Chiến tranh đặc biệt lên đến đỉnh cao và chủ trƣơng đẩy mạnh chiến tranh cách mạng của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 92 - 96)

chiến tranh cách mạng của Đảng

Ba tuần sau khi Ngơ Đình Diệm bị giết (1-11-1963), ngày 22-11-1963, Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy bị ám sát. Sau đó, Phó Tổng thống Lydon Johnson lên làm Tổng thống trong lúc cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đang trở nên ngày nóng bỏng. McNamara nhận xét “đây thực sự là một mớ bòng bong cực kỳ khủng khiếp, rõ ràng còn nguy hiểm hơn tình thế mà Kennedy kế thừa từ Eisenhower” [98, 112] và “Việt cộng đã đạt đƣợc rất nhiều tiến bộ trong thời gian kể từ khi có đảo chính.... Hiện nay, Việt cộng kiểm soát đƣợc những tỉ lệ dân số rất cao ở một số tỉnh then chốt, đặc biệt là các tỉnh ở ngay phía Nam và phía Tây Sài Gịn” [96, 246-247].

Trên cƣơng vị mới, Johnson triệu tập cuộc họp với các cố vấn cấp cao về Việt Nam, khẳng định tiếp tục theo đuổi các chính sách và những hành động mà Mỹ đã cam kết với Nam Việt Nam “nhằm giúp đỡ nhân dân và chính phủ Nam Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ chống lại mƣu đồ của cộng sản đƣợc sự chỉ đạo và hậu thuẫn từ bên ngoài” [98, 112] bằng việc tiếp tục tăng cƣờng viện trợ, huấn luyện và cố vấn cho chính quyền, qn đội Sài Gịn đẩy mạnh chiến tranh đặc biệt.

Ngày 17-3-1964, Tổng thống Hoa Kỳ phê chuẩn bị vong lục về hành động

an ninh quốc gia số 288. Bị vong lục đánh giá lại toàn bộ tình hình sau đảo chính,

chủ trƣơng những nội dung chủ yếu: Sẵn sàng cung cấp viện trợ và hỗ trợ cho Nam Việt Nam chừng nào còn cần thiết; ủng hộ Chính phủ Sài Gịn chống lại bất kỳ cuộc đảo chính nào sau này; ủng hộ chƣơng trình động viên quốc gia, đƣa Nam Việt Nam vào tình thế chiến tranh, giúp đỡ quân đội Việt Nam Cộng hịa tăng qn số lên ít nhất 50 vạn ngƣời; giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ hành chính, dân sự đông đảo hoạt động ở cấp tỉnh, quận và thôn ấp; cung cấp thêm máy bay, tàu chiến, xe tăng; cho phép máy bay Mỹ tiếp tục do thám khu vực biên giới Nam Việt Nam, cho phép và tiến hành các hoạt động trên bộ của Nam Việt Nam ở biên giới Lào nhằm kiểm soát biên giới; chuẩn bị ngay lập tức để có thể tiến hành các hoạt động quy mơ lớn “kiểm sốt biên giới” ở Lào, Campuchia và các hoạt động trả đũa chống Bắc Việt Nam.

Nhằm biến những chủ trƣơng biện pháp nói trên thành hiện thực, lực lƣợng yểm trợ Mỹ đƣợc tăng cƣờng từ 22.400 ngƣời (năm 1963) lên 26.200 ngƣời (năm 1964), trong đó có 10.400 cố vấn Mỹ; số lƣợng quân Sài Gòn tăng từ 417.000 ngƣời năm 1963 (với 206.000 chủ lực và 211.000 quân địa phƣơng) lên 561.000 ngƣời năm 1964 (với 267.000 quân chủ lực và 294.000 quân địa phƣơng).

Cùng với việc tăng nhanh quân số, trang bị kỹ thuật cũng đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng: máy bay năm 1963 mới có 627 chiếc (trong đó có 344 trực thăng) sang năm 1964 tăng lên 989 chiếc (có 392 trực thăng); xe cơ giới tăng từ 582 chiếc năm 1963 lên 732 chiếc năm 1964; pháo từ 248 khẩu (1963) lên 415 khẩu (1964)...

Chính quyền Việt Nam Cộng hịa cịn điều chỉnh thế bố trí chiến lƣợc, cải tổ hệ thống chỉ huy, rút bớt một số đồn bốt lẻ, chuyển quân chiếm đóng thành lực lƣợng cơ động, tạo điều kiện mở các cuộc hành quân càn quét mật độ cao, phục vụ chƣơng trình “bình định trọng điểm” ở các vùng quanh Sài Gòn và các tỉnh Biên

Hịa, Bình Dƣơng, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An, Định Tƣờng. Để che giấu tính chất tàn bạo, Mỹ và chính quyền Sài Gịn đổi tên ấp chiến lƣợc thành ấp tân sinh, chƣơng trình bình định đổi thành chƣơng trình tái thiết nơng thơn, cuộc chiến tranh chống nghèo đói...

Từ cuối tháng 2-1964, Mỹ vạch kế hoạch bình định mang tên Chiến thắng, hịng tiêu diệt tồn bộ tổ chức qn sự, chính trị, kinh tế của lực lƣợng cách mạng. Kế hoạch đƣợc bắt đầu thực hiện từ 1-4-1964, dự định chia làm 2 bƣớc: Bƣớc một từ ngày 1/4/1964 - 3/12/1965, bình định có trọng điểm ở các vùng chiến thuật theo thứ tự ƣu tiên I, II, III bằng những cuộc hành quân đánh phá liên tục kết hợp với gom dân lập ấp tân sinh. Bƣớc hai, bắt đầu từ năm 1966, tiến công vào các vùng căn cứ, tiêu diệt các đơn vị chủ lực Quân giải phóng, phá hủy các cơ sở quân sự.

Đối với miền Bắc, Mỹ tiếp tục bổ sung để tiến tới hồn chỉnh “chƣơng trình qn sự khơng cơng khai chống Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hồ”, trong đó quan trọng nhất là Kế hoạch tác chiến 34A. Kế hoạch này bao gồm các chuyến bay do thám bằng máy bay U2 và bắt cóc cơng dân Bắc Việt Nam để khai thác tin tức tình báo, thả dù hoặc tung các đội biệt kích từ biển vào phá hoại, gây chiến tranh tâm lý...

Trong khi đó, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Thập niên 1960 là thời kỳ nở rộ của khối xã hội chủ nghĩa và sự chia rẽ giữa hai cƣờng quốc hàng đầu trong khối là Liên Xô và Trung Quốc về các vấn đề tƣ tƣởng, đƣờng lối cách mạng phát triển ngày càng gay gắt. Cuối năm 1964, sau khi Khrushchev bị hạ bệ, Leonid Brezhnev lên thay, quan điểm của Liên Xô đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đã thay đổi theo hƣớng ủng hộ đấu tranh vũ trang làm cách mạng bằng bạo lực với viện trợ quân sự to lớn nhằm hàn gắn quan hệ Xô - Trung và ngăn chặn

hoạt động quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Ngày 10-2-1965, Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp ƣớc hỗ trợ kinh tế và quân sự Việt - Xô. Từ đây sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc ngày càng tăng và đóng vai trị quan trọng trong chiến tranh Việt Nam [94, 19].

Trung Quốc, đang cạnh tranh vị trí lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa với Liên Xô,cũng khơng muốn vai trị kém hơn đối thủ cùng tƣ tƣởng. Hơn nữa, giai đoạn này, Mao Trạch Đông đang bị thất thế trong cuộc đấu tranh giành quyền lực tại Trung Nam Hải nên cũng muốn sử dụng khẩu hiệu “Ủng hộ Việt Nam chống Mỹ” để lấy lại uy tín trong nƣớc. Tháng 12-1964, Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc thăm Hà Nội và ký Hiệp ƣớc hữu nghị hợp tác quân sự Việt - Trung, gửi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa súng đạn đủ để trang bị cho 200 tiểu đoàn và đồng ý gửi tình nguyện quân vào Bắc Việt Nam nếu quân Mỹ vƣợt qua vĩ tuyến 17.

Trƣớc những diễn biến khó lƣờng trên, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ 9 (khóa III), tháng 12-1963, trên cơ sở đánh giá toàn bộ diễn biến của tình hình chiến trƣờng, trong nƣớc và trên thế giới, chỉ rõ phƣơng hƣớng phát triển của cách mạng miền Nam với nhiệm vụ trƣớc mắt là: “Động viên tồn Đảng, tồn dân vƣợt mọi khó khăn, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ hơn nữa ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân, ra sức phấn đấu xây dựng lực lƣợng về mọi mặt, chính trị và vũ trang, nhất là lực lƣợng vũ trang, làm thay đổi so sánh lực lƣợng giữa ta và địch có lợi cho ta mau chóng hơn, tích cực xây dựng và mở rộng căn cứ, nhất là ở những địa bàn chiến lƣợc và cơ động của quân chủ lực, tiến lên đánh tiêu diệt và làm tan rã từng bộ phận quân địch, phá phần lớn các ấp chiến lƣợc, làm chủ phần lớn xã thôn và rừng núi… tiến lên giành chủ động chiến lƣợc, sáng tạo ra thời cơ và giành những thắng lợi quyết định”.

Trong việc thực hiện nhiệm vụ đó, Hội nghị chỉ ra 2 nội dung chủ yếu, phải quyết tâm đạt đó là: Làm thất bại mức độ gom dân lập ấp chiến lƣợc của địch, phá phần lớn các ấp chiến lƣợc đã làm đƣợc, bảo đảm giành nhân tài, vật lực cho cách mạng, làm chủ phần lớn nông thôn, rừng núi; tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã từng bộ phận quân đội Sài Gòn, tạo điều kiện làm tan rã lực lƣợng quân sự, chỗ dựa của Mỹ và tay sai. Trong đó, đấu tranh vũ trang dần dần giữ địa vị làm mũi đấu tranh cơ bản và quyết định.

Điểm mới của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 9 là chủ trƣơng xây dựng bộ đội chủ lực, tạo ra quả đấm mạnh đủ sức đánh bại lực lƣợng nòng cốt của chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt là quân chính quy. Về tác chiến, đẩy mạnh cách đánh vận động trên các địa bàn chiến lƣợc, tác chiến tập trung phải đóng vai trị mấu chốt trên chiến trƣờng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng lần thứ 9 đã bổ sung và hoàn chỉnh đƣờng lối cách mạng miền Nam do Hội nghị Trung ƣơng 15 (khóa II) và các nghị quyết của Bộ Chính trị tiếp sau đó đã đề ra; cụ thể hóa những nhiệm vụ mà cách mạng miền Nam phải tiến hành để đánh bại chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt của Mỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)