Khách du lịch đến khu du lịch Cái Bè giai đoạn 2009-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 47)

CHỈ TIÊU ĐVT Lượt THỰC HIỆN Tăng

bq 2009 2010 2011 2012 2013

I Tổng lƣợt khách 89.500 107.545 76.230 94.122 122.500 8,16%

- Quốc tế " 71.600 93.734 64.980 64.058 86.875 4,95% - Nội địa " 17.900 13.811 11.250 30.064 35.625 18,78%

II. Doanh thu Triệu 184.965 211.092 237.164 278.601 327.130 15,32%

Nguồn: Sở VHTDTT tỉnh Tiền Giang

Bảng 2.3: Khách du lịch đến xã Đơng Hịa Hiệp giai đoạn 2009-2013

CHỈ TIÊU ĐVT THỰC HIỆN 2009 2010 2011 2012 2013 I Tổng lƣợt khách lượt 40.27 5 48.39 4 34.303 42.354 55.124 - Quốc tế " 32.22 0 42.18 0 29.241 28.826 39.093 + Khách tham quan " 20.94 3 27.41 7 19.007 18.737 25.410

+ Khách ở lại qua đêm tại nhà dân " 11.27 7 14.76 3 10.234 10.089 13.683 - Nội địa " 8.055 6.214 5.062 13.528 16.031 + Khách tham quan " 5.236 4.039 3.290 8.793 10.420

+ Khách ở lại qua đêm tại nhà dân

"

2.819 2.175 1.772 4.735 5.611

II. Doanh thu Triệ

u 83.23 4 94.99 1 106.72 4 125.37 0 147.20 9 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua kết bảng số liệu trên chúng ta thấy, mặc dù loại hình du lịch homestay đang được các ngành, các cấp quan tâm đầu tư phát triển nhưng lượng khách đến xã

phần khách du lịch đến với làng cổ chủ yếu là khách quốc tế, chiếm khoảng 65% lượng khách đến du lịch Cái Bè. Do xã Đơng Hịa Hiệp nằm gần Tp Hồ Chí Minh nên phần lớn khách du lịch đến tham quan đến đây để tham quan thắng cảnh kết hợp với du lịch Chợ nổi Cái Bè và các nơi khác và lưu trú tại Tp HCM. Lượng khách lưu trú, trải nghiệm cuộc sống tại xã chưa nhiều, vì vậy doanh thu từ du lịch chưa cao chủ yếu hoạt động tham quan. Thu nhập của người dân tham gia hoạt động du lịch chưa nhiều do sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa thu hút được lượng khách lưu trú.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Để khảo sát, đánh giá khách du lịch các yếu tố tác động đến sự lựa chọn của họ khi lựa chọn homestay như đã trình bày ở chương 1. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: định tính (sơ bộ) và định lượng (chính thức).

2.3.1 Nghiên cứu định tính

Mục đích nhằm khẳng định và bổ sung chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu định tính dựa trên kỹ thuật phỏng vấn sâu, phỏng vấn trực tiếp 20 chuyên gia về lĩnh vực du lịch, gồm: 4 công chức ngành du lịch, 6 nhà quản lý các công ty du lịch lữ hành, 5 chủ homestay và 5 khách du lịch. Nghiên cứu này được sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo.

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật trao đổi, thảo luận trực tiếp với chuyên gia như đã nêu ở mục 3.5.2.1, mơ hình được rút gọn lại gồm 6 biến quan sát, với 28 mục hỏi (Bảng 1.1) của Mơ hình du lịch homestay và 3 mục hỏi của thang đo Đánh giá sự lựa chọn của khách du lịch về homestay. Tiếp theo, bảng câu hỏi sẽ được hiệu chỉnh, phát phiếu điều tra thử nghiệm, ghi nhận các phản hồi, hoàn chỉnh bảng câu hỏi lần cuối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là nghiên cứu chính thức.

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu chính thức để kết luận về các khía cạnh được khách du lịch hài lịng khi lựa chọn du lịch homestay, với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi (Bảng 2b – Phụ lục 2) có được từ kết quả nghiên cứu định tính ở trên

(bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Nghiên cứu định lượng dùng phương pháp bằng bảng câu hỏi đã soạn sẵn với hệ thống các câu hỏi đóng để phục vụ cho xử lý dữ liệu thống kê. Trong bảng câu hỏi, ngồi phần thơng tin cá nhân và đặc điểm của khách hàng, bảng câu hỏi được thiết kế gồm 28 biến tiêu chí đánh giá trong mơ hình. Với cách thiết kế bảng câu hỏi như vậy, khách du lịch sẽ cho biết cảm nhận của họ về các tiêu chí mà họ cho là có giá trị, bằng cách khoanh trịn vào con số thích hợp. Cách này sẽ giúp lượng hóa được ý kiến của người được điều tra và sử dụng điểm số Likert để kiểm định thống kê và phân tích số liệu đa biến.

Nghiên cứu này chỉ lấy mẫu để khảo sát (nghiên cứu định hình) do đối tượng nghiên cứu (khách du lịch) đến tham quan tại huyện Cái Bè quá đông.

Nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết, được thực hiện sau khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngơn từ dễ hiểu, rơ ràng, có bổ sung và loại bớt ra các biến không phù hợp. Dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, qua các phân tích sau:

 Mã hóa dữ liệu

 Kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của các thang đo. Điều chỉnh thang đo.

 Phân tích thống kê mơ tả.

 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu.

 Kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng phân tích tương quan, hồi quy bội, phân tích phương sai (ANOVA).

 Kiểm định các giả thuyết.

 Kiến nghị cải tiến chất lượng dịch vụ.

2.3.3. Thiết kế mẫu

(i) Kích thƣớc mẫu

Tổng thể nghiên cứu là khách du lịch đến tham quan, du lịch tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 – 12 năm 2014.

thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát [10, tr. 398]. Như vậy, trong mơ hình nghiên cứu này số biến độc lập là 28, do đó kích thước mẫu dùng trong khảo sát là n = 144 (28*5) nên tính đại diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.

(ii) Cách lấy mẫu

Do điều kiện bị giới hạn về thời gian và chi phí thực hiện nghiên cứu nên mẫu nghiên cứu được lấy theo Phương pháp thuận tiện (convenience sampling): Có

nghĩa là nhà nghiên cứu dựa trên sự thuận tiện cho chính họ để tiếp cận tổng thể nghiên cứu [4, tr. 207-298]. Trong phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ khách du lịch nào mà họ gặp ở điểm đến du lịch, khách sạn, nhà hàng… để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn khơng đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá.

Trên cơ sở chọn mẫu thuận tiện, quy trình khảo sát được thực hiện qua các bước như sau:

Bước một: Tiếp cận khách du lịch tại điểm đến du lịch, xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè để tham gia khảo sát.

Bước hai: Gửi phiếu điều tra cho người trả lời.

Bước ba: Liên hệ người được khảo sát để nhận lại kết quả trả lời.

Qua khảo sát, tổng số phiếu khảo sát gởi đến khách du lịch là 160 phiếu, kết quả hồi đáp là 152 phiếu (tỷ lệ 95%). Trong 152 phiếu khảo sát nhận lại từ khách hàng, có 8 phiếu khơng hợp lệ (bỏ sót câu trả lời hoặc trả lời 2 đáp án trong cùng 1 câu hỏi…). Như vậy, số mẫu được đưa vào phân tích là 144 mẫu, đạt tỷ lệ 90% (bảng 2.2).

Bảng 2.4: Thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu Số lƣợng Tỷ lệ %

Tổng mẫu 144 100

- Nam 75 52,1 - Nữ 69 47,9 2. Độ tuổi - Dưới 20 tuổi 81 56,2 - Từ 21 – 40 21 14,6 - Từ 41 – 60 20 13,9 - Trên 60 tuổi 22 15,3 3. Tình trạng hơn nhân - Đã kết hôn 27 18,8 - Độc thân 46 31,2 - Ly dị 37 25,7 - Góa chồng/ vợ 35 24,3 4. Nghề nghiệp - Công chức nhà nước 15 10,4 - Viên chức 45 31,2 - Kinh doanh 46 31,9 - Khác 38 26,4 5. Trình độ học vấn - Tiểu học và THCS (cấp 1, cấp 2) 21 14,6 - Trung học phổ thông (cấp 3) 32 22,2 - Cao đẳng/ đại học 48 33,3 - Trên đại học 24 16,7 - Khác 19 13,2

2.3.4. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo trình tự sau:

 Nhận diện vấn đề nghiên cứu

 Cơ sở lý thuyết về:

o Du lịch homestay

o Mơ hình du lịch homestay

o Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch khi tham gia du lịch homestay

 Mơ hình thang đo 1

 Nghiên cứu sơ bộ (phỏng vấn tay đôi)

 Điều chỉnh thang đo

 Phân tích dữ liệu khảo sát (sau khi chạy SPSS):

o Phân tích dữ liệu (thống kê mơ tả)

o Đánh giá thang đo (hệ số Cronbach Alpha)

o Điều chỉnh mơ hình

o Phân tích hồi quy bội, phân tích ANOVA

o Kiểm định các giả thuyết

 Kết luận và kiến nghị

2.3.5. Mô tả thang đo

Bộ thang đo hoàn chỉnh đo lường hoạt động du lịch homestay có được sau khi tác giả thực hiện cuộc trao đổi, phỏng vấn các chuyên gia gồm: công chức ngành du lịch, nhà quản lý các công ty du lịch lữ hành, chủ các homestay và khách du lịch, những nội dung mà khách du lịch quan tâm. Cuối cùng, thang đo của đề tài được rút gọn lại với 28 mục hỏi.

Các thang đo sử dụng dạng Likert 5 điểm để đo lường, trong đó: 1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Tạm được, 4. Đồng ý, 5. Rất đồng ý.

Các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm/thuộc tính được tham khảo thơng qua các nghiên cứu trước đó và dự kiến như sau:

(i) Thang đo hoạt động du lịch homestay

Như đã giới thiệu ở phần trên, thang đo hoạt động du lịch homestay gồm 6 thành phần: (1) Môi trường của homestay (MOITRUONG); (2) Chất lượng dịch vụ (PHUCVU); (3) An toàn (ANTOAN); (4) An ninh trật tự (ANNINH); (5) Dễ tiếp cận chương trình du lịch homestay (TIEPCAN); (6) Cơ sở vật chất (cơ sở lưu trú, nhà bếp) của homestay (VATCHAT).

Thang đo Mơ hình du lịch homestay, khi được thực hiện nghiên cứu định tính qua việc trao đổi với các khách hàng, nhà quản lý, một số biến không phù hợp đã được loại ra và một số biến mới đã được thêm vào cho phù hợp với loại hình du lịch homestay mà khách du lịch và các chuyên gia cảm nhận đựợc.

Kết quả bảng câu hỏi thang đo Mơ hình du lịch homestay chính thức để thực hiện nghiên cứu như sau:

Bảng 2.5: Điều kiện phát triển du lịch homestay

STT Du lịch homestay

1 Tận dụng gió thiên nhiên, ánh sáng tự nhiên một cách đầy đủ (MOITRUONG1) 2 Kết hợp các di sản địa phương và các yếu tố cảnh quan địa phương vào thiết kế

homestay (MOITRUONG2)

3 Cảnh đẹp và tính độc đáo của nội thất thiết kế (MOITRUONG3)

4 Chủ homestay thiết kế vườn cây có tính độc đáo (Có những thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo trong cộng đồng) (MOITRUONG4)

5 Nhà nghỉ được xây dựng vững chắc (MOITRUONG5)

6 Thái độ ân cần của người chủ/ nhân viên phục vụ (ví dụ: dịch vụ đưa đón khách chu đáo) (PHUCVU1)

7 Cung cấp đầy đủ các món ăn địa phương (PHUCVU2) 8 Dịch vụ ăn uống đảm bảo chất lượng, vệ sinh (PHUCVU3)

9 Người chủ/ nhân viên phục vụ biết ngoại ngữ, phải qua lớp tập huấn nghiệp (PHUCVU4)

10 Có phương tiện thơng tin để báo động các nguy hiểm (ví dụ: khách bị đau ốm, bị thương tích có thể tiếp cận nhanh và thuận tiện với nơi cấp cứu) (ANTOAN1) 11 Có hộp thuốc y tế (ANTOAN2)

12 Đảm bảo an tồn cho khách lưu trú (ví dụ: mua bảo hiểm cho khách lưu trú, phịng trọ an tồn…) (ANTOAN3)

13 Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ mơi trường, an tồn, phịng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo qui định (ANTOAN4)

14 Đảm bảo an ninh trật tự (ANNINH1) 15 Khơng có tệ nạn xã hội (ANNINH2) 16 Khơng có tình trạng cị mồi (ANNINH3)

17 Đảm bảo an ninh cho khách lưu trú (ANNINH4)

18 Vị trí dễ dàng, thuận tiện cho khách du lịch với cơ sở hạ tầng cơ bản (TIEPCAN1) 19 Bảng tên, bảng hướng dẫn đặt ở nơi dễ thấy (TIEPCAN2)

20 Có bãi đậu xe cho khách du lịch (TIEPCAN3)

22 Nơi lưu trú sạch sẽ (VATCHAT1)

23 Trang thiết bị chất lượng khá, hoạt động tốt (VATCHAT2) 24 Đèn điện, quạt điện... cơng tắc bố trí thuận tiện (VATCHAT3)

25 Giường hoặc đệm ngủ đạt tiêu chuẩn (ví dụ: chăn, mền, gối và khăn phủ, giường sạch sẽ và được thay sau khi khách đi, có bộ mới cho khách mới) (VATCHAT4) 26 Sử dụng phương pháp truyền thống để chống muỗi (VATCHAT5)

27 Có phịng tắm sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh (VATCHAT6)

28 Bếp sạch sẽ và khơng có mùi ẩm mốc, hơi thối (ví dụ: dụng cụ nhà bếp sạch sẽ và vệ sinh, cung cấp đủ nước sạch 24/24 giờ) (VATCHAT7)

(ii) Thang đo đánh giá sự lựa chọn của khách du lịch về du lịch homestay

Thang đo đánh giá sự lựa chọn của khách du lịch về du lịch homestay (LUACHON) sau khi hiệu chỉnh một số biến khơng phù hợp với loại hình du lịch homestay đã được loại ra và một số biến mới đã được thêm vào cho phù hợp.

Bảng 2.6: Thang đo sự hài lòng

STT Sự lựa chọn của khách du lịch (LUACHON)

1 Quý khách lựa chọn homestay này vì chất lượng dịch vụ (LUACHON1)

2 Quý khách lựa chọn homestay này vì sự đáp ứng đối với yêu cầu của quý khách (LUACHON2)

3 Quý khách lựa chọn homestay này vì cách phục vụ (LUACHON3)

Tiểu kết

Việc khảo sát thực tế lấy ý kiến đánh giá của khách du lịch về hoạt động du lịch homestay được thực hiện tại xã Đơng Hịa Hiệp. Dữ liệu thu được, được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, qua các phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Thực hiện thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS 16.0 cho thấy khách du lịch đánh giá về các yếu tố lựa chọn homestay của họ ở mức đồng ý (≈ 4 điểm).

Sau khi thực hiện kiểm định hệ số tương quan Pearson, kiểm định phương trình hồi quy đa biến cho các nhân tố vừa rút ra từ phân tích nhân tố, đề tài nghiên cứu có được mơ hình homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang như sau:

Sự lựa chọn của khách du lịch về homestay = 0.172 + 0.442*Cơ sở vật chất + 0.311*Quản lý homestay + 0.268*Dễ tiếp cận homestay + 0.215*Môi trƣờng của homestay + 0.190*An ninh trật tự

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HOMESTAY TẠI XÃ ĐƠNG HỊA HIỆP HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG

3.1. Cơ sở hình thành giải pháp

Qua phân tích nhân tố, phân tích hồi quy bội với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0, đã nhận diện được các nhân tố chính và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch tại Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Qua đó, các chủ homestay, các nhà kinh doanh và các nhà quản lý du lịch… cần chú trọng cải tiến, nâng cao chất lượng homestay thông qua các nội dung đã được phân tích như sau:

3.1.1. Các giải pháp

3.1.1.1. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất qua khảo sát cho thấy là nhân tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự lựa chọn homestay của khách du lịch, với hệ số hồi quy riêng phần là 0.442, bao gồm các nội dung cụ thể sau: Sử dụng phương pháp truyền thông để chống muỗi (VATCHAT5); Có phịng tắm vệ sinh sạch sẽ và các tiện nghi vệ sinh (VATCHAT6); Bếp sạch sẽ và khơng có mùi ẩm mốc, hơi thối (VATCHAT7). Qua đó, các nhà quản lý homestay muốn cải thiện hơn nữa chất lượng nội dung Cơ sở vật chất ở mức cao hơn bằng các việc làm cụ thể như sau:

- Phòng tắm và các tiện nghi vệ sinh phải sạch sẽ, mang đến cho du khách sự thoải mái trong thời gian họ lưu trú. Các nhà quản lý homestay phải luôn theo dơi và thường xuyên bảo trì các dụng cụ vệ sinh (vòi tắm hoa sen, máy tắm nước nóng/lạnh) và thay mới các vật dụng vệ sinh ( kem, bàn chải đánh răng, xà phòng, khăm tắm…) nhằm đảm bảo các phương tiện này luôn hoạt động tốt và ln đảm bảo có thể sử dụng được ngay và sạch sẽ bất cứ khi nào khách cần sử dụng. Khách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 47)