Xây dựng lực lƣợng vũ trang cách mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 57 - 74)

Tổ chức hệ thống chỉ huy quân sự các cấp, thành lập các mặt trận và quân khu

Ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị quyết định đổi Tổng quân ủy thành Quân ủy Trung ƣơng và giao cho nhiệm vụ chỉ đạo công tác quân sự ở miền Nam. Sau khi kiện toàn lại tổ chức, Quân ủy Trung ƣơng họp nhiều lần để bàn bạc, quyết định những chủ trƣơng lớn, đặc biệt là công tác chi viện và tổ chức lực lƣợng ở miền Nam. Quân ủy đã phân công cụ thể từng ngƣời phụ trách các mặt cơng tác: Hồng Văn Thái phụ trách về biên chế, tổ chức, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc để đƣa vào miền Nam chiến đấu. Trần Văn Trà - Phó Tổng tham mƣu trƣởng và Nguyễn Văn Vịnh - Phó trƣởng ban Thống nhất Trung ƣơng phụ trách về xây dựng lực lƣợng, tổ chức chiến đấu ở miền Nam. Song Hào phụ trách việc lựa chọn, đào tạo, điều động cán bộ vào Bộ Tƣ lệnh Miền, các quân khu ở miền Nam. Trần Quý Hai phụ trách chi viện vật chất, trang bì vũ khí, xây dựng các đƣờng tiếp tế, các căn cứ hậu cần chiến lƣợc ở miền Nam.

Cục tác chiến Bộ Tổng tham mƣu đƣợc Quân ủy Trung ƣơng giao nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, chuẩn bị những phƣơng án chi viện, tổ chức chiến đấu ở miền Nam. Trong Cục tác chiến, có một bộ phận chuyên lo về vấn đề này gọi là tổ B.

Tháng 10-1961, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng quyết định thành lập Trung ƣơng Cục miền Nam để phụ trách chỉ đạo công tác của Đảng ở miền Nam. Đây là một bộ phận của Ban Chấp hành Trung ƣơng, gồm một số ủy viên Trung ƣơng đƣợc Ban Chấp hành bầu ra và ủy nhiệm chỉ đạo tồn bộ cơng tác Đảng ở miền Nam. Trung ƣơng Cục miền Nam đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng do Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Các cấp ủy quân khu cũng đƣợc tăng cƣờng những cán bộ dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo phong trào.

Ngày 23-10-1961, Hội nghị Trung ƣơng Cục miền Nam mở rộng lần thứ nhất đƣợc tổ chức tại chiến khu D. Các cán bộ chủ chốt trong đồn Phƣơng Đơng vừa từ miền Bắc vào đã tham dự Hội nghị. Trung ƣơng Cục ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng và hoạt động của các lực lƣợng vũ trang miền Nam, nêu rõ: cần đẩy mạnh đấu tranh tiêu diệt sinh lực địch, kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận làm tan rã quân đội và chính quyền địch, phát triển và tích trữ lực lƣợng cả về số lƣợng, chất lƣợng, đủ khả năng tiêu diệt địch ngày càng nhiều, làm thay đổi so sánh lực lƣợng có lợi cho cách mạng và có đủ lực lƣợng vũ trang đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng của cuộc tổng khởi nghĩa. Phƣơng châm tác chiến trƣớc mắt là du kích với đối tƣợng cần tiêu diệt là dân vệ, phịng vệ, bảo an, biệt kích và những bộ phận phân tán của chủ lực địch [129, 279-280].

Về tổ chức chỉ huy quân sự các cấp, Hội nghị quyết định thành lập: Ban Quân sự Miền (Mật danh là Ban Quân sự R) chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng Cục, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Quốc phòng. Bộ Tƣ lệnh cấp quân khu (Mật danh là Ban Quân sự T) chịu sự lãnh đạo của Khu ủy, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Quân sự Miền. Bộ chỉ huy cấp tỉnh đội, huyện đội (còn gọi là Ban Quân sự U và V). Xã đội (còn gọi là Y) đặt dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy xã.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ huy thống nhất trong tình hình các chiến trƣờng ở miền Nam bị chia cắt phức tạp, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ƣơng quyết định điều chỉnh lại địa giới các khu và thành lập các mặt trận. Toàn miền Nam đƣợc chia làm 2 mặt trận mang số hiệu là B1 và B2. Mặt trận B1 Nam Trung

Bộ đƣợc thành lập đầu năm 1961, gồm các tỉnh từ Khánh Hòa đến vĩ tuyến 17,

do Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo. Mặt trận B2 Nam Bộ đƣợc thành lập đầu năm 1961, gồm các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau,

Cùng thời gian này, toàn Nam Bộ đƣợc chia thành 4 quân khu: Quân khu miền Đông Nam Bộ, mật danh T1, địa bàn gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dƣơng, Bình Long, Phƣớc Thành, Bà Rịa, Phƣớc Long, Biên Hòa, Vũng Tàu. Quân khu miền Trung Nam bộ, mật danh T2, địa bàn gồm các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gị Cơng, Long Xun, Châu Đốc, Sa Đéc và Bến Tre. Quân khu miền Tây Nam Bộ, mật danh T3, địa bàn gồm các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng (thêm một phần tỉnh Bạc Liêu), Rạch Giá, Cà Mau (gồm một phần tỉnh Bạc Liêu) và Hà Tiên. Quân khu Sài Gòn - Gia Định, mật danh T4.

Miền Trung (Liên khu V), chia thành 2 khu: Khu V với các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai; Khu VI với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đăk Lăk, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Ngồi ra, cịn có Khu X mang mật danh T10,

thành lập đầu năm 1962, địa bàn gồm các tỉnh Phƣớc Long, Lâm Đồng, Quảng Đức, Tuyên Đức do Bộ Tƣ lệnh Miền chỉ đạo tác chiến. Tháng 10-1963, Khu X giải thể [1, 24].

Bước đầu xây dựng hệ thống ba thứ quân

Tháng 9-1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ƣơng thông qua đề án xây dựng lực lƣợng vũ trang miền Nam trong những năm 1961-1963 do Bộ Tổng tham mƣu chuẩn bị. Theo đề án này, bên cạnh việc phát triển lực lƣợng tại chỗ, sẽ đƣa từ 3-4 vạn chiến sĩ đƣợc huấn luyện chính quy ở miền Bắc vào chiến trƣờng miền Nam. Tất cả cán bộ, chiến sĩ quê ở miền Nam, hoặc đã từng chiến đấu, công tác ở miền Nam, dù ở bất kỳ cƣơng vị công tác nào trên miền Bắc, đƣợc đăng ký, bồi dƣỡng về chính trị, quân sự, đƣợc rèn luyện về thể lực để sẵn sàng làm nhiệm vụ ở chiến trƣờng. Các xí nghiệp quốc phịng khẩn trƣơng sửa chữa súng trƣờng, tiểu

liên, súng cối và sản xuất đạn, lựu đạn... cung cấp kịp thời yêu cầu trƣớc mắt của lực lƣợng vũ trang miền Nam.

Tại Nam Bộ, tháng 7-1961, Trung ƣơng Cục quyết định thành lập trung đoàn chủ lực Miền mang mật danh Q761. Đến ngày 9-2-1962, Q761 (C56) chính thức làm lễ ra mắt tại Trảng Dài (Tây Ninh) và mang tên Trung đoàn 1 bộ binh. Đây là đơn vị cơ động cấp trung đoàn đầu tiên của Quân giải phóng miền Nam. Tháng 6-1962, Trung đoàn 2, mật danh Q762 (hoặc C58), đƣợc thành lập từ khung là bộ đội tập kết, làm lễ ra mắt tại chiến khu D. Ban Quân sự Miền bố trí Trung đồn 1 đứng chân ở khu B có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ Miền, hoạt động trên địa bàn thuộc Tây Ninh và Bắc Sài Gịn. Trung đồn 2 ở khu A, có nhiệm vụ bảo vệ chiến khu D, hoạt động trên địa bàn các tỉnh Đơng Bắc Sài Gịn.

Tại Đông Nam Bộ, ngày 15-4-1961, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của miền Đơng chính thức ra mắt, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 500 (sau đổi là Tiểu đoàn 800). Đến cuối năm 1963, lực lƣợng vũ trang tồn Qn khu miền Đơng tổng cộng có 4.627 chiến sĩ [111, 93].

Tháng 7-1961, sau khi tách tỉnh Thủ Biên, Đại đội tập trung của tỉnh Biên Hòa đƣợc thành lập, lấy phiên hiệu C240. Ở Long Khánh, tỉnh cũng thành lập trung đội vũ trang tuyên truyền với trên 50 cán bộ, chiến sĩ. Đến cuối năm 1962, ngoài các đơn vị tập trung, các huyện và thị xã đều có 1-2 trung đội, hầu hết các xã, đồn điền cao su đều xây dựng đƣợc ít nhất 1 bán đội du kích [20, 175-176].

Tại Bình Dƣơng, cuối năm 1962, đã thành lập đƣợc các đơn vị vũ trang tập trung: Đại đội 304, Đại đội 306 (Thủ Dầu Một), Đại đội 303 (Phƣớc Thành) và các đại đội 61 62, 63, 64 tại các huyện Bến Cát, Châu Thành, Lái Thiêu, Dầu Tiếng. Đến cuối năm 1963, lực lƣợng vũ trang toàn tỉnh Thủ Dầu Một đã có 800 chiến sĩ với 94 cán bộ [17, 167-168].

Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đến cuối năm 1963, bộ đội địa phƣơng huyện Châu Thành (Đại đội 20), huyện Long Đất (Đại đội 25) và bộ đội tỉnh (C445) phát triển rất nhanh. Biên chế tổ chức và công tác hậu cần không đáp ứng đƣợc với số lƣợng thanh niên xin gia nhập bộ đội ngày một đông đảo [15, 223].

Tại Tây Ninh, cuối năm 1961, bộ đội tập trung gồm Tiểu đồn 14, các đại đội cơng binh, đặc công và 1 phân đội thông tin. Các huyện đều có đại đội tập trung, xã ấp thì có tiểu đội đến trung đội du kích [111, 88].

Ở Bình Long, sau khi có quyết định tách tỉnh, Trung ƣơng Cục bổ sung cho các đơn vị vũ trang đầu tiên, mang phiên hiệu C70 (thực chất chỉ 1 trung đội) và C75 (thực chất chỉ 1 tiểu đội). Ở Phƣớc Long, Tỉnh ủy cũng thành lập các đơn vị C290 và C270 tƣơng đƣơng cỡ trung đội. Mỗi quận bên dƣới cũng có có 1 trung đội vũ trang, mỗi đội cơng tác cũng có từ 1-2 tiểu đội vũ trang [51, 253].

Tại Sài Gòn - Gia Định, giữa năm 1961, Quân khu thành lập 1 đại đội cơ động mạnh 160 ngƣời, lấy bí số C13 (sau đổi là K17). Tháng 3-1962, đơn vị bộ đội tập trung Quân khu phát triển quân số lên trên 300 và biên chế thành đoàn Quyết Thắng. Các huyện củng cố và phát triển các đội du kích liên xã, hoặc bộ đội tập trung địa phƣơng [103, 345], mạnh nhất là tại Củ Chi. Phong trào vũ trang nội đô từng bƣớc đƣợc gây dựng, tạo điều kiện lần lƣợt hình thành các đội biệt động 159, 65, 66, 67A, 67B, 68, 69…

Ở Khu VIII,ngày 2-1-1961, Tiểu đồn 261 chính thức đƣợc thành lập. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của Quân khu VIII. Biên chế ban đầu của đơn vị gồm 2 đại đội bộ binh, 1 trung đội trợ chiến. Đến tháng 11-1963, Tiểu đoàn 263, đơn vị chủ lực thứ hai của Quân khu, ra đời bao gồm thành phần là hầu hết cán bộ, chiến sĩ có xuất thân từ tỉnh Bến Tre.

Tại Bến Tre, ngồi 2 đại đội đã có từ trong phong trào Đồng khởi, giữa năm 1961, Ban Quân sự tỉnh đã xây dựng 1 đại đội mới lấy phiên hiệu Đại đội 261B. Tháng 10-1963, Đại đội 4 trợ chiến ra đời. Các huyện mạnh nhƣ Mỏ Cày, Giồng Trơm đều có các đại đội bộ binh, các xã có từ 1-2 trung đội du kích [16, 109-110].

Ở Mỹ Tho, Tiểu đồn 514 phát triển từ 5 tiểu đội (đầu năm 1961) lên 3 đại đội (năm 1963) đƣợc biên chế đầy đủ mà chính hãng Thơng tấn UPI của Mỹ phải thừa nhận: “Tiểu đồn nổi tiếng 514 chẳng hạn mà Chính phủ (Diệm) khoe rằng đã tiêu diệt ít nhất 12 lần nay đã phát triển thành một tiểu đoàn mạnh mẽ khoảng 500 ngƣời chia làm 3 đại đội trang bị súng trƣờng và 1 đại đội súng hạng nặng…” [69, 279]. Các huyện đều thành lập trung đội địa phƣơng, xây dựng và củng cố du kích xã, ấp [30, 267].

Đầu năm 1961, Kiến Tƣờng đã có 1 đại đội với trên 200 chiến sĩ, mỗi vùng có từ 90-100 quân, Đến cuối năm 1962, đại đội cơ động của tỉnh đƣợc bổ sung quân số, có 360 tay súng bao gồm trung đội pháo và các phận đội đặc công, trinh sát, thơng tin. Mỗi xã đều có trung đội du kích tập trung và nhiều du kích ấp, du kích mật [24, 115].

Ở An Giang, đến cuối năm 1963, đƣợc sự chi viện về vũ khí của Trung ƣơng, lực lƣợng bộ đội tỉnh phát triển mạnh. Tiểu đoàn 510 đã đƣợc biên chế thành Đại đội 1 và Đại đội 2 cùng các đơn vị hỏa lực pháo cối, đặc công trinh sát với quân số trên 200 ngƣời [14, 99].

Tại Kiến Phong, lực lƣợng vũ trang của tỉnh đƣợc kiện toàn lại về tổ chức. Tỉnh nhất trí phƣơng án Tiểu đoàn 502 có 3 đại đội bộ binh: C272, C274 và C198. Các phân đội đặc công, trinh sát, quân y, hậu cần, quân giới đƣợc củng cố một bƣớc, ban chỉ huy tiểu đoàn vẫn nhƣ cũ. Tỉnh đổi phiên hiệu Đại đội cơ động 271 thành Đại đội 209 và cho thành lập thêm Đại đội cơ động

261. Lực lƣợng vũ trang địa phƣơng phát triển khá, hầu hết các huyện đều có trung đội, xã có tiểu đội du kích [21, 86].

Khu IX, miền Tây Nam Bộ, đầu năm 1961, thành lập 2 tiểu đoàn chủ lực là Tiểu đoàn 306 và Tiểu đoàn 96. Đến cuối năm 1962, Khu thành lập thêm Tiểu đoàn chủ lực 70 [113, 349].

Tại Sóc Trăng, tháng 7-1961, tỉnh thành lập đơn vị tập trung mang phiên hiệu là Đại đội Phú Lợi 761. Đầu năm 1963, Tỉnh ủy thành lập đại đội thứ hai, mang phiên hiệu Đại đội 74, đồng thời xây dựng các trung đội chuyên môn về pháo binh (602), đặc công (603) và cơng binh (604) [29, 147].

Ở Cần Thơ, ngồi đơn vị Tây Đô, ngày 31-8-1961, Ban Quân sự tỉnh thành lập Đại đội 318 (C31). Cuối năm 1963, tỉnh thành lập thêm Đại đội 19 và Đại đội 28 [19, 112].

Tại Trà Vinh, cuối năm 1961, các xã đã có 1-2 tiểu đội du kích, huyện có trung đội địa phƣơng, tỉnh đã có đơn vị vũ trang tập trung mang phiên hiệu Đại đội 501. Từ năm 1962-1963, tỉnh còn thành lập thêm các đại đội 509, 511 và 517 [31, 178].

Ở Vĩnh Long, sau Đồng khởi, Ban Quân sự tỉnh quyết định phân tán lực lƣợng của đơn vị 857 (Tiểu đoàn Lý Thƣờng Kiệt) về các địa phƣơng để xây dựng lực lƣợng bộ đội địa phƣơng huyện và du kích xã, ấp, chỉ giữ lại 1 trung đội làm đơn vị cơ động. Cuối năm 1963, đơn vị cơ động của tỉnh phát triển lên cấp đại đội, nhiều huyện đã có trung đội, các xã, ấp thì có từ 1-2 tiểu đội du kích.

Đến năm 1963, Khu VI tuy đƣợc miền Bắc chi viện lực lƣợng nhiều, nhƣng do cơ sở chính trị, vũ trang bên dƣới cịn yếu, điều kiện hoạt động tập trung hạn chế, nên Quân khu giải thể một số tiểu đoàn để lấy cán bộ, chiến sĩ đƣa xuống, xây dựng bộ đội địa phƣơng tỉnh, huyện. Quân khu chỉ giữ 2 tiểu đoàn bộ binh 186,

840 (quân số hoạt động mỗi tiểu đồn cũng chỉ có 250-300 tay súng) và 1 khung tiểu đoàn trợ chiến [50, 83].

Đến giữa năm 1962, bộ đội tỉnh Đăk Lăk đã có 2 đại đội bộ binh và 2 trung đội đặc công. Mỗi huyện có từ 2 tiểu đội đến 2 trung đội cùng 1.600 du kích. Ở Tuyên Đức, cuối năm 1963, tỉnh xây dựng đƣợc đơn vị vũ trang tập trung mang phiên hiệu Đại đội 143, biên chế thành 2 trung đội (B211, B212). Đầu năm 1962, lực lƣợng vũ trang của tỉnh Lâm Đồng đã có 2 đại đội bộ binh, 1 trung đội cơng binh, 1 trung đội trinh sát [23, 96].

Đầu năm 1961, cùng với lực lƣợng miền Bắc chi viện, 3 tỉnh đồng bằng Khu VI đã tuyển đƣợc 600 thanh niên vào bộ đội. Bình Thuận xây dựng đƣợc 3 đại đội bộ binh (480, 486 và 489). Ninh Thuận phát triển lực lƣợng lên thành 2 đại đội thiếu (C610, D1). Khánh Hòa đến năm 1963 đƣợc Khu tăng cƣờng 2 đại đôi của Tiểu đoàn 39 [50, 98]. Các huyện đồng bằng hầu hết đã xây dựng từ tiểu đội đến trung đội. Mỗi xã đều có tổ chức đội vũ trang cơng tác. Các xã giải phóng và làm chủ đều có từ 1-2 tiểu đội du kích.

Đến giữa năm 1961, Khu V có 6 tiểu đồn bộ binh, 2 tiểu đồn trợ chiến, 16 đại đội, 92 trung đội và 37 tiểu đội bộ đội địa phƣơng tỉnh, huyện [237, 297]. Sau đó, qua các tuyến vận tải chiến lƣợc, nhiều khung đơn vị đƣợc tăng cƣờng vào chiến trƣờng Khu V. Trên cơ sở đó, trong năm 1962, Quân khu thành lập Trung đoàn bộ binh 2, phụ trách 2 tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum; Trung đoàn bộ binh 1 kiêm tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng; Trung đồn bộ binh 3 phụ trách Bình Định - Phú Yên - Gia Lai. Đến cuối năm 1963, Quân khu biên chế lại các đơn vị vũ trang tập trung thành 2 trung đoàn cơ động mạnh (1, 2) và khung Trung đoàn 3 đang hình thành tổ chức quân sự ở phân khu Nam (Phú Yên - Khánh Hòa - Đăk Lăk). Các tiểu đồn bộ binh cịn lại đều đƣợc đƣa xuống các tỉnh [45, 253].

Tháng 5-1961, Bộ Tổng tƣ lệnh đã bổ sung cho Tây Nguyên đơn vị chủ lực đầu tiên là Tiểu đoàn 200 pháo binh. Đầu năm 1963, Quân khu V tiếp tục tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)