Phát triển mạnh mẽ về lực lƣợng, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc “đụng đầu lịch sử”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 96 - 118)

đầu lịch sử”

Củng cố lại hệ thống chỉ huy các cấp, kiện tồn các mặt trận

Trƣớc tình hình cách mạng miền Nam phát triển thuận lợi, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng lực lƣợng chủ lực trên chiến trƣờng miền Nam, nhất là mặt trận B2, tháng 10-1963, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ƣơng quyết định thành lập Quân ủy và Bộ Tƣ lệnh Miền thay thế Ban Quân sự Miền. Bộ Chỉ huy Miền đƣợc coi là cơ quan tiền phƣơng của Quân ủy Trung ƣơng và Bộ tổng tƣ lệnh ở chiến trƣờng trọng điểm B2; chịu sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ƣơng, Bộ Tổng tƣ lệnh

và sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ƣơng Cục; có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động quân sự trên các chiến trƣờng cũng nhƣ lực lƣợng vũ trang B2, gồm các Quân khu VI, VII, VIII, IX và Sài Gòn - Gia Định [129, 401].

Từ đầu năm 1964, Trung tƣớng Trần Văn Trà, Phó Tổng tham mƣu trƣởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đƣợc Trung ƣơng Đảng cử vào miền Nam làm Thƣờng vụ Trung ƣơng Cục và giữ chức Tƣ lệnh các lực lƣợng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam (Bộ Chỉ huy Miền). Tháng 10-1964, Đại tƣớng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thƣ Qn ủy Trung ƣơng, đã lên đƣờng vào Nam. Cùng đến chiến trƣờng đợt này, có Thiếu tƣớng Lê trọng Tấn, Thiếu tƣớng Trần Độ và nhiều cán bộ trung, cao cấp. Vào chiến trƣờng miền Nam, Nguyễn Chí Thanh đƣợc Bộ Chính trị giao nhiệm vụ phụ trách Trung ƣơng Cục và làm Chính ủy Quân ủy Miền. Thiếu tƣớng Lê Trọng Tấn giữ cƣơng vị Phó Tƣ lệnh các lực lƣợng vũ trang giải phóng miền Nam [129, 458]. Việc tăng cƣờng các cán bộ quân sự có kinh nghiệm xây dựng bộ đội chủ lực và chỉ huy các trận đánh lớn vào cơ quan lãnh đạo Quân giải phóng thể hiện quyết tâm của Quân ủy Trung ƣơng trong việc đẩy mạnh chiến tranh cách mạng ở miền Nam.

Do vị trí chiến lƣợc quan trọng đối với miền Nam Việt Nam và Nam Đơng Dƣơng, tháng 9-1964, Bộ Chính trị giao cho Quân ủy Trung ƣơng tổ chức và thành lập Bộ Tƣ lệnh dã chiến ở Tây Nguyên (B3). Mặt trận Tây Nguyên ra đời gồm địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk. Nhiệm vụ của Bộ Tƣ lệnh B3 là xây dựng Tây Nguyên thành chiến trƣờng đánh tiêu diệt lớn, có qn chủ lực mạnh làm nịng cốt thúc đẩy lực lƣợng vũ trang nhân dân trên địa bàn đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, thu hút giam chân quân chủ lực địch, tạo điều kiện cho đồng bằng và đô thị nổi dậy giành quyền làm chủ; phối hợp với Trị Thiên, Khu V và miền Đông Nam Bộ tiến công địch theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng [123, 406] (Sau này, miền

Thừa Thiên Huế Huế, tách ra từ B1 và sau đó từ tháng 6-1966 là mặt trận B5, địa bàn ở khu vực đƣờng 9 và Bắc Quảng Trị, tách ra từ B4 do Bộ Tổng tƣ lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp chỉ đạo).

Đẩy mạnh xây dựng các đơn vị chủ lực và lực lượng vũ trang tập trung

Tháng 3-1964, Quân ủy Trung ƣơng họp tổng kết công tác chỉ đạo quân sự trong 10 năm, ra nghị quyết về Tình hình và nhiệm vụ quân sự của Đảng, xác định nhiệm vụ chiến lƣợc là: đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng, tiêu diệt và làm tan rã lực lƣợng quân sự địch, đánh đổ chế độ thống trị của Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Theo phƣơng hƣớng đó, miền Bắc bắt đầu đƣa quân vào chiến trƣờng dƣới hình thức các đơn vị đủ quân số và trang bị theo biên chế (không phải là các “đơn vị khung” hoặc các đoàn đi lẻ nhƣ trƣớc). Các trung đoàn bộ binh 101, 95, 18 (Sƣ đoàn 825) là những trung đoàn chủ lực cơ động đầu tiên hành quân vào chiến trƣờng.

Từ ngày 18 - 19/7/1964, Tổng Tham mƣu trƣởng Văn Tiến Dũng làm việc với Bộ Tƣ lệnh Quân khu IV. Tổng tham mƣu trƣởng đã giao nhiệm vụ chuẩn bị tác chiến ở cho Sƣ đoàn 325: Nhiệm vụ của Sƣ đoàn 325 chủ yếu ở miền Nam; đối tƣợng tác chiến sắp tới là quân đội Sài Gòn; khu vực tác chiến ở Kon Tum và Gia Lai; phƣơng thức hoạt động là độc lập tác chiến và mở chiến dịch ở vùng rừng núi; thời gian sẵn sàng làm nhiệm vụ từ tháng 12-1964 [36, 96].

Đây là lần đầu tiên 1 sƣ đoàn bộ binh chủ lực ở miền Bắc đƣợc thủ trƣởng Bộ Tổng tham mƣu trực tiếp giao nhiệm vụ tác chiến ở chiến trƣờng miền Nam, thể hiện rõ quyết tâm sử dụng bộ đội chủ lực đánh tập trung tiêu diệt sinh lực và làm tan rã từng bộ phận quân đội địch, làm thay đổi so sánh lực lƣợng có lợi cho cách mạng trên chiến trƣờng.

Chỉ tính riêng năm 1965, tuyến 559 đã bảo đảm cho gần 50.000 cán bộ, chiến sĩ gồm 7 trung đoàn, 20 tiểu bộ binh, pháo binh, bằng số quân vào chiến trƣờng từ năm 1959-1964. Điều đó càng tạo điều kiện cho Quân giải phóng miền Nam xây dựng “nắm đấm chủ lực” trong thời gian này.

Tháng 6-1964, Trung đoàn bộ binh thứ ba của Miền đƣợc thành lập ở Đông Nam Bộ với lực lƣợng chủ yếu từ miền Tây lên. Đến ngày 2-3-1965, trung đoàn đoàn đầu tiên của Quân khu VII ra đời, mang phiên hiệu Trung đồn 4 hay cịn gọi là Trung đồn Đồng Nai (gồm có Tiểu đồn bộ binh 1 ngun là Tiểu đồn 800 thuộc Đơng Nam Bộ; Tiểu đoàn bộ binh 2 nguyên là Tiểu đoàn 265 từ Trung Nam Bộ đƣa lên; Tiểu đoàn bộ binh 3 nguyên là Tiểu đoàn 308 bảo vệ căn cứ Đông Nam Bộ cùng các đại đội trợ chiến ĐKZ, cối, 12 ly 8, công binh, thông tin, trinh sát, vận tải, quân y…) [111, 93].

Tháng 7-1964, đại đội tập trung thứ ba của Thủ Dầu Một ra đời, mang phiên hiệu Đại đội 308 với biên chế 4 trung đội và 130 chiến sĩ. Tháng 10-1964, tỉnh tiếp tục thành lập Đại đội 4 trợ chiến gồm 3 trung đội (ĐKZ, cối, đại liên). Tháng 11- 1964, các đại đội 304, 306, 308, 4 của tỉnh sáp nhập thành Tiểu đoàn Phú Lợi với quân số trên 400 ngƣời [17, 171]. Đến đầu năm 1965, lực lƣợng vũ trang tồn tỉnh có 1.500 ngƣời với 216 cán bộ, 350 đảng viên [17, 176]. Cùng thời gian, lực lƣợng vũ trang của tỉnh Phƣớc Thành phát triển thành 3 đại đội (301, 302, 303), quân số mỗi đại đội trên 100 ngƣời [17, 174].

Bƣớc vào năm 1964, lực lƣợng vũ trang tỉnh, huyện ở Đồng Nai đƣợc tăng cƣờng. Biên Hịa ngồi Đại đội 240 còn thành lập thêm Đại đội 245 và 2 đại đôi công binh, đánh giao thơng. Đội biệt động thị xã Biên Hịa phát triển lên hơn 50 ngƣời. Tỉnh Long Khánh ngồi đại đội tập trung cịn xây dựng thêm 1 trung đội ở thị xã [20, 174]. Bên cạnh đó, tại Nhơn Trạch - Cần Giờ, trên cơ sở các lực lƣợng

chi viện của Miền và Trung ƣơng, cuối năm 1964, địa phƣơng thành lập 1 đại đội đặc công nƣớc, tiền thân của Đồn 10 đặc cơng rừng Sác anh hùng sau này [116, 20].

Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đầu năm 1964, C440 đƣợc thành lập, quân số và vũ khí đƣợc tách ra từ C445 và nguồn bổ sung của bộ đội huyện. Đến ngày 19-5- 1965, 2 đại đội 440 và 445 sáp nhập thành Tiểu đoàn 445, tiểu đoàn chủ lực của tỉnh với phiên chế 4 đại đội bộ binh và 1 đại đội hỏa lực [15, 269].

Tại Bình Long, khi bƣớc vào chiến dịch Bình Giã, tỉnh chính thức thành lập đơn vị C70 với đầy đủ 3 trung đội bộ binh và trung đội trợ chiến. Đến giữa năm 1965, ở Phƣớc Long, bên cạnh việc củng cố C270, C290, Tỉnh ủy chủ trƣơng đẩy mạnh vận động tân binh để thành lập thêm các đại đội C271, C273 bộ binh, C14 cối, C15 đặc công trinh sát [51, 317].

Ở Sài Gòn - Gia Định, tháng 5-1964, Quân khu ủy quyết định đổi tên đoàn K17 Quyết Thắng thành Tiểu đoàn Quyết Thắng - tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Khu. Tháng 6-1965, Quân khu thành lập một Đoàn biệt động, lấy mật danh là F100 với 9 đội biệt động nội đô (3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11), mỗi đội từ 15-20 ngƣời, 3 đội đặc công biệt động ven đô. Cùng với lực lƣợng biệt động trực thuộc Quân khu, lực lƣợng biệt động 5 cánh (phân khu) vùng ven cũng đƣợc tăng cƣờng gồm đội 65 Bình Tân, đội 66 Dĩ An, đội 67 Hóc Mơn - Gị Vấp, đội 68 Nhà Bè - quận 4, đội 69 Thủ Đức. Ở ngoại thành, lực lƣợng du kích: Gị Vấp - Hóc Mơn có 6 đội 53 ngƣời, Bình Tân có 9 đội 82 ngƣời, Nhà Bè có 29 ngƣời, Thủ Đức có 4 đội 24 ngƣời [103, 418].

Tại Khu VIII, đầu năm 1965, lực lƣợng chủ lực Quân giải phóng đã có 5 tiểu đồn bộ binh: 261, 263, 265, 267, 269 và các tiểu đoàn, đại đội binh chủng. Từ đó, Quân khu thành lập 2 trung đồn chủ lực là Trung đồn 205, cịn gọi là "trung đồn

Cá Gơ" (trên cơ sở các tiểu đồn 267 và 269) và Trung đoàn 1 Đồng Tháp (trên cơ sở các tiểu đoàn 261 và 263). Sáu tỉnh trực thuộc Khu, mỗi tỉnh đều có 1 tiểu đồn mạnh và các đại đội, trung đội binh chủng. Xã yếu nhất có tiểu đội du kích, xã trung bình có trung đội, xã mạnh đến đại đội [66, 354].

Ngày 24-4-1964, Tiểu đoàn 516, tiểu đoàn chủ lực của tỉnh Bến Tre ra đời. Tiểu đồn đƣợc hình thành từ 3 đại đội bộ binh và 1 địa đội trợ chiến của tỉnh với quân số trên 1.300 chiến sĩ [16, 127].

Ở Mỹ Tho, giữa năm 1964, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 514 đƣợc củng cố, quân số tiểu đoàn đƣợc bổ sung lên gần 700 ngƣời. Các huyện, thị xã đã xây dựng đƣợc 1 đại đội bộ đội địa phƣơng mạnh có từ 150-200 quân. Lực lƣợng tân binh tỉnh thƣờng xuyên có từ 4-5 đại đội sẵn sàng bổ sung cho các đơn vị; lực lƣợng dân quân, du kích trƣởng thành về mọi mặt với trên 10.000 ngƣời [30, 315].

Tại An Giang, tháng 3-1964, Tiểu đoàn 512 đƣợc tổ chức lại thành Tiểu đoàn 364 với biên chế gồm 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội trợ chiến, 1 đại đội đặc công, 1 trung đội thông tin, 1 trung đội trinh sát. Đến giữa năm 1965, toàn bộ lực lƣợng vũ trang cấp tỉnh có 1.099 cán bộ, chiến sĩ, cấp huyện có 1.077 ngƣời [14, 122].

Ở Kiến Tƣờng, cuối năm 1964, Tiểu đoàn 504 của tỉnh đã có 2 đại đội mạnh, quân số mỗi đại đội từ 200-400 tay súng, 1 đại đội vận tải hành lang gồm 100 chiến sĩ, 1 phân đội pháo binh nữ. Du kích xã rất mạnh, xã trung bình có 20-40 tay súng, xã mạnh có 70-80 tay súng [24, 127].

Tại Long An, tháng 5-1964, các Đại đội 1 và Đại đội 2 cơ động của tỉnh đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2. Quân số của Tiểu đoàn 1 có 800 ngƣời, Tiểu đồn 2 là 400 ngƣời. Các phân đội trực thuộc nhƣ đặc công, trinh sát,

hỏa lực cũng đƣợc tăng cƣờng quân số. Trên thực tế, lực lƣợng tập trung tỉnh Long An lúc này tƣơng đƣơng 1 trung đoàn thiếu [25, 145].

Ở Kiến Phong, đầu năm 1965, Tiểu đoàn 502 đã tập trung các đơn vị tiến hành củng cố tổ chức, huấn luyện tăng cƣờng kĩ thuật, chiến thuật tác chiến. Tiểu đoàn 502 lúc này biên chế thành 4 đại đội tập trung, thƣờng gọi là C1, C2, C3, C4. Quân số đƣợc bổ sung, đại đội trung bình có 80 ngƣời, vũ khí do sự chi viện của miền Bắc nên tƣơng đối đủ và có hỏa lực khá mạnh [21, 117].

Ở Khu IX, cuối năm 1963, Quân khu thành lập Trung đoàn 1 (gồm các tiểu đoàn 96 và 306) và Trung đoàn 2 (gồm Tiểu đoàn 70 và Tiểu đoàn U Minh 1 của Cà Mau). Tháng 6-1964, theo sự chỉ đạo của Miền, Quân khu IX đƣa Trung đoàn 1 lên miền Đơng thành Trung đồn 3 chủ lực Miền. Sau đó, Quân khu xây dựng ngay Trung đồn 1 mới có 2 tiểu đồn (lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 70 và Tiểu đoàn 80), đảm bảo cho Quân khu có đủ 2 trung đồn bộ binh [113, 355]. Từ năm 1963- 1965, các tỉnh miền Tây có trên 15.000 thanh niên đi bộ đội, đƣa lên xây dựng bộ đội chủ lực Miền trên 5.000 qn, đơn gần 3.000 du kích lên bộ đội địa phƣơng [113, 368].

Tháng 5-1964, tỉnh đội Trà Vinh điều các đơn vị 501 và 511 tập trung lại, tổ chức thành Tiểu đoàn 501 gồm 3 đại đội (120, 130, 140). Ngoài ra, tỉnh tiếp tục duy trì các Đại đội 509, Đại đội 515 bộ binh và thành lập thêm Đại đội 517 pháo binh [31, 208-209].

Tại Cần Thơ, ngày 24-6-1964, Tiểu đồn Tây Đơ chính thức đƣợc thành lập. Biên chế tiểu đoàn gồm 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội trợ chiến, 1 đại đội đặc công, 1 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin, 1 trung đội quân y. Quân số tồn tiểu đồn có 1.330 cán bộ, chiến sĩ [19, 122].

Ở Sóc Trăng, ngày 1-7-1964, tiểu đoàn chủ lực của tỉnh đƣợc thành lập, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn Phú Lợi. Biên chế tiểu đồn có 3 đại đội bộ binh (C71, C74, C75), 1 đại đội trợ chiến, 2 trung đội trinh sát, 1 trung đội thông tin với quân số gần 800 ngƣời. Bên cạnh đó, tỉnh cịn tiếp tục duy trì các đại đội trinh sát 602 và 603 [29, 153].

Giữa năm 1964, trên cơ sở Tiểu đoàn Lý Thƣờng Kiệt cũ, Tỉnh ủy Vĩnh Long quyết định thành lập tiểu đoàn cơ động mang phiên hiệu Tiểu đoàn 857 với quân số trên 500 ngƣời. Lực lƣợng vũ trang các huyện ngày càng phát triển, mỗi huyện đã có 1 đại đội.

Ở Cà Mau, sau khi rút Tiểu đoàn U Minh 1 lên xây dựng trung đoàn của Khu, Tỉnh ủy quyết định thành lập tiểu đoàn mới, lấy phiên hiệu là Tiểu đồn U Minh 2. Cịn ở Rạch Giá, từ cuối năm 1963, Tiểu đoàn U Minh 10 đƣợc đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 207 [113, 350].

Ở Khu VI, cuối năm 1964, lực lƣợng Quân khu đƣợc miền Bắc chi viện 1 tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 130), 2 đại đội bộ binh độc lập (Đại đội 54, Đại đội 55) và 1 đại đội hỏa lực. Quân khu bổ sung Đại đội 54 cho Tiểu đoàn 186. Đến giữa năm 1965, trên 2.000 tân binh mới từ Bắc vào, Khu VI đã có Trung đồn (thiếu) 346, các tiểu đoàn bộ binh độc lập (Tiểu đoàn 186 và Tiểu doàn 840) và 1 tiểu đoàn trợ chiến (Tiểu đồn 145). Lực lƣợng tập trung tỉnh có 2 tiểu đồn, một số phân đội đặc cơng, trinh sát, cơng binh. Riêng du kích xã, thơn là 6.591 ngƣời [50, 157].

Tại Lâm Đồng, cuối năm 1964, lực lƣợng vũ trang tỉnh đƣợc bổ sung thêm quân số, biên chế thành 3 đại đội: Đại đội 210, Đại đội 48, Đại đội 724 và các phân đội thông tin, trinh sát… [23, 107]. Ở Tuyên Đức, đến tháng 6-1965, lực lƣợng vũ

trang có Đại đội 810, trung đội công binh, đội K1 đặc công, 9 đội vũ trang công tác, 2 đội biệt động 850 và 870 [23, 114].

Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, đầu năm 1965, đã xây dựng đƣợc tiểu đoàn cơ động đầu tiên là Tiểu đồn 482 Bình Thuận. Ngồi ra, lực lƣợng vũ trang của Ninh Thuận, Bình Thuận cịn có 10 đại đội bộ binh, 2 đại đội trợ chiến. Lực lƣợng huyện có 6 đại đội và 23 trung đội dân quân du kích [50, 155].

Sau khi thành lập mặt trận Tây Nguyên, tháng 9-1964, Bộ Tổng tƣ lệnh bổ sung cho Tây Nguyên Trung đoàn bộ binh 320 với đầy đủ quân số và trang bị. Đây là Trung đoàn chủ lực đầu tiên của Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Tiếp theo là 500 cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn bộ binh 545 Quân khu Tây Bắc vào sáp nhập với Tiểu đồn 407 đặc cơng hình thành nên Tiểu đồn 952. Cuối năm 1964, Trung đoàn 101 bộ binh (Sƣ đoàn 325) cũng tiến vào mặt trận. Đến đầu năm 1965, lực lƣợng chủ lực của Tây Nguyên bao gồm 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc cơng hỗn hợp, 2 tiểu đồn súng máy [61, 34].

Ở Gia Lai, đầu năm 1964, tỉnh thành lập Liên đại 45 (tiểu đoàn thiếu) gồm Đại đội 3 cũ của tỉnh (anh em Ja Rai), 1 đại đội bộ binh anh em Kinh của Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quân giải phóng miền nam việt nam (1961 1965) (Trang 96 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)