Sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH HOMESTAY

2.1. Giới thiệu tổng quan về du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp

2.1.4. Sản phẩm du lịch

Tháng 4/2012, để chính thức phát triển du lịch tại Đơng Hịa Hiệp, các nhân viên dự án đã tiến hành khảo sát tài nguyên du lịch nơi đây. Ngồi các ngơi nhà cổ nằm rải rác dọc theo kênh Bà Hợp cịn có nhiều xưởng sản xuất các sản phẩm truyền thống địa phương nhý bánh tráng sữa, bánh tráng chuối, bánh tét, trái cây.

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch homestay tại xã Đơng Hịa Hiệp

2.2.1. Sơ lược q trình hình thành và phát triển các ngơi nhà cổ của nhà dân hoạt động du lịch homestay tại Đơng Hịa Hiệp

2.2.1.1. Nhà cổ Ông Kiệt

Được xây dựng năm 1838 với diện tích gần 1.000m². Nhà có kiến trúc và kết cấu theo kiến trúc truyền thống đã tồn tại trên 100 năm và nằm ở vị trí trung tâm của rạch Bà Hợp, thuộc xã Đơng Hịa Hiệp, huyện Cái Bè. Vào năm 1923 ngôi nhà đã được tu sửa nhiều phần, trong đó phần mặt tiền đã chuyển sang kiểu kiến trúc phương Tây, bên trong nhà trên các bộ kèo, xiên, trính và trên các vách cửa, bao lam được chạm khắc, trang trí các hoa văn rất tinh xảo. Trải qua thời gian và chiến tranh nhưng hầu hết các vật dụng trang trí trong nhà như các bộ lam, hồnh phi, liển đối đến nay vẫn cịn lưu giữ nguyên vẹn. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hồi hịa, các họa tiết mềm mại, uyển chuyển đã thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Đặc biệt, trong nhà cịn có 108 cây cột bằng gỗ căm xe núi, được các nhà khảo cổ Nhật Bản đánh giá cao và xếp vào nhóm "cửu đại mỹ gia" ở Việt Nam. Năm 2003, tổ chức của chính phủ Nhật Bản đã tài trợ để trùng tu, bảo tồn ngôi nhà này. Hiện nay, ngôi nhà cổ Ơng Kiệt vẫn là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch tham quan và lưu trú lại nơi này. Trung bình mỗi ngày, ở đây đón 100 khách du lịch.

2.2.1.2. Nhà cổ Ông Ba Đức

Nhà cổ ông Ba Đức theo kiến trúc Đông Tây kết hợp. Nhà được xây dựng năm 1850 giữa khu vườn rộng hơn 2ha với nhãn, vú sữa, bưởi, cam qt… Nhà cổ Ơng Ba Đức nằm ở phía Bắc rạch Bà Hợp khoảng 500m, nằm dọc theo dịng sơng Cái Bè. Nhà được xây dựng vào năm 1850, mặt tiền nhà hướng về phía sơng và theo kiến trúc truyền thống nhưng sau đợt tu sửa năm 1938, phần cột bên trong nhà được

nâng lên và phần mặt tiền nhà đã được sửa thành kiểu kiến trúc Pháp. Bên trong nhà cũng có nhiều bộ bao lam, hoành phi, liển đối được chạm trổ, khảm xà cừ rất cơng phu, ngồi ra cịn có các vật dụng bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng rất thẩm mỹ và có giá trị quý hiếm được bảo tồn. Hiện nay, nhà cổ ơng Ba Đức là nơi có nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng. Trung bình mỗi ngày nơi đây đón gần 100 lượt khách, ngày cao điểm có khi lên tới 500 lượt, là điểm du lịch homestay thu hút đông du khách quốc tế.

2.2.1.3. Nhà cổ Ơng Xốt

Nhà cổ Ơng Xốt nằm gần sơng Cái Bè. Theo gia phả của gia đình, nhà chính được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 19, vào năm 1936 nhờ kinh doanh lúa gạo mà trở nên giàu có, người chủ lúc đó cho xây dựng mặt tiền rất đẹp có kiến trúc theo kiểu phương Tây. Khơng chỉ mặt tiền kiểu phương Tây của ngôi nhà rất bề thế mà trong nhà chính cũng cịn lưu giữ các bức vách, hoành phi, liển đối, các bộ bàn ghế, tủ thờ, đặc biệt là bộ ván ngựa hai tấm bằng đá cẩm thạch... đây là những vật dụng kiến trúc rất đặc sắc, tinh sảo và có sức thu hút du khách.

2.2.1.4. Nhà cổ Ông Võ

Nhà cổ Ơng Võ hình dáng của ngơi nhà cổ truyền thống. Nhà truyền thống về cơ bản xây bằng gỗ, gian nhà chính có quy mơ lớn, rộng 5 gian, sâu khoảng 6 gian, mái nhà dốc 4 phía, lợp ngói, phần mặt tiền được xây mở phóng khống. Những nhà mặt tiền kiểu thượng song hạ bản thường khơng có cửa, khi ra vào phải bằng cách gỡ từng thanh song ra. Bên cạnh nhà kiểu truyền thống này, cịn có những nhà xây theo phong cách phương Tây với đầu cột được trang trí hoa văn, tuy nhiên phong hướng này chỉ được khơi dậy lại vào những năm đầu của thế kỉ 20.

2.2.1.5. Nhà cổ Ông Liêm

Nhà cổ Ơng Liêm ở xã Đơng Hòa Hiệp cũng nằm trên rạch Bà Hợp, mặt tiền nhà theo kiến trúc phương Tây, không gian bên trong cũng theo kiến trúc phương Tây nên rất đơn giản, khơng có nhiều họa tiết trang trí như các ngơi nhà cổ Nam Bộ. Trong nhà chính có khơng gian rộng để thờ tổ tiên và dùng tiếp khách. Hiện nay, ngôi nhà được tận dụng không gian rộng để làm nơi tổ chức các hoạt động như hội

2.2.1.6. Nhà cổ Ông Cai Huy

Nhà cổ Ông Cai Huy được xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, là cơng trình kiến trúc kiểu phương Tây ở xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè với phần mặt tiền có dán gạch men vân hoa. Trước khi nhà cổ Ông Kiệt trở thành điểm tham quan du lịch thành công, đây cũng là ngôi nhà cổ được khách du lịch quốc tế rất thích đến tham quan du lịch trải nghiệm. Bên trong nhà chính có nhiều bộ cột và xà nhà sử dụng vật liệu bằng gỗ quý rất tốt và bền chắc, giống như những ngôi nhà cổ ở Nam Bộ, nhà cổ Ơng Cai Huy vẫn cịn lưu giữ nhiều bộ lam, hoành phi, liển đối được trạm trổ rất công phi và tinh xảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển du lịch homestay tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. (Trang 44 - 46)