5. Cấu trúc của luận văn
2.1. Dấu ấn sinh thái học qua hình tƣợng thẩm mĩ
2.1.3. Hệ thống các biểu tượng thiên nhiên
Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng (symbol) là một loại tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính cĩ lý do, tính tất yếu. E.Junger cho rằng, “Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một ký hiệu dẫn ta đến cái khơng nhìn thấy được”. Theo Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới thì
“Biểu tượng cơ bản khác với dấu hiệu ở chỗ dấu hiệu là một quy ước tùy tiện trong đĩ cái biểu đạt và cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với nhau, trong khi biểu tượng giả định cĩ sự đồng chất giữa cái biểu đạt và cái biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức” [6; XX]. Trong phim của Miyazaki, các biểu tượng của thế giới tự nhiên xuất hiện dày đặc.
Rừng
Ở nhiều quốc gia, rừng là một điện thờ ở trạng thái tự nhiên, là chỗ nghỉ ngơi của bậc thánh thần. Rừng mang tính hai mặt huyền bí, nơi sản sinh ra cả sự lo lắng và sự bình tâm, sự ức hiếp và lịng thiện cảm, cũng như tất cả những biểu hiện mạnh mẽ của sự sống [6; 786]. Trong các bộ phim của Miyazaki, rừng được xem là khơng gian sống của các vị thần. Các Totoro sống ở trong một cái hang bên dưới gốc cây long não cổ thụ. Các thần thú trong Princess Mononoke coi rừng là cõi riêng của họ và sự xâm phạm của con người giống như một sự phạm giới. Rừng là mơi trường trường sống cho tất cả các lồi sinh vật, trong đĩ cĩ con người. Cơ bé Mei khơng gặp bất cứ sự nguy hiểm nào khi chơi một mình trong rừng, thậm chí Mei cịn được Thần Rừng trơng nom, bảo vệ. San được một vị Thần Sĩi nhận nuơi khi cơ bé bị chính cha mẹ ruột bỏ lại trong rừng. Nhưng rừng cũng mang tính hai mặt huyền bí. Những khu rừng trong
Princess Mononoke lúc nào cũng tăm tối, âm u, gợi cảm giác đáng sợ. Rừng là nơi sản
sinh và nuơi dưỡng sự sống nhưng cũng là nơi phát khởi mọi mâu thuẫn, xung đột và triệt tiêu sự sống. Khi sự đau đớn và tức giận vượt quá giới hạn chịu đựng, các thần thú sẽ hĩa thân thành tà thần, sản sinh ra chất độc hủy diệt bất cứ sinh vật nào mà nĩ chạm phải.
Cây
Hình ảnh những cái cây xuất hiện dày đặc trong các bộ phim của Miyazaki, tạo nên một phơng nền màu xanh lá đặc trưng. Theo Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, cây là biểu tượng của sự sống với sự tiến hĩa và tuần hồn liên tục trong vũ trụ: cái chết và sự tái sinh. Cây là vật trung gian giao tiếp ba cấp bậc trong vũ trụ: dưới đất - nơi nĩ cắm rễ, mặt đất – nơi thân cây với những cành đầu tiên mọc ra và khơng gian trên cao – nơi ngọn cây hút ánh sáng mặt trời. Ở cây tập hợp tất cả các nguyên tố: nước lưu thơng trong nhựa cây, đất hịa nhập với rễ cây, khơng khí nuơi dưỡng lá, lửa tĩe ra từ sự cọ xát [6; 141].
Nhiều nền văn hĩa cĩ tục thờ cây. Trong phim của Miyazaki, những đền thờ thần thường được đặt cạnh một gốc cây cổ thụ. Cây được xem là nơi các vị thần trú ngụ. Hang động của Totoro nằm dưới một gốc cây long não cổ thụ. Hình ảnh cây long não khổng lồ trong phim như một tượng đài thiên nhiên, đồ sộ và uy nghiêm. Princess
Mononoke, những cây cổ thụ trong rừng tạo thành lớp lá chắn bảo vệ cho muơng thú.
Khi Eboshi muốn tấn cơng các lồi vật trong khu rừng, việc đầu tiên bà làm là chặt cây. Cây khơng những tượng trưng cho sự sống bất diệt mà cịn biểu tượng cho sự tái sinh. Bên cạnh đĩ, cây cịn cung cấp nguồn thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho con người và các sinh vật khác. Trong My neighbor Totoro, đồi trái cây của bà Nanny được Satsuki ví như một “đồi châu báu”, ăn vào sẽ rất tốt cho sức khỏe. Trong Spirited away, những loại thảo dược cĩ nguồn gốc từ thực vật cịn là phương thuốc cứu rỗi
cho vị Thần Sơng hơi hám, ngài đã tặng cơ bé một viên thảo dược. Viên thảo dược này đã giúp hĩa giải lời nguyền trên cơ thể Haku, gột rửa sạch lịng tham của Vơ Diện.
Động vật
Động vật là biểu tượng của những bản nguyên và sức mạnh vũ trụ, biểu trưng cho những lớp sâu kín của tiềm thức và bản năng. Các vị thần thường cĩ hình dạng gốc hoặc hĩa thân thành con vật. Động vật động chạm cả ba cấp bậc của vũ trụ: âm phủ, mặt đất và trời. Trong con người cũng cĩ tính chất động vật biểu hiện ở tính dục, những nhu cầu bản năng. Hình tượng động vật là tấm gương phản chiếu những xung năng sâu kín, những bản năng hoang dã. [6; 316]. Trong các bộ phim của Miyazaki, các vị thần thường cĩ hình dạng động vật hoặc pha trộn những đặc trưng giữa con người và động vật. Thần Totoro trong hình dạng một con thú khổng lồ với bộ lơng rậm rạp. Thần Shishigami với hình dạng con nai cĩ mặt người. Thần Sơng già trong
Spirited away cĩ hình dạng con rồng nước đeo mặt nạ hình khuơn mặt người. Haku cĩ
hai hình dạng, một là hình dạng một thiếu niên, hai là hình một con rồng trắng. Hĩa thân động vật của nhân vật người phản ánh phần nào bản năng hoang dã ở nhân vật đĩ, chẳng hạn bố mẹ Chihiro vì ham ăn nên bị biến thành lợn. Boh bị Zeniba biến thành một con chuột béo.
Nước
Theo Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, những ý nghĩa tượng trưng của nước cĩ thể quy về ba chủ đề chiếm ưu thế: nguồn sống, phương tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Ở châu Á, nước là dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc của sự sống và là yếu tố tái sinh thể xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sơi nảy nở, của tính thanh khiết, tính hiền minh, lịng khoan dung và đức hạnh. Nước cĩ thể tàn phá và nhấn chìm, như vậy nước cĩ một sức mạnh gây hại. Nước trừng trị những kẻ cĩ tội nhưng khơng làm hại những người chính trực. Những dịng nước lặng mang ý nghĩa về sự bình yên và trật tự [6; 709 – 716].
Sự xuất hiện của nguyên tố nước cĩ vai trị quyết định đến việc duy trì sự sống trên Trái đất. Trong phim của Miyazaki, nước là nguồn sống cho các sinh vật sinh sơi, nảy nở. Trong My neighbor Totoro, ta bắt gặp hình ảnh những dịng suối, những con
mương dẫn nước cho đồng ruộng. Đặc biệt hình ảnh những cơn mưa xuất hiện nhiều lần trong các bộ phim của ơng. Mưa là biểu tượng của những tác động của trời mà đất tiếp nhận được, là tác nhân cho đất sinh sản. Khơng chỉ cĩ ý nghĩa sinh thái, mưa cịn mang ý nghĩa tâm linh. Các thần linh thường xuất hiện trong khi trời mưa tác động đến con người. Trong My neighbor Totoro, Totoro xuất hiện vào một đêm mưa và tặng chị em Satsuki, Mei gĩi hạt giống. Trong Pricess Mononoke, Thần Sĩi xuất hiện và tấn
cơng đồn người do Eboshi dẫn đầu trong một đêm mưa tầm tã. Cũng trong một đêm mưa, vị Thần Sơng già đến nhà tắm và trở thành vị khách đầu tiên của Chihiro.
Với sức mạnh gây hại của mình, nước cĩ thể nhấn chìm con người và các sinh vật khác. Nhưng cũng là biểu tượng của tính hiền minh và đức hạnh, nước trừng trị những kẻ cĩ tội và khơng làm hại những người chính trực. Cơ bé Mei tưởng chừng bị ngã xuống nước chết đuối nhưng may mắn cơ bé khơng sao. Biển nước mênh mơng ngăn cản Chihiro trở về với thế giới lồi người. Chihiro cũng từng ngã xuống dịng sơng Kohaku lúc cịn bé và được Thần Sơng cứu bằng cách tạo sĩng đánh dạt vào vùng nước nơng. Vị Thần Sơng già nhiều lần nâng đỡ Chihiro trên bàn tay khi cơ bé ngất đi do phải làm việc trong dịng nước cuồn cuộn chảy.
Nước cịn là biểu tượng mạnh mẽ của sự thanh lọc và tẩy rửa. Trong Princess Mononoke, Tatari Gami cĩ sức mạnh hủy diệt khủng khiếp sẽ giết chết bất cứ sinh vật
nào nĩ chạm phải, nhưng Tatari Gami khơng tấn cơng được khi ở trong nước. Trong
Spirited away, nước là phương tiện tẩy rửa những gì hơi hám, bẩn thỉu. Vị Thần Sơng
già ban đầu xuất hiện như một khối bùn hơi thối, nhờ được tắm rửa sạch sẽ bằng nước nĩng đun cùng những thảo dược quý hiếm mà thần đã được trở về nguyên dạng ban đầu là một con rồng nước. Ngồi ra, nước cịn mang ý nghĩa tái sinh mạnh mẽ. Khi
Ashitaka bị thương do vết đạn, San đã đưa anh vào trong một hồ nước để chữa trị vết thương.
Mặt trăng
Ý nghĩa biểu tượng của mặt trăng biểu hiện trong tương quan với ý nghĩa biểu tượng của mặt trời. Trăng tự thân nĩ khơng phát ra ánh sáng mà chỉ phản chiếu lại ánh sáng của mặt trời, trăng cũng trải qua các chu kỳ và thay đổi hình dạng nên trăng là biểu tượng của sự phụ thuộc và bản nguyên nữ, cũng như tính tuần hồn và sự đổi mới. Trăng là biểu tượng cho nhịp điệu sinh học, việc thay đổi hình dạng với tính tuần hồn bất tận đã khiến nĩ là thiên thể cầm nhịp sống tốt nhất, nĩ kiểm sốt tất các các bình diện của vũ trụ chịu sự chi phối của quy luật tiến triển theo chu kỳ: nước, mưa, cây cối. Trăng là biểu tượng của thời gian trơi đi, những chu kỳ liên tiếp và đều đặn của nĩ là thước đo [6; 936 – 937].
Trong My neighbor Totoro cảnh đêm trăng xuất hiện trong giấc mơ của cả hai
chị em Mei và Satsuki. Vào một đêm trăng sáng vằng vặc, Totoro Lớn dẫn theo Tototo Nhỡ và Tororo Nhỏ đến mảnh vườn của hai chị em, chúng thực hiện một nghi thức gì đĩ với những động tác nhảy nhĩt với chiếc ơ. Rất nhanh chĩng, cả hai chị em cũng nhập cuộc. Những hạt giống nảy mầm rất nhanh và nhanh chĩng lớn vụt thành một cái cây khổng lồ, phủ kín cả ngơi nhà của hai chị em. Ở đây, trăng thể hiện nhịp điệu sinh học, sự sinh trưởng và đổi thay. Đêm trăng xuất hiện trong giấc mơ của hai chị em, là một biểu tượng của cái siêu thức, trí tưởng tượng, mộng mơ. “Là mơ nhưng khơng phải mơ” vì hơm sau vườn cây đã đồng loạt nảy mầm. Hình ảnh đêm trăng xuất hiện một lần nữa khi Satsuki tìm thấy Mei bị lạc, ở đây trăng cĩ vai trị như một biểu tượng của sự tái sinh, bắt đầu một chu kỳ mới của sự sống. Trong Princess Mononoke, vị thần Shishigami thường xuất hiện trong những đêm trăng với hình dạng của một linh hồn khổng lồ Didarabochi. Hình bĩng vị thần cao lớn, sừng sững, ngang tầm với mặt trăng. Trăng mang ý nghĩa biểu tượng của những gì tối cao, linh thiêng và huyền bí. Trong
Spirited away xuất hiện hình ảnh những đêm trăng sáng vằng vặc soi bĩng xuống mặt
nước phẳng lặng, tạo nên vẻ bình yên tuyệt đối cho khung cảnh.
Giĩ
Miyazaki vốn cĩ niềm say mê bất tận với những thứ bay lượn nên trong phim của ơng thường xuyên xuất hiện cảnh giĩ thổi. Theo Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, giĩ là biểu tượng của tính bất ổn định, hay thay đổi. Giĩ là sức mạnh sơ đẳng, vừa
cĩ tính dữ dội, vừa cĩ tính mù quáng [6; 362]. Trong những bộ phim của Miyazaki, giĩ biểu trưng cho sức mạnh của thiên nhiên, dữ dội và vơ định. Trong buổi tối đầu tiên chuyển đến căn nhà mới, một cơn giĩ lốc dữ dội kéo đến chực giật đổ căn nhà gỗ của ba bố con nhà Kusakabe. Điều đĩ thể hiện thiên nhiên vừa hiền hịa, bình yên, vừa cĩ những lúc dữ dội. Giĩ cũng thể hiện mối quan hệ và sự hài hịa giữa thiên nhiên và con người. Trong My neighbor Totoro, Totoro mang theo hai chị em Satsuki và Mei lướt cùng giĩ, quan sát cảnh thiên nhiên xĩm làng. Cơ chị Satsuki thích thú thốt lên: “Mei, mình là giĩ đấy!”. Nếu như Totoro và xe buýt mèo là cả một thế giới tuyệt vời với hai chị em thì trong mắt người lớn, chúng chỉ như những cơn giĩ thoảng qua. Trong
Princess Mononoke, sự xuất hiện của vị thần Shishigami tạo ra những cơn giĩ dữ dội,
rung chuyển cả một gĩc khu rừng, cho thấy sức mạnh khủng khiếp và vơ tận của thiên nhiên. Khi thần chết đi tạo thành cơn giĩ lốc phá tan tành Tatara Ba, giập tắt cả những ngọn lửa của lị rèn đang rực cháy.