẹp hướng biển, cách bãi biển 5 phút đi bộ.

Khách sạn cung cấp dịch vụ hoàn hảo chuẩn quốc tế nhưng không giảm đi sự pha trộn tinh tế mang phong cách Á đông. Các phòng ngủ thiết kế rộng rãi, thoáng mát, tiện nghi và hiện đại đảm bảo đem lại cho du khách sự thư giãn tuyệt đối, với đầy đủ Wi-Fi miễn phí, phòng tắm đứng hoặc tắm bồn, đặc biệt với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.

Du khách có thể thư giãn trên hồ bơi ngoài trời trên tầng thượng của tòa nhà, với tầm nhìn toàn cảnh vịnh Nha Trang; hay tận hưởng những giây phút thư giãn tại Orchid Spa, tập luyện tại phòng thể dục của Khách sạn; hoặc thưởng thức các món ăn đặc trưng của châu Âu (đặc biệt món Pháp) hay các món ăn Việt yêu thích của 3 miền tại nhà hàng Sirena.

b. Cơ sở vật chất

Nhà hàng Sirena trên tầng 2 của khách sạn cung cấp các món ăn chọn lọc đặc trưng cho ẩm thực phương Đông và phương Tây, đặc biệt các món ăn Pháp, hải sản tươi sống và đặc sản nướng.

Nhà hàng Marina trên tầng 3 chuyên phục vụ tiệc khách đoàn và buffet. Marina với sức chứa 200 khách là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới, sự kiện đặc biệt, hội nghị, hội thảo...

Từ sân thượng, bạn có thể thưởng thức trọn vẹn một cái nhìn 360 độ trên thành phố Nha Trang, ngắm mặt trời mọc trên biển và hoàng hôn lặn trên núi khi thư giãn trên hồ bơi. Một quầy bar ở sảnh phục vụ cho bất cứ nhu cầu giải khát nào của khách, vào bất kỳ lúc nào...

- Phòng của Khách sạn - Dịch vụ bổ trợ tại khách sạn

Làm việc, nghỉ ngơi hay vui chơi LegendSea đều có thể cung cấp những dịch vụ tiện nghi nhất suốt kì nghỉ của bạn. Tập luyện ở phòng tập hình, hay thư giãn với SPA Orchid, tắm hơi, xông khô trên tầng 19, đến hồ bơi trên tầng thượng với một quầy bar đầy quyến rũ cho du khách tầm nhìn của toàn vịnh Nha Trang.

c. Tình hình hoạt động kinh doanh của khách sạn

Nguồn khách là yếu tố quyết định sự sống còn của một khách sạn. Nghiên cứu nguồn khách là cơ sở để khách sạn biết được xu hướng đi du lịch của khách trong nước và quốc tế, tứ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Bảng 4.1. Tình hình khách lƣu trú tại khách sạn Legensea

Chỉ tiêu 2017 2018 6 tháng đầu năm 2019

SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Tổng lƣợt khách 38450 100 42678 100 18240 100

Quốc tế 34220 89% 37348 88% 16512 91%

Nội địa 4230 11% 5330 12% 1728 9%

Nguồn: Khách sạn Legendsea cung cấp, năm 2019

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng lượt khách năm 2017 là 38.450 lượt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm tỷ trọng cao 89%, và khách nội địa chỉ chiếm 11%.

Điều này dễ hiểu bởi vì khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách quốc tế. Năm 2018, tổng lượt khách tăng thêm 42.678 lượt khách, tức tăng 11% so với năm 2017. Trong khi lượt khách quốc tế chỉ tăng 9,14% so với năm 2017, thì lượt khách nội địa tăng tới 26%. Điều này chứng tỏ chủ trương tăng cường thu hút khách nội địa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực lao động cho nhân viên các Khách sạn 4 sao tại Nha Trang, Khánh Hòa. Nghiên cứu trường hợp khách sạn Sao Việt và khách sạn Legendsea Nha Trang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)