Đánh bại kế hoạch Stale y Taylor và quốc sách “Ấp chiến lƣợc” của Mỹ Diệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 74 - 92)

của Mỹ - Diệm

Bƣớc vào cuộc chiến đấu, tình hình thực tế có nhiều diễn biến phức tạp. Địch đang dần suy yếu nhƣng lực lƣợng quân sự hầu nhƣ còn nguyên vẹn và so với cách mạng thì cịn rất lớn, vẫn đang khống chế đƣợc những vùng chủ yếu ở đồng bằng cũng nhƣ miền núi. Với sự giúp đỡ tích cực của Mỹ, qn Sài Gịn đã chuyển từ chuẩn bị tấn cơng ra Bắc sang tập trung tồn bộ lực lƣợng để tiêu diệt Quân giải phóng miền Nam. Cách mạng thì vẫn chƣa làm chủ đƣợc vùng rừng núi, trình độ của các cơ sở còn thấp, lực lƣợng vũ trang chƣa mạnh [35, 86].

Trên cơ sở nhận định tình hình, ngày 26-6-1961, Quân ủy Trung ƣơng đã ra Chỉ thị về đẩy mạnh hoạt động vũ trang ở miền Nam, nêu rõ phƣơng hƣớng, nhiệm vụ là “tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã quân đội và chính quyền của chúng, bồi dƣỡng lực lƣợng của ta”, “Phƣơng châm tác chiến trƣớc mắt là du kích chiến, dần

dần sẽ kết hợp một cách thích hợp du kích với vận động chiến và công kiên chiến”… [35, 61].

Mở đầu, chiến thắng nổi bật nhất của quân và dân Nam Bộ trong năm 1961 là trận đánh Phƣớc Thành. Phƣớc Thành là một địa bàn xung yếu nằm ở cửa ngõ quan trọng của chiến khu D, căn cứ địa cách mạng của miền Đông và cả chiến trƣờng Nam Bộ, là căn cứ khống chế và bàn đạp xuất phát hành quân của địch đánh phá vùng chiến khu D. Trƣớc tình hình đó, đầu tháng 9-1961, Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu miền Đông quyết định tấn công tiêu diệt tiểu khu quân sự Phƣớc Thành. Lực lƣợng tham gia gồm Tiểu đoàn 500, Đại đội 260 đặc công - trinh sát, phân đội ĐKZ 57 ly làm nhiệm vụ chủ công đánh vào tỉnh lỵ.

Sau khi nắm chắc cách bố trí lực lƣợng của địch, Ban chỉ huy chọn cách đánh: “Bí mật tiềm nhập kết hợp với vận động tiến công”, thực hiện trong đánh ra ngồi đánh vào. Đây là trận tiến cơng quy mơ đầu tiên của Quân giải phóng vào một tỉnh lỵ của địch. Kết quả, đã loại khỏi vòng chiến đấu 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn bảo an, 1 chi đội thiết giáp, 1 đại đội cảnh sát dã chiến và 1 tổng đoàn dân vệ với 300 tên bị diệt tại chỗ, 400 tên đầu hàng [76, 49]. Bộ Quốc phòng Mỹ phải xác nhận ý nghĩa to lớn của trận đánh này: “Trận tiến cơng lớn nhất đã có tác động làm cho Sài Gòn nhốn nháo là trận họ đánh chiếm Phƣớc Thành, một tỉnh lỵ cách Sài Gịn có 55 dặm. Việt cộng chiếm giữ thị xã này gần suốt cả ngày và công khai chặt đầu viên tỉnh trƣởng và rút lui trƣớc khi quân đội Việt Nam tới” [96, 93].

Ở Khu V, ngày 30-8-1961, bộ đội khu kết hợp với địa phƣơng đánh chiếm quận lỵ Đăk Hà (Kon Tum), diệt gọn quân địch trong cứ điểm. Ngày 2-9-1961, 2 tiểu đồn của Sƣ đồn 22 địch từ Đăk Tơ kéo xuống chiếm lại Đăk Hà. Lực lƣợng đánh viện của ta đã biết vận dụng lợi thế về địa hình, tạo ra thế chia cắt đánh địch

từ nhiều hƣớng. Sau một ngày chiến đấu liên tục, Quân giải phóng diệt gần hết tiểu đoàn đi đầu, đánh tan tiểu đoàn thứ hai, bắt hơn 100 tù binh, thu gần 1 tấn súng đạn. Cũng thời gian này, bộ đội khu phối hợp với bộ đội tỉnh diệt cứ điềm Làng Rô (Tây Quảng Nam), diệt và bức rút nhiều đồn ở Vĩnh Thạnh (Tây Bình Định), Ba Tơ, Sơn Hà (Tây Quảng Ngãi). Ở Gia Lai, lực lƣợng vũ trang diệt đồn Cửu An, Kan Năk, tập kích địch ở thị trấn An Khê và nhiều đồn khác, bắt sống 300 tên.

Tại Khu VI, lực lƣợng vũ trang các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận tiêu diệt các cứ điểm ở Gia Bát, Láng Cốc, La Bá. Tháng 9-1961, Tiểu đoàn 120 diệt đồn Cửu Lợi thuộc quận Cam Lâm (Ninh Thuận). Sau đó, Tiểu đồn 120 phối hợp với bộ đội tỉnh Khánh Hòa đánh địch ở Cấm Sơn, diệt 1 đại đội bảo an, 1 chi đội xe bọc thép, thu tồn bộ vũ khí. Cuối năm 1961, theo sự chỉ đạo của Khu, Tiểu đoàn 120 chuyển một nửa lực lƣợng sang hoạt động ở phía Bắc Ninh Thuận để hỗ trợ cho phong trào ở đây, diệt đồn Mỹ Tƣờng, chặn đánh thiệt hại 1 đại đội bảo an tăng cƣờng của tiểu khu Phan Rang.

Sau một năm tiến hành chiến tranh cách mạng, trên mặt trận quân sự, Quân giải phóng đã mở 15.525 trận tiến cơng, phản cơng lớn nhỏ, loại khỏi vịng chiến đấu 28.966 tên, bắt 3.529 tên khác, thu 6.000 súng các loại. Tuy vậy, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng, năm đầu chƣa có kinh nghiệm về tổ chức lực lƣợng, về phƣơng pháp đấu tranh 2 chân 3 mũi trên cả 3 vùng chiến lƣợc; mặt khác, lực lƣợng vũ trang, tuy có phát triển, nhƣng cịn ít về số lƣợng, yếu về trang bị vũ khí, kinh nghiệm chiến đấu. Vì vậy, trƣớc những biện pháp và thủ đoạn chiến lƣợc mới của địch, phong trào đấu tranh của nhân dân ở nhiều nơi còn bị động và gặp tốn thất lớn.

Kế hoạch Staley - Taylor coi việc xây dựng hệ thống ấp chiến lƣợc là xƣơng sống của chiến tranh đặc biệt. Bởi thế, từ tháng 4-1962, địch nâng lên thành quốc

sách, đem thực hiện trên toàn miền Nam với phƣơng châm là: càn quét để dồn dân, lập ấp chiến lƣợc. Chính quyền Sài Gịn hy vọng khi xây dựng xong ấp chiến lƣợc trên tồn miền Nam thì cộng sản sẽ suy tàn, vì đã trục xuất đƣợc du kích ra khỏi nhân dân. Mỹ - Diệm gọi năm 1962 là năm phản công, năm lập ấp chiến lƣợc.

Ngày 18-2-1962, địch huy động 9 tiểu đoàn chủ lực mở chiến dịch đánh vào vùng U Minh Hạ (Cà Mau) để dồn 60.000 dân vào ấp chiến lƣợc, dùng bom đạn phá nát những cánh rừng, làng mạc, ruộng đồng, cƣớp đi hàng trăm giạ lúa, hàng chục trâu bò… Đến ngày 23-2, địch mở tiếp chiến dịch “Mặt trời mọc” gồm 8.000 quân, 50 máy bay lên thẳng và nhiều máy bay khác đánh phá cơ sở cách mạng, truy lùng lực lƣợng vũ trang và gom dân lập ấp chiến lƣợc ở Bến Cát và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong gần 3 tháng, quân đội Việt Nam Cộng hòa mở hàng trăm cuộc càn quét, đốt trên 3.000 nóc nhà, 32.000 giạ lúa, phá 15.000 mẫu vƣờn, giết chết 48 đồng bào, bắt giam 1.337 ngƣời. Suốt trong thời gian càn quét, bộ đội và dân quân, du kích tích cực bám sát địch, tổ chức đánh 253 trận, diệt 300 tên lính, 7 xe quân sự.

Trong khi cuộc đấu tranh của quân và dân Nam Bộ đang diễn ra quyết liệt, thì ở Khu V, Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu chủ trƣơng mở đợt hoạt động đầu năm 1962, phát động nhân dân nổi dậy bằng 3 mũi giáp cơng để phá kìm kẹp, phá ấp chiến lƣợc, giải phóng nơng thơn. Các lực lƣợng vũ trang giải phóng mở hàng loạt trận tiến công tiêu diệt quận lỵ Trà Mi (Quảng Nam), Trà Bồng (Quảng Ngãi), các cứ điểm Định Quang, Hƣơng Nhơn (Bình Định), An Lĩnh, Núi Miếu, Hòn Ngang (Phú Yên).

Ngày 8-5-1962, quân đội Sài Gòn mở chiến dịch Hải Yến, đánh phá suốt 8 tháng liền vùng nông thôn tỉnh Phú Yên để hỗ trợ cho bọn bình định dồn dân, xây dựng 270 ấp chiến lƣợc. Trong 8 tháng đó, quân và dân Phú Yên đánh địch 150

trận, tiêu diệt 1.600 tên, phá 5 đoàn xe quân sự chở quân đến ứng cứu, bắn rơi 2 máy bay, làm ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch bình định của địch.

Để hỗ trợ cho việc mở dân ở đồng bằng, lực lƣợng vũ trang các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận liên tiếp đánh địch ở các cứ điểm Tứ Tâm, Hữu Đức (Ninh Thuận), Đồng Kho (Bình Thuận), đồng thời phục kích diệt 4 đồn tàu qn sự trên đoạn đƣờng Ma Lâm - Long Thành, Ma Lâm - Mƣờng Mán, Ma Lâm - Suối Vận.

Bên cạnh những trận chống địch càn quét, dồn dân, các đội đặc công, biệt động luồn sâu đánh vào kho tàng, cơ quan đầu não của địch ở trong các thành phố, thị xã. Nổi bật là ngày 25-6-1962, các chiến sĩ biệt động mƣu trí, táo bạo đánh kho xăng Tân Sơn Nhất, đốt cháy hàng triệu lít xăng, làm chấn động Sài Gòn.

Trong những tháng cuối năm 1962, quân và dân Nam Bộ liên tiếp đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch. Từ ngày 15 - 30/8/1962, Mỹ - Diệm mở chiến dịch Bình Tây gồm 8 tiểu đồn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo, 130 xuồng chiến đấu, 40 trực thăng… nhằm tiêu diệt du kích, chiếm lại phần đất đã mất và tiến hành rộng khắp việc dồn dân vào các ấp chiến lƣợc. Ngày 10-10-1962, địch mở chiến dịch Sao Mai với 6.000 quân thuộc các sƣ đoàn chủ lực 5, 7, 21, gần 100 chiếc M113, nhiều máy bay các loại, chủ yếu càn quét vào các vùng từ Long An đến Tây Ninh, cả lƣu vực sơng Vàm Cỏ Đơng, vịng cung phía Tây Nam và Tây Bắc Sài Gịn. Ngày 20-11-1962, chính quyền Sài Gòn mở tiếp chiến dịch Thu Đông, càn quét vào chiến khu D, nơi các cơ quan lãnh đạo và chỉ huy của Miền đang ở và làm việc. Trong chiến dịch này, có nhiều cố vấn và 200 lính Mỹ tham gia lái máy bay chiến đấu, vận chuyển tiếp tế. Để hỗ trợ cho càn quét, trong năm 1962, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hịa cơng khai tun bố chƣơng trình phát quang ở miền Nam, tập trung vào các khu vực Biên Hịa - Bà Rịa - Tây Ninh (Đơng Nam Bộ), U Minh (Tây Nam Bộ), Tây Nguyên, rải chất độc hóa học hủy diệt từng khu rừng và

nhiều ruộng lúa, hoa màu. Quân, dân chiến khu D và những vùng chung quanh kiên cƣờng bám trụ, vƣợt qua ác liệt, chiến đấu đánh bại các mũi tiến công của địch, bảo vệ an toàn căn cứ.

Ở Khu V, việc mở rộng vùng giải phóng và đƣa lực lƣợng vũ trang trụ lại ở đồng bằng là một yêu cầu bức thiết. Khu ủy và Bộ Tƣ lệnh Quân khu chủ trƣơng mở đợt hoạt động mùa mƣa năm 1962 nhằm tiến công phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở nơng thơn đồng bằng.

Chiến thắng nổi bật trong tháng 8-1962 của Khu V là trận đánh máy bay trực thăng đổ quân của địch tại Nà Niêu. Tiểu đoàn 90 của Quân khu sau hơn 6 giờ chiến đấu quyết liệt, đã đánh bại cuộc hành quân bằng 30 máy bay trực thăng vận của địch vào Nà Niêu, bắn rơi 12 máy bay lên thẳng, có bốn chiếc rơi tại chỗ. Với thắng lợi có ý nghĩa chiến thuật này, ngày 6-9-1962, Đại tƣớng Tổng tƣ lệnh Võ Nguyên Giáp đã điện chỉ thị cho Khu V và Nam Bộ rút kinh nghiệm phổ biến cho lực lƣợng vũ trang các địa phƣơng vận dụng, phá cho đƣợc chiến thuật cơ động bằng trực thăng và thiết giáp của địch [33].

Sang tháng 9, Quân khu V sử dụng 4 tiểu đoàn chủ lực cùng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng mở đợt tác chiến “vƣợt sông Tiên” tiến công phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở khu vực giáp ranh 4 huyện Tiên Phƣớc, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ (Quảng Nam) hỗ trợ cho nhân dân phá banh 27 ấp chiến lƣợc, làm chủ 7 xã, 13 thôn [95, 29-30].

Tại Khu VI, cuộc chiến đấu cũng diễn ra giằng co, quyết liệt. Thực hiện chủ trƣơng của Khu đƣa bộ đội chủ lực đánh vào 1 chi khu quân sự của địch có cơng sự phịng ngự vững chắc để rút kinh nghiệm, đồng thời tạo thế cho phong trào phá ấp chiến lƣợc, ngày 4-8, lực lƣợng vũ trang tỉnh Bình Thuận đã nổ súng tiến công chi khu quận lỵ Hàm Tân. Sau 15 phút chiến đấu, bộ đội đã làm chủ chi khu, diệt và

làm bị thƣơng 136 tên, bắt sống 9 tên, gọi hàng 5 tên, thu tồn bộ vũ khí, trang bị và các máy thơng tin. Tiếp theo, lực lƣợng vũ trang phục kích diệt gọn 1 đại đội bảo an kéo đến tiếp viện, diệt gần 100 tên.

Ngày 4-10, Sƣ đoàn 23 quân Sài Gòn mở chiến dịch An Lạc đánh phá quyết liệt các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Đăk Lăk nhằm phá tuyến hành lang chiến lƣợc chạy qua Nam Tây Nguyên. Để bảo vệ nơi đứng chân, đồng thời tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, Quân khu VI quyết định điều Tiểu đồn 840 từ Khánh Hịa lên cùng Tiểu đoàn 186 làm lực lƣợng chủ yếu tiêu diệt cứ điểm Đầm Ròn, nơi địch đặt sở chỉ huy Bộ Tƣ lệnh hành quân, sở chỉ huy Trung đoàn 45. Đêm 5-12, 4 đại đội bộ binh, 1 đại đội đặc công và một bộ phận hỏa lực táo bạo, bất ngờ tiến công địch bằng chiến thuật mật tập. Sau 55 phút chiến đấu, bộ đội làm chủ khu trung tâm, đánh thiệt hại nặng sở chỉ huy hành quân, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 300 tên, phá hỏng nhiều vũ khí, điện đài và các trang bị kỹ thuật. Phát huy chiến thắng, ngày 11-12, Đại đội 2, Tiểu đoàn 186 dũng cảm quần đánh với 2 đại đội tại khu rẫy Đăk - Trepun, diệt 40 tên, địch phải rút về phía tả ngạn sơng Krơng Nơ, căn cứ đƣợc bảo vệ an tồn.

Nhìn chung, đến cuối năm 1962, toàn bộ hoạt động của Mỹ - Diệm đều tập trung để thực hiện 3 âm mƣu lớn: tấn công liên tục nhằm tiêu diệt lực lƣợng cách mạng, tập trung dân lập ấp chiến lƣợc, bao vây, phong tỏa, chặn mọi sự trợ giúp từ ngoài vào cho cách mạng miền Nam. Phƣơng châm chiến lƣợc của Qn giải phóng trên chiến trƣờng là “kìm chế địch trong cuộc chiến tranh du kích và dùng chiến tranh du kích để thắng địch” [35, 280], “tránh những cuộc tấn công đột xuất, rầm rộ… để bộc lộ lực lƣợng và khả năng của ta sớm làm cho địch hốt hoảng, tích cực tìm những biện pháp đối phó quyết liệt, làm cho bè lũ đế quốc và dƣ luận thế giới xơn xao, chƣa có lợi cho ta” [35, 96], “chống càn quét” [35, 200] góp phần

làm phá sản bƣớc đầu kế hoạch hoạch Staley - Taylor về bình định miền Nam trong vòng 18 tháng.

Mặc dù vậy, cuộc đấu tranh vẫn diễn ra giằng co quyết liệt. Bên cạnh những thắng lợi, ở nhiều địa phƣơng, phong trào đấu tranh vũ trang còn yếu, lực lƣợng bị tổn thất lớn. Trong các cuộc hành quân, quân đội Sài Gòn dƣới sự điều hành của cố vấn Mỹ dùng trực thăng chở quân và xe thiết giáp M113 có sức cơ động nhanh, bất ngờ mở các cuộc tiến công vào bất cứ khu vực nào. Với trực thăng vũ trang và các loại pháo lớn, nhỏ, Mỹ có thể chi viện hỏa lực cho các đơn vị quân đội Sài Gòn một cách kịp thời và mạnh mẽ, trong mọi điều kiện thời tiết, địa hình. Trong nhiều trƣờng hợp, bộ đội, du kích hồn tồn bị bất ngờ, khơng cách nào chống đỡ, buộc phải phân tán nhỏ lẻ, rút lui dƣới sự quần đảo, truy đuổi gắt gao của máy bay trực thăng trên bầu trời và xe tăng thiết giáp M113 dƣới mặt đất. Đã có khơng ít đơn vị cấp đại đội, trung đội Quân giải phóng bị loại khỏi vịng chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sĩ bị bắt…

Vấn đề phá ấp chiến lƣợc cũng gặp nhiều khó khăn. Khi địch mới lập ấp chiến lƣợc, một số cán bộ đã chủ quan, cho rằng: “Địch gom phần lớn là đồng bào nông dân đã kinh qua Đồng khởi. Địch sử dụng một số ác ôn đến bắt đồng bào phải tổ chức bộ máy kìm kẹp gồm chồng, con, em họ, vậy cứ để cho nó làm. Làm xong, ấp chiến lƣợc của nó sẽ nhanh chóng chuyển thành ấp chiến đấu của ta thôi”. Nhƣng thực tế diễn ra không đúng nhƣ sự đánh giá đơn giản đó. Phƣơng pháp đánh phá ấp chiến lƣợc bằng cách ban đêm dùng lực lƣợng nhỏ từ bên ngoài kết hợp với lực lƣợng bên trong nổi dậy đã khơng đem lại kế quả, bởi vì sáng ra địch bắt những ngƣời tham gia phá trong đem làm lại chắc chắn gấp 2, 3 lần cái đã phá và rút kinh nghiệm bố phòng nghiêm ngặt hơn. Hoặc lực lƣợng vũ trang tấn công tiêu diệt đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 74 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)