Đánh bại hoàn toàn chiến tranh đặc biêt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 118 - 140)

Cuối năm 1963, lợi dụng tình hình địch đang khủng hoảng nghiêm trọng, giới tƣớng lĩnh quân sự làm đảo chính lật đổ lẫn nhau, qn đội Sài Gịn hoạt động cầm chừng, Quân giải phóng miền Nam đẩy mạnh tiến công, đánh bại các cuộc hành quân càn quét, phá ấp chiến lƣợc, làm chuyển biến cục diện chiến trƣờng.

Tại miền Đông Nam Bộ, ngày 31-12-1963, địch mở cuộc càn lớn mang tên Đại phong 35 đánh vào vùng căn cứ Bời Lời (Tây Ninh), Bến Cát (Thủ Dầu Một), nơi đứng chân của Trung đoàn 2 chủ lực Miền (Q762). Sau 3 giờ chiến đấu, Trung đoàn 2 (thiếu 1 tiểu đoàn) diệt Tiểu đoàn Cọp đen khét tiếng hung ác, bắt sống 57 tên, thu trên 100 súng. Đây là trận đầu tiên bộ đội chủ lực Miền tiêu diệt gọn 1 tiểu đoàn, mở đầu thời kỳ đánh tiêu diệt cấp tiểu đồn địch trên chiến trƣờng miền Đơng.

Trên hƣớng Tây Ninh, Củ Chi, ngày 6-2-1964, Trung đoàn 1 (Q761) đƣợc tăng cƣờng 1 đại đội đặc công và 1 đại đội súng máy 12,7 ly, tiến cơng đồn Bến Cầu (Tây Ninh), loại khỏi vịng chiến đấu hàng trăm tên, bắn rơi 20 máy bay.

Ở Trung Nam Bộ, tháng 1-1964, địch sử dụng 4 chiến đoàn thủy quân lục chiến, 60 máy bay, 14 tàu chiến, 19 giang thuyền, 26 xe M113, 12 khẩu pháo 105 ly và 155 ly mở cuộc hành quân mang tên Sóng thần 5 đánh vào vùng ven biển Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre). Kiên quyết chặn đánh lực lƣợng tiến công của địch, Tiểu đoàn 263 chủ lực Quân khu phối hợp với 1 đại đội bộ đội địa phƣơng Bến Tre, 1 trung đội bộ đội huyện Thạnh Phú và 2 trung đội bảo vệ căn cứ Khu tổ chức chống càn. Sau 17 ngày giằng co quyết liệt, ngày 5-2-1964, quân đội Sài Gòn buộc phải rút lui với thiệt hại là 1.240 tên bị loại khỏi vòng chiến đấu, nhiều máy bay bị bắn rơi. Thắng lợi này tạo thêm niềm tin cho quân dân Bến Tre cũng nhƣ quân dân đồng bằng sông Cửu Long vào khả năng đánh bại các cuộc hành quân lớn của địch.

Trên hƣớng Mỹ Tho, Kiến Tƣờng, từ tháng 4-1964, chủ lực Quân khu VIII cùng bộ đội tỉnh cũng liên tục tiến cơng địch. Đêm 20-7-1964, Tiểu đồn 261, 2 đại đội hỏa lực, 1 đại đội đặc nhiệm của Quân khu, bộ đội địa phƣơng huyện Cái Bè và du kích các xã Nam đƣờng số 4 hợp đồng chặt chẽ, đánh chiếm chi khu Cái Bè, diệt tại chỗ trên 100 tên địch, phá hỏng 2 khẩu pháo 105 ly, thu nhiều đạn dƣợc, vũ khí, quân trang, quân dụng.

Tại miền Tây Nam Bộ, tháng 4-1964, lực lƣợng vũ trang Quân khu mở đợt tiến công chi khu quân sự Vĩnh Thuận. Đây là một chi khu nằm sát rừng U Minh do 300 lính bảo an canh giữ, bên cạnh là 1 trung đội pháo với 2 khẩu 105 ly. Tham gia trận đánh có Trung đồn 96, các tiểu đồn 306 và 309 cùng các lực lƣợng địa phƣơng. Sau 30 phút chiến đấu, 1 tiểu đoàn địch bị diệt, 2 tiểu đoàn nhảy dù bị đánh thiệt hại, 2 khẩu pháo bị phá hỏng…. Chiến thắng Vĩnh Thuận giáng cho quân đội Việt Nam Cộng hòa một đòn đau, mở ra khả năng đánh tiêu diệt chi khu, đánh quân viện, phá ấp chiến lƣợc, mở rộng vùng giải phóng.

Trên địa bàn Khu V, ngày 9-2-1964, Qn giải phóng tập kích quận lỵ Ba Lịng ở Quảng Trị, “một quân lỵ có căn cứ quân sự với nhiều công sự kiên cố, vững chắc nhất trong toàn tỉnh, đƣợc bố trí bằng các lực lƣợng canh giữ, hỗ trợ vịng trong, vịng ngồi dày đặc” [6, 139], tiêu diệt lực lƣợng địch và làm chủ quận lỵ. Đây là lần đầu tiên ở Trị Thiên, Quân giải phóng tập kích quận lỵ và giành thắng lợi.

Từ ngày 23/4 - 22/5/1964, lực lƣợng vũ trang Quân khu V đánh bại cuộc hành quân càn quét của 10 tiểu đoàn địch vào căn cứ Đỗ Xá (Quảng Ngãi). Tháng 7-1964, toàn Quân khu mở đợt hoạt động Hè Thu. Ngày 1-7-1964, trên đƣờng số 19 (Gia Lai), Tiểu đoàn 303 và Tiểu đoàn 200 pháo cối thuộc lực lƣợng vũ trang

Tây Nguyên, tiến công trung tâm huấn luyện biệt kích Plây Cơrong (Kon Tum), tiêu diệt 4 đại đội biệt kích, 9 cố vấn Mỹ, thu 200 súng các loại.

Ở vùng đồng bằng, ngày 9-8-1964, Tiểu đoàn 90, Trung đoàn 1 chủ lực Quân khu phối hợp với bộ đội địa phƣơng Tam Kỳ (Quảng Nam) tiến công ấp chiến lƣợc Kỳ Sanh và đánh quân viện, diệt 1 đại đội địch, tiêu hao nặng 1 tiểu đoàn, phá hủy 10 xe cơ giới.

Kết hợp với đòn tiến công của bộ đội chủ lực, lực lƣợng đặc công và biệt động tổ chức nhiều trận đánh sâu vào sào huyệt, tiêu diệt sinh lực cao cấp của chính quyền và qn đội Việt Nam Cộng hịa nhƣ trận tập kích sân bay Tân Sơn Nhất (ngày 18-1-1964), phá hủy 60 máy bay; đánh mìn rạp Kinh Đơ (ngày 16-2- 1964) làm chết và bị thƣơng 150 lĩnh Mỹ; trận đánh tàu Card trọng tải 15.000 tấn, chở 19 máy bay lên thẳng cập cảng Sài Gòn (ngày 2-5-1964), giết chết 15 tên Mỹ…

Tại Nam Bộ, với sự hỗ trợ của bộ đội chủ lực, các lực lƣợng vũ trang địa phƣơng, nhân dân nổi dậy phá tan từng mảng hệ thống ấp chiến lƣợc, giành quyền làm chủ ở nhiều mức độ khác nhau. Long An là một trong những trọng điểm trong kế hoạch bình định của chính quyền Sài Gịn. Thể hiện quyết tâm của Tỉnh ủy, Tiểu đoàn 1 chủ lực tỉnh bẻ gẫy nhiều cuộc càn lớn của địch, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lƣợc, mở rộng vùng giải phóng, trong đó nổi bật nhất là trận chống càn ngày 8-4-1964 ở xã Thạnh Lợi, huyện Thủ Thừa, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tên, bắn rơi 6 máy bay.

Trên địa bàn Thủ Dầu Một, tháng 4-1964, Đại đội 303 Phƣớc Thành kết hợp với bộ đội địa phƣơng Phú Giáo, Tân Un và du kích tiến cơng tiêu diệt bốt Tân Bình, Nhà Đỏ, giải phóng hồn tồn xã Tân Bình. Ở Phƣớc Long, Tiểu đoàn 240 tiến cơng chi khu Bù Đăng, tiêu diệt tồn bộ qn địch tại đây và san bằng đồn bốt.

Ở Bà Rịa - Long Khánh, từ tháng 3-1964, phong trào phá ấp chiến lƣợc phát triển mạnh. Lực lƣợng vũ trang giải phóng Bình Lộc, Bảo Chánh, Bảo Vinh, Suối Cát, mở rộng vùng giải phóng ra vùng lộ 2, Châu Thành, Long Đất. Tại tỉnh Biên Hịa, các đại đội 240, 245 và đại đội cơng binh tiến công diệt đồn Đại An, đồn Cá Trê... tạo đà cho phong trào chống địch gom dân, lập ấp chiến lƣợc phát triển.

Tại Cần Thơ, bộ đội tỉnh cùng bộ đội huyện Phụng Hiệp diệt 4 đồn, phá banh hệ thống ấp chiến lƣợc ở vùng giáp ranh ba huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Kế Sách. Trên địa bàn Sóc Trăng, Tiểu đồn Phú Lợi hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá dứt điểm 93 ấp chiến lƣợc, phá banh 91 ấp, giải phóng 12 xã với 136.000 dân. Tỉnh Trà Vinh phá dứt điểm 298 ấp chiến lƣợc, phá banh 186 ấp, gỡ 198 đồn, giải phóng trên 130.000 dân. Cà Mau và Bạc Liêu giải phóng hầu hết các ấp chiến lƣợc, chỉ còn 14 ấp vùng sâu trong tổng số 405 ấp do địch kiểm soát.

Thắng lợi của quân và dân trên khắp chiến trƣờng miền Nam trong nửa đầu 1964 làm thất bại một bƣớc kế hoạch Johnson - McNamara. Chƣơng trình bình định 12 tỉnh đề ra lúc đầu khơng thực hiện đƣợc, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gịn phải rút chỉ tiêu xuống còn 4 tỉnh để cuối cùng, trên thực tế chỉ cịn bình định đƣợc mấy quận thuộc các tỉnh ven Sài Gòn nhƣ Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Long An.

Trƣớc tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ƣơng Đảng đã nhận định âm mƣu và khả năng sắp tới của Mỹ có thể sẽ là đẩy mạnh những cố gắng cuối cùng trong khuôn khổ của cuộc chiến tranh đặc biệt bằng cách tăng thêm phƣơng tiện chiến tranh, nhất là không quân; tăng thêm nhân viên quân sự cho đến cả một số đơn vị chiến đấu có giới hạn của Mỹ hoặc của một vài nƣớc chƣ hầu nào đó vào miền Nam để chiếm đóng một số vị trí chiến lƣợc, tăng thêm lực lƣợng của quân đội tay sai đẩy mạnh các hoạt động càn quét, nhất là tăng cƣờng các hoạt động của máy bay, đại bác và chiến xa ác liệt hơn để cố hòng ngăn chặn những thắng lợi lớn sắp

tới của nhân dân miền Nam… Từ những nhận định trên đây, Bộ Chính trị chủ trƣơng: “Trên cơ sở nắm vững quan điểm trƣờng kỳ, cần động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tập trung mọi khả năng, lực lƣợng để giành một bƣớc thắng lợi quyết định trong một vài năm tới”.

Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ƣơng và Bộ Quốc phòng chuẩn bị một kế hoạch chiến lƣợc, trong đó dự kiến đầy đủ sự phát triển của tình hình, nhanh chóng tăng cƣờng xây dựng lực lƣợng vũ trang bảo đảm thực hiện các trận đánh tiêu diệt, làm tan rã một bộ phận quan trọng chủ lực địch, tạo ra và tranh thủ thời cơ đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hòa trƣớc khi Mỹ vào.

Chấp hành chủ trƣơng của Bộ Chính trị, ngày 11-10-1964, Quân ủy Trung ƣơng chỉ thị cho các chiến trƣờng mở đợt hoạt động quân sự trên toàn miền Nam nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, kết hợp tiêu hao rộng rãi, thúc đẩy thêm sự tan rã của chính quyền địch, đẩy mạnh phá ấp chiến lƣợc, phá thế kìm kẹp, giành thêm nhiều nhân tài, vật lực, mở rộng vùng giải phóng.

Tháng 11-1964, Quân ủy Trung ƣơng xác định 11 nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của lực lƣợng vũ trang nhân dân: “Tích cực tiêu diệt sinh lực địch, giữ gìn và bồi dƣỡng lực lƣợng ta. Đánh chắc thắng, đánh có tổ chức, có chuẩn bị, đánh thắng trận đầu. Phối hợp chặt chẽ hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân tự vệ. Tập trung lực lƣợng, tiêu diệt từng bộ phận quân địch. Tiến công kiên quyết, liên tục; phịng ngự tích cực, kiên cƣờng. Bố trí binh lực có trọng điểm, nắm lực lƣợng dự bị mạnh. Độc lập tác chiến, chủ động phối hợp hiệp đồng chặt chẽ. Phát huy sở trƣờng đánh gần, đánh đêm, đánh liên tục. Kết hợp chặt chẽ chính trị với quân sự, tác chiến với binh vận. Phát huy ƣu thế chính trị, tinh thần chiến đấu kiên cƣờng, chiến thắng quân địch có ƣu thế trang bị kỹ thuật. Tích cực chủ động, cơ động linh hoạt, mƣu trí sáng tạo, bí mật bất ngờ” [123, 410].

Cơng tác Đảng, cơng tác chính trị trong các đơn vị Quân giải phóng Miền Nam đã tiến hành giáo dục, quán triệt những tƣ tƣởng chỉ đạo tác chiến của Quân ủy Trung ƣơng thấm nhuần và thể hiện trong hành động của bộ đội, nhất là với cán bộ, đảng viên.

Căn cứ vào các nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, Bộ Chính trị và chỉ thị của Quân ủy Trung ƣơng, các chiến trƣờng Nam Bộ, Khu V xúc tiến làm kế hoạch tác chiến Thu Đông năm 1964 nhằm đánh bại quân đội Việt Nam Cộng hòa, đồng thời phát triển và củng cố thế trận chiến tranh nhân dân. Theo phƣơng hƣớng đó, cuối tháng 10-1964, Đảng ủy và Bộ Chỉ huy Miền vạch kế hoạch mùa khơ 1964-1965 cho tồn chiến trƣờng B2 với nội dung là tập trung phần lớn lực lƣợng chủ lực Miền phối hợp với lực lƣợng vũ trang địa phƣơng mở chiến dịch tiến công tại miền Đông Nam Bộ nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực địch, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lƣợc, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các căn cứ Nam - Bắc đƣờng số 2, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng bằng đƣờng biển, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của bộ đội.

Địa bàn tác chiến gồm các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hịa, Bình Thuận, trải rộng trên diện tích gần 500km2. Hƣớng chủ yếu của chiến dịch đƣợc xác định là Bà Rịa - Long Khánh; 2 hƣớng phối hợp là Nhơn Trạch, Long Thành (Biên Hịa) và Hồi Đức, Tánh Linh (Bình Thuận). Lực lƣợng tham gia chiến dịch có 2 trung đồn bộ binh (Q761, Q762), Đoàn 80 pháo binh Miền, 2 tiểu đoàn (500 và 800) chủ lực của Qn khu miền Đơng, Tiểu đồn 186 của Qn khu VI cùng bộ đội địa phƣơng tỉnh (Đại đội 445 của Bà Rịa), huyện, du kích các xã trên địa bàn chiến dịch, ƣớc tính khoảng 7.000 quân. Đây là lần đầu tiên, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền tập trung một lực lƣợng tƣơng đối lớn mở chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng.

Ở Khu V, Đảng ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu vạch kế hoạch tác chiến chiến dịch trên hai hƣớng là Bắc Bình Định, Nam Quảng Ngãi và một hƣớng trên trục đƣờng số 14 Tây Nguyên. Trọng điểm chiến dịch đƣợc chọn là Bắc Bình Định (khu vực An Lão, Đèo Nhơng).

Đêm 31-10-1964, lực lƣợng pháo binh Miền (Đoàn 80) pháo kích sân bay Biên Hịa. Đây là một căn cứ khơng qn lớn của địch, thƣờng xuyên có từ 300- 400 máy bay các loại các kho chứa bom đạn, xăng dầu và xƣởng sửa chữa… Trận đánh diễn ra nhanh chóng, 130 quả đạn rơi đúng mục tiêu, phá hủy, phá hỏng 59 máy bay các loại, 193 tên lính bị diệt, 2 kho đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát và 18 căn trại bị thiêu hủy. Đây là trận tác chiến độc lập đầu tiên của bộ đội pháo binh trên chiến trƣờng miền Nam, thể hiện sự trƣởng thành vƣợt bậc của lực lƣợng pháo binh Miền.

Cuối tháng 11, đầu tháng 12, các đơn vị tham gia chiến dịch Bình Giã chia thành nhiều hƣớng bí mật tiến về vào vị trí tập kết và triển khai đội hình xuất phát tiến cơng. Ngày 2-12-1964, chiến dịch Bình Giã mở màn bằng trận tiến cơng ấp chiến lƣợc Bình Giã của Đại đội 445 bộ đội địa phƣơng Bà Rịa nhƣng khơng thành cơng. Đêm 7-12, Qn giải phóng đánh lại ấp Bình Giã và pháo kích chi khu qn sự Đất Đỏ. Qn Sài Gịn buộc phải mở cuộc hành qn Bình Tuy 38 nhằm diệt và đẩy lực lƣợng Quân giải phóng ra khỏi khu vực tác chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài đến ngày 3-1-1965 mới kết thúc. Trong thời gian đó, lực lƣợng vũ trang cách mạng kết hợp các chiến thuật phục kích, bao vây, tiến cơng vào các cánh quân của lực lƣợng biệt động, lính thủy đánh bộ Việt Nam Cộng hịa ở phía Tây lộ 2, Nam Bình Giã, Hồi Đức…

Hơn một tháng chiến đấu, lực lƣợng vũ trang miền Đông Nam Bộ đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn chủ lực (Tiểu đoàn 33 biệt động quân và Tiểu đoàn 4 thủy quân lục

chiến), Chi đoàn 3 M113 (thuộc Thiết đoàn 1) và 2 đoàn xe cơ giới; đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn biệt động quân (30, 35, 38 ), 7 đại đội bảo an; làm tan rã hầu hết dân vệ trong khu vực. Tổng số địch bị diệt trong chiến dịch lên tới 1.755 tên, bị bắt 193 tên, 45 xe bị phá hủy, phá hỏng, 56 máy bay các loại bị bắn rơi. Nhiều ấp chiến lƣợc ở ven đƣờng số 2, số 15 thuộc các huyện Đất Đỏ, Long Thành, Nhơn Trạch bị phá tan. Huyện Hồi Đức đƣợc giải phóng, vùng căn cứ Hát Dịch đƣợc củng cố, mở rộng nối liền chiến khu D với căn cứ Bình Thuận [136, 157].

Chiến thắng Bình Giã báo hiệu sự phá sản của chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt là khơng tránh khỏi, góp phần làm thay đổi tƣơng quan lực lƣợng và thế chiến lƣợc trên chiến trƣờng. Bộ Quốc phòng Mỹ phải thú nhận: “Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trơng thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã.... Mọi bằng chứng chỉ rõ tình hình sụp đổ cuối cùng của Chính phủ Việt Nam là có thể xảy ra và rõ ràng là có khả năng Việt cộng củng cố một cách thắng lợi quyền lực của họ” [96, 25]. Ngoài ra, chiến thắng Bình Giã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng bộ đội chủ lực thành quả đấm mạnh đủ sức làm nòng cốt đánh bại cuộc chiến tranh đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 118 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)