Quá trình phát triển du lịc hở Đơng Hịa Hiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 40 - 42)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY

2.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp

2.1.1. Quá trình phát triển du lịc hở Đơng Hịa Hiệp

Phát triển du lịch tại Đơng Hịa Hiệp không thuận lợi theo như kế hoạch mà phải tiến hành từng giai đoạn vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bước phát triển đã thực hiện trong 3 giai đoạn thời gian. Đặc biệt, trên cơ sở dự án “Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” được thực hiện từ năm 2011, điển hình

giới thiệu phương pháp phát triển du lịch nâng cao giá trị di sản văn hóa và mơi trường tự nhiên của xã Đơng Hịa Hiệp.

Du lịch xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè phát triển từ sau nãm 1990, đến nay đã gần 20 năm. Quá trình phát triển được phân thành 3 thời kỳ sau:

Thời kì 1: Xuất hiện hoạt động tham quan du lịch tại huyện Cái Bè từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000

Tour Mekong Cruise tham quan Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được bán ra bắt đầu từ những nãm 1990 và đa số khách du lịch tham quan Tp Chí Minh đã tham gia tour Mekong Cruise này.

Đến đầu những nãm 2000, chợ nổi Cái Bè và tour tham quan các biệt thự phong cách Tây Âu đã được dựa vào một phần của chương trình du lịch Mekong Cruise tham quan Mỹ Tho, làm tiền đề cho hoạt động du lịch tham quan môi trường thiên nhiên và di sản văn hóa các kiến trúc cổ cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời kỳ này, các công ty du lịch chủ động trong việc hình thành và phát triển các tour du lịch.

Thời kì 2: Bắt đầu tổ chức hoạt động du lịch dựa vào nhà cổ làng Đơng Hịa Hiệp nửa sau những nãm 2000

Vào năm 2000, Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã thực hiện khảo sát các hộ gia đình trên tồn tỉnh Tiền Giang. Dựa vào kết quả khảo sát, một ngôi nhà cổ (nhà ông Kiệt) thuộc xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè đã được chọn để trùng tu từ năm 2003-2004 như là một phần dự án “Chuyển giao kỹ thuật bảo tồn, trùng tu kiến trúc gỗ di sản văn hóa”, chương trình đối tác phát triển của JICA và Trường Đại học Nữ Chiêu Hịa. Sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa nhà ơng Kiệt đã được UNESCO đánh giá cao, nhận được giải thưởng Bảo tồn Di sản Văn hóa của UNESCO - Châu Á Thái Bình Dương năm 2004.

Năm 2006, gia đình ơng Kiệt đã sử dụng căn nhà cổ của mình để bắt đầu kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách du lịch. Từ 2008 trở đi, các công ty dịch vụ xúc tiến bán tour du lịch nên tour du lịch bao gồm dịch vụ ăn trưa, nghỉ đêm tại nhà ông Kiệt tăng vọt. Việc thưởng thức đặc sản của khu vực sông Cửu Long như cá tai tượng, các món đặc sản sơng nước, cây nhà lá vườn trong không gian nhà cổ truyền

Cũng trong thời gian này, gia đình ơng Ba Đức cũng bắt đầu mở dịch vụ homestay tại nhà cổ phong cách Tây Âu. Nhà cổ được đưa vào du lịch, người dân địa phương tham gia ngày càng nhiều vào du lịch mang cơ hội cho khách du lịch tiếp xúc với đời sống và văn hóa ẩm thực của địa phương.

Thời kì 3: Mở rộng hoạt động du lịch từ hình thức đơn lẻ sang tồn diện tại địa phƣơng từ năm 2010

Nhờ các dịch vụ tham quan, du lịch chợ nổi, vườn cây ăn quả, sau đó là tham quan nhà cổ ơng Kiệt, nhà cổ ông Ba Đức mà khách du lịch đến thăm làng Đơng Hịa Hiệp dần dần tăng lên, số lượt khách cả năm 2012 đạt đến 60.000 lượt. Tuy nhiên, các điểm tham quan cịn rất ít và chỉ có một số bộ phận người dân được hưởng lợi ích từ du lịch. Chính vì vậy, cùng với việc gia tăng thêm lượng khách du lịch đến Đơng Hịa Hiệp, cần tăng thêm số hộ dân tham gia làm du lịch trong làng, sao cho cơ hội hưởng lợi từ du lịch đến với nhiều người dân trong làng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)