Sự thành lập của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 51 - 57)

Mỹ tiến hành chiến tranh ở miền Nam

Cuối năm 1960, ở miền Nam Việt Nam, phong trào cách mạng phát triển mạnh, đẩy chính quyền Ngơ Đình Diệm vào cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài, đang có nguy cơ sụp đổ. Trƣớc tình hình đó, Mỹ phải lựa chọn một trong hai con đƣờng: rút lui việc ủng hộ chính quyền Diệm, thực thi Hiệp định Geneva năm 1954; hoặc tiếp tục can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam bằng chiến tranh để củng cố chế độ Diệm, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quyết định phải giữ vững cam kết với Ngơ Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam - nơi “sức mạnh và uy tín của Mỹ đã đƣợc đầu tƣ rất sâu” [80, 138] thành tuyến đầu của Mỹ chống Liên Xô, Trung Quốc “bành trƣớng” xuống Đông Nam Á. Ỷ vào sức mạnh của một siêu cƣờng và niềm tin chiến thắng, Mỹ quyết định tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt chống nhân dân Việt Nam, coi đó là thí nghiệm đầu tiên của cuộc chiến tranh hạn chế.

Đặc điểm của loại hình chiến tranh này là sử dụng quân đội bản xứ làm công cụ nịng cốt với đơ la, vũ khí của Mỹ và do Mỹ chỉ huy. Tại miền Nam, chiến tranh đặc biệt đƣợc triển khai theo kế hoạch Staley - Taylor. Kế hoạch này gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn một là mang ý nghĩa quyết định. Giai đoạn này dự kiến trong vòng 18 tháng (kể từ giữa năm 1961 đến cuối năm 1962) nhằm cơ bản bình định xong miền Nam bằng việc dồn dân tập trung vào 16.000 ấp chiến lƣợc để triệt

phá cơ sở cách mạng ở nông thôn; phát triển quân đội Sài Gịn gồm qn chính quy, bảo an, dân vệ, đồng thời tăng cƣờng lực lƣợng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lƣợng vũ trang cách mạng; thiết lập hệ thống cứ điểm chốt chặn ở biên giới và giới tuyến quân sự tạm thời, tăng cƣờng tuần tra, kiểm soát vùng biển; đẩy mạnh các hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, chiến tranh tâm lý... chống phá miền Bắc [134, 15].

Ngày 8-2-1962, phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đƣợc chuyển thành Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) do Đại tƣớng Paul Harkins làm Tƣ lệnh. Dƣới quyền chỉ huy và điều hành của MACV, số lƣợng cố vấn và các đơn vị yểm trợ Mỹ không ngừng tăng lên. Nếu năm 1960, lực lƣợng yểm trợ và cố vấn Mỹ mới chỉ 1.077 tên, thì năm 1962, con số đó lên tới 10.640 tên gồm 2 bộ phận: 2.360 cố vấn và 8.280 ngƣời thuộc lực lƣợng yểm trợ, đơn vị kỹ thuật.

Ngoài số cố vấn và các đơn vị yểm trợ chiến đấu, Mỹ còn đƣa vào miền Nam một khối lƣợng lớn vũ khí thiết bị chiến tranh, tăng thêm viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho quân đội và chính quyền Sài Gịn. Nhiều trực thăng nguyên vẹn và một số lớn thiết giáp nhẹ (M113) đƣợc đƣa sang chiến trƣờng miền Nam để thí nghiệm các chiến thuật mới nhƣ “trực thăng vận”, “thiết xa vận”. Từ năm 1961- 1963, số lƣợng máy bay từ 219 chiếc các loại (có 61 trực thăng) đã tăng lên 627 chiếc (có 359 trực thăng), số lƣợng xe cơ giới từ 268 chiếc trong 4 tiểu đoàn đã lên tới 732 chiếc tại 6 tiểu đoàn [85, 89]. Theo số liệu của hãng tin UPI, chỉ riêng số chi cho 2 khoản quân dụng và lƣơng của chính quyền Sài Gịn đã tăng theo cƣờng độ chiến tranh [105, 70]:

Bảng chi phí viện trợ vũ khí, quân dụng và lương của Mỹ cho quân đội Sài Gịn từ năm 1961-1963 (Tính bằng triệu đô la)

Năm 1961 1962 1963

Vũ khí và đồ quân dụng 101 176 200

Lƣơng 136 206 216

Với sự tăng viện của Mỹ về đơla, về vũ khí, thiết bị chiến tranh, đội ngũ cố vấn... qn đội Sài Gịn nhanh chóng phát triển về số lƣợng, cải tiến về biên chế, tổ chức, hệ thống chỉ đạo, chỉ huy, đổi mới công tác huấn luyện... theo phƣơng hƣớng nhằm đối phó có hiệu quả với chiến tranh du kích và phong trào nổi dậy. Từ 7 sƣ đồn bộ binh năm 1960, qn chính quy Việt Nam Cộng hịa tăng tới 9 sƣ đoàn, một số tiểu đồn nhảy dù, tiểu đồn lính thủy đánh bộ với tổng số 206.000 ngƣời (năm 1963).

Bên cạnh đó, lực lƣợng bảo an, dân vệ cũng đƣợc tăng nhanh về số lƣợng, trang bị thêm các loại vũ khí mới, từng bƣớc thay thế các đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ “phòng thủ diện địa”. Đầu năm 1963, với tƣ cách là một binh chủng trong thành phần quân đội Sài Gịn, “lực lƣợng đặc biệt” đƣợc chính thức thành lập, làm nịng cốt trong hệ thống các đồn trại dân sự chiến đấu đƣợc thiết lập ở những vùng tranh chấp, trên các tuyến hành lang, dọc theo đƣờng biên giới Lào và Cambodia. Hệ thống đồn trại này, một mặt hỗ trợ cho cơng tác bình định, nới rộng vùng kiểm soát; mặt khác, chống xâm nhập và tạo thế bao vây, chia cắt vùng căn cứ, các tuyến hành lang vận chuyển chiến lƣợc, thu thập tin tức tình báo, phá rối hậu phƣơng tại chỗ của cách mạng.

Để tăng cƣờng khả năng chỉ huy và tận dụng đƣợc lực lƣợng qn Sài Gịn trong vấn đề bình định, ngay từ tháng 4-1961, hệ thống tổ chức chiến trƣờng theo từng quân khu đƣợc chuyển thành vùng chiến thuật. Mỗi vùng chiến thuật do một quân đoàn chủ lực đảm nhiệm với đủ thành phần quân địa phƣơng và binh chủng yểm trợ nhƣ pháo binh, cơng binh, thiết giáp, biệt động, biệt kích, khơng qn, hải quân, tiếp vận... Dƣới vùng chiến thuật là khu chiến thuật, tiểu khu (tỉnh), chi khu (quận hoặc huyện). Do vị trí đặc biệt, Sài Gịn - Gia Định đƣợc tổ chức thành Biệt khu thủ đô. Cố vấn quân sự và lực lƣợng yểm trợ Mỹ có mặt khắp các vùng chiến thuật, khu chiến thuật, tiểu khu chiến thuật và trung tâm huấn luyện, cơ quan điều hành tác chiến, chỉ huy, trại lực lƣợng đặc biệt, chi khu trọng yếu...

Đối với miền Bắc, Mỹ tăng cƣờng cuộc chiến tranh bí mật, tung hơn 100 tốn biệt kích, gián điệp ra bằng đƣờng không, đƣờng biển hoạt động móc nối với bọn phản động nội địa, âm mƣu phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỹ còn dùng máy bay U2 trinh sát vùng biên giới Việt - Lào, chuẩn bị leo thang chiến tranh [134, 21].

Nhƣ vậy, bằng chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đặt cách mạng miền Nam đứng trƣớc thử thách mới, buộc nhân dân vào tình thế phải tiến hành kháng chiến để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc. u cầu cách mạng địi hỏi phải có sự chuyển biến trong phƣơng thức đấu tranh của Đảng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Chủ trương của Đảng và sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

Mỹ tiến hành chiến tranh trong bối cảnh “thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho cao

trào cách mạng ngày càng lớn” [55]. Trên thế giới, phong trào giải phóng dân tộc đang lên, nhất là ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, khiến cho Mỹ phải phân tán lực lƣợng đối phó nhiều nơi. Phe xã hội chủ nghĩa lớn mạnh về mọi mặt.

Tuy nhiên, qua 6 năm đấu tranh, phong trào cách mạng miền Nam phát triển không đều; vùng đô thị và đồng bằng Khu V cịn yếu; lực lƣợng vũ trang ít về số lƣợng, thiếu về trang bị, vũ khí, kỹ thuật và còn lạc hậu so với đối phƣơng; căn cứ địa xây dựng chƣa vững chắc, hệ thống giao thông, liên lạc Bắc Nam và giữa các vùng còn hạn chế, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho việc tiếp tế, cơ động, xây dựng lực lƣợng cách mạng. Hơn nữa, đối với nhiệm vụ đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam, các nƣớc lớn xã hội chủ nghĩa tiếp tục có thái độ tiêu cực. Liên Xơ cịn khuyên Việt Nam nên lợi dụng đề nghị của Kennedy về thƣơng lƣợng nhằm “trung lập hóa” Việt Nam, đồng thời chỉ chấp nhận viện trợ kinh tế, hạn chế viện trợ quân sự đối với miền Bắc [94, 18-19] và “chủ yếu vẫn là một quan sát viên trƣớc những diễn biến ở Việt Nam” [68, 15]. Trong khi đó, Trung Quốc thì cho rằng hình thức chiến đấu ở miền Nam nên là đánh du kích, đánh nhỏ từng đơn vị trung đội, đại đội: “Miền Bắc có thể ủng hộ về chính trị cho miền Nam, giúp miền Nam đề ra các chính sách nhƣng chủ yếu là bồi dƣỡng tinh thần tự lực cánh sinh cho anh em miền Nam… Khi ăn chắc, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hồn tồn chắc chắn khơng xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà khơng cho ai biết. Nhƣng nói chung là khơng giúp” [32, 27].

Ngày 31-1-1961, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng bàn về “Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ công tác trƣớc mắt của cách mạng miền Nam”. Những năm trƣớc Đồng khởi, phƣơng châm hoạt động là lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, sử dụng vũ trang tuyên truyền có mức độ để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, nay tình hình so sánh lực lƣợng đã thay đổi, cho nên Bộ Chính trị quyết định thay đổi phƣơng châm đấu tranh: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời, đẩy

mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, tấn cơng địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự” [58, 158].

Do đặc điểm phong trào cách mạng miền Nam phát triển không đều, so sánh lực lƣợng đôi bên ở mỗi vùng cũng khác nhau, cho nên phải vận dụng phƣơng châm đấu tranh linh hoạt, phù hợp với từng vùng: Vùng rừng núi lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu với nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch để mở rộng thêm căn cứ và xây dựng lực lƣợng. Vùng đồng bằng, đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự có thể ngang nhau, song cũng tuỳ lúc, tuỳ nơi, tuỳ tình hình cụ thể mà cân nhắc mức độ giữa hai hình thức, mức độ tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch. Vùng đơ thị, lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu, kết hợp cả đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.

Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị cũng xác định nhiệm vụ cơng tác trƣớc mắt của miền Nam là: “tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lƣợng ta, làm tan rã chính quyền và lực lƣợng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ vùng rừng núi, giành lại toàn bộ vùng đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở các đơ thị, tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam” [57, 159].

Ngày 20-4-1961, trong thƣ gửi anh Mƣời Cúc và Xứ ủy Nam Bộ, Lê Duẩn phân tích cụ thể: “Chiến tranh sẽ mở rộng; cuộc chiến đấu sẽ ác liệt phức tạp; đấu tranh chính trị và vũ trang sẽ diễn ra đồng thời, nhƣng từ đây đấu tranh vũ tranh chuyển sang đóng vai trị ngày càng quyết định”, “Trong thời kỳ này, đi đôi với xây dựng lực lƣợng chính trị và đấu tranh chính trị, phải ra sức xây dựng lực lƣợng vũ trang bao gồm dân qn du kích ở thơn xã, bộ đội địa phƣơng tỉnh, huyện đến bộ đội chủ lực khu, Miền, đồng thời phải đẩy mạnh đấu tranh quân sự của 3 thứ

quân để giúp sức đắc lực cho đấu tranh chính trị”. “Phải gắn liền đấu tranh với xây dựng lực lƣợng chính trị, quân sự của ta. Đi sâu củng cố các tổ chức Đảng, đoàn, các đội ngũ quần chúng cách mạng, tăng cƣờng giáo dục chính trị, nâng cao ý chí chiến đấu và lịng tin vào thắng lợi cuối cùng” [48, 19-22].

Nhƣ vậy, tới đầu năm 1961, phƣơng hƣớng đấu tranh của cách mạng miền Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Đấu tranh vũ trang giờ trở thành phƣơng thức song song với đấu tranh chính trị, khơng cịn mang tính chất tự vệ nhƣ trƣớc nữa. Điều đó đã chấm dứt thời kỳ lúng túng trong việc sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang trong quần chúng. Và trên thực tế, Đảng cũng đã quyết định tiến hành kháng chiến bằng chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

Với tinh thần nói trên, tháng 1-1961, Tổng quân ủy ra Chỉ thị thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Chỉ thị nêu rõ: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo... Quân giải phóng miền Nam Việt Nam kế tục truyền thống anh dũng, tinh thần quật khởi và đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam anh hùng, kế tục truyền thống vẻ vang phục vụ nhân dân của Quân đội nhân dân Việt Nam”. Phƣơng châm xây dựng lực lƣợng là: “Khẩn trƣơng nhƣng phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế và có đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời, hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phƣơng và dân quân, du kích” [114]. Ngày 15-2-1961, tại chiến khu D, các lực lƣợng vũ trang cách mạng miền Nam đã đƣợc thống nhất lại thành Qn giải phóng miền Nam. Cơng cụ bạo lực cách mạng chủ yếu của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã ra đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)