Khái niệm chiến lược ứng xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 43)

2 .Khái niệm cơ bản và một số lý thuyết liên quan

2.2 .Khái niệm ứng xử

2.4 Khái niệm chiến lược ứng xử

Theo chúng tôi “Chiến lược ứng xử là phương pháp tổ chức, cách thức thực hiện của cha mẹ trong quá trình hoạt động và giao tiếp với con. Chiến lược ứng xử thể hiện mục đích, triết lý của cha mẹ trong việc nuôi dạy con ”.

2.5 Khái niệm trẻ 4-5 tuổi

Trẻ 4-5 tuổi là lứa tuổi đã vượt qua thời kì ấu nhi để tiến tới chăng được phát triển tương đối ổn định. Có thể coi đây là thời kì phát triển rực rỡ với những nét đặc trưng cho tuổi mẫu giáo, mà bao trùm trên hết là tính hình tượng và tính dễ xúc cảm trong hoạt động tâm lý của trẻ. Điều này khiến cho nhân cách trẻ ở giai đoạn này mang tính độc đáo rõ nét. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh mẽ ở độ tuổi sau, chuẩn bị dần cho trẻ vào trường tiểu học.

a. Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành xã hội trẻ em

Trẻ đã biết phân biệt được đâu là chơi, đâu là thực.Khả năng tự lực tiến bộ rõ rệt. Trẻ tự lựa chọn chủ đề và nội dung chơi, tự chọn bạn cùng chơi, tự tham gia và tự rút khỏi trò chơi mình đã chán. Ở tuổi này, chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức bách, nhu cầu giao tiếp với bạn bè khi đang thời kì phát cảm.

Sự hình thành dư luận chung, những nhận xét của người lớn và việc nhận xét lẫn nhau của trẻ ảnh hưởng khá lớn đến việc lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức, và qua đó ảnh hưởng đến nhân cách trẻ.

b. Giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng

Đây là giai đoạn phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng cho phép trẻ có thể giả được những bài toán mà thực tiễn trẻ thường gặp trong cuộc sống.Trẻ rất dễ lẫn lộn những thuộc tính bản chất và không bản chất. Tư duy trực quan hình tượng phát triển nhanh là điều kiện thuận lợi giúp trẻ cảm thụ tốt những tác phẩm nghệ thuật được các nghệ sỹ xây dựng nên bằng hình tượng đẹp

c.Giai đoạn phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ

Ý muốn được sống và được làm việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh…phát triển mạnh. Đặc biệt, những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ đối với người khác. Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những quy tắc đạo đức của hành vi xã hội.Trẻ thích được ca ngợi, tán thưởng. Động cơ này của trẻ có nhiều màu, nhiều vẻ, pha trộn cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Các động cơ được sắp xếp theo ý nghĩa quan trọng của mỗi loại đối với bản thân trẻ. Toàn bộ hành vi của trẻ đã có thể nhằm theo xu hướng nhất định.

d.Phát triển đời sống tình cảm

Đặc biệt ở lứa tuổi này, tình cảm của trẻ phát triển mạnh mẽ, nhất là tính đồng cảm và tính dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh. Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chịu ảnh hưởng của lối giáo dục sai lầm thì cũng dễ nảy sinh những tình cảm tiêu cực.

Sự phát triển tình cảm của trẻ còn được thể hiện ra ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần như trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Các loại tình cảm này đều ở thời điểm phát triển thuận lợi nhất. Trẻ biết rung cảm, khá nhạy bén với cái đẹp trong thế giới xung quanh. Có thể nói đây là thời kì biểu cảm của những cảm xúc thẩm mỹ, tức là những cảm xúc tích cực, dễ chịu, được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp, khiến trẻ gắn bó thiết tha với con người, với cảnh vật xung quanh, kích thích chúng làm những điều tốt lành đem niềm vui đến cho mọi người

Quan sát cuộc sống hằng ngày, chúng ta thấy trẻ 4 -5 tuổi rất dễ sung sướng, ngỡ ngàng trước những vẻ đẹp tưởng chừng rất đơn giản trong cuộc sống, thiên nhiên, nghệ thuật như nhìn thấy một bông hoa tươi thắm, một cánh bướm sặc sỡ, nghe một khúc nhạc hay, một câu thơ vần điệu…Tất cả đều dễ tạo nên những rung động mạnh mẽ trong lòng trẻ.

Tóm lại, giai đoạn trước 6 tuổi là giải đoạn vàng trong sự phát triển của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, khoa học đã chứng minh rằng não bộ của trẻ từ 0-6 tuổi là lúc phát triển nhiều nhất. Đây là giai đoạn cung cấp những kích thích để tạo thành nhiều kết nối thần kinh trên não bộ giúp trẻ đạt được tiềm năng tối đa, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như văn hóa và nhận thức trong tương lai của trẻ. Phát huy tối đa “cửa sổ cơ hội” cho trẻ chính là giúp trẻ tiếp thu, học hỏi, phát huy hết tiềm năng của mình ngay từ bước khởi đầu quan trọng này.

Vì vậy, việc hiểu biết và kích thích não bộ trẻ đúng thời điểm cũng như biết cách “Giáo dục sớm” cho con là một việc làm hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của trẻ. Khi trẻ được tác động phù hợp sẽ có những lợi ích sau:

– Trẻ trở nên thông minh với tài năng vượt trội hơn tiềm năng vốn có. – Trẻ biết cách vận dụng, chuyển hóa kiến thức vào cuộc sống.

– Trẻ biết cách yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.

– Xây dựng cho trẻ khả năng sống tự lập và biết cách tổ chức cuộc sống. – Hình thành cho trẻ thói quen sống có mục đích và định hướng rõ ràng. – Khơi gợi niềm đam mê học tập suốt đời.

2. 6 Khái niệm quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ và chiến lược ứng xử với trẻ

Từ những khái niệm ở trên chúng tôi đưa ra khái niệm về quan niệm của cha mẹ về hành vi của con tuổi mẫu giáo và ứng xử với trẻ như sau: “quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ là quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá tốt hay chưa tốt, đúng hay sai của cha mẹ trước thái độ, hành động, lời nói, cử chỉ của con trong độ tuổi 4 -5 tuổi. Từ đó, cha mẹ có các phướng hướng, cách thức giáo dục con trong những tình huống cụ thể”.

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ- con

Nghiên cứu của Jay Blesky [72] về các yếu tố ảnh hướng đến cách ứng xử của cha mẹ đã chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phong cách giáo dục của cha mẹ. Trong đó, nổi lên các yếu tố chính sau: đặc điểm khí chất của

trẻ, truyền thống gia đình, nguồn lực kinh tế và chất lượng cuộc sống hôn nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu các yếu tố đó:

+ Chất lượng cuộc sống hôn nhân

Chất lượng cuộc sống hôn nhân của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến cách giáo dục con cái. Gia đình có đầy đủ cả cha mẹ nhận tình cảm, sự chăm sóc, giáo dục của cả cha mẹ nên chúng sẽ hoàn thiện và cần bằng cả về thể chất, tâm lý và xã hội. Trong những gia đình này các thành viên thường đề cao tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ lẫn nhau, nhường nhịn, sự nề nếp. Các thế hệ đi trước đều có ý thức giáo dục trẻ theo những khuôn mẫu đó.

Những trẻ em lớn lên trong gia đình khuyết thiếu (đặc biệt trong những gia đình cha mẹ mâu thuẫn, li hôn, ly thân) thường chịu ảnh hưởng của mẹ hoặc của cha dẫn đến sự phát triển lệch, mạnh mặt này những lại yếu mặt kia. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng tình thương yêu và uy quyền của mẹ và cha trong những gia đình khuyêt thiếu là không phù hợp (quá nuông chiều thả mặc hoặc quá độc đoán, hà khắc)

Chất lượng cuộc sống hôn nhân cũng tạo ra những khác biệt trong quan niệm của cha mẹ về trẻ. Những trẻ sống trong gia đình li hôn, li thân, vắng mặt cha/ hoặc mẹ có thể được nuông chiều thái quá, tâm lý bù đắp sự thiếu hụt cho con khiến cha/ mẹ trẻ bảo vệ, che chở quan tâm đến trẻ một cách thái quá, khiến con trở nên thụ động hoặc ương bướng. Ngược lại, một số cha mẹ trong gia đình li hôn lại yêu cầu khắt khe với con. Do thiếu hụt sự chăm sóc nuôi dạy của cha hoặc mẹ nên người còn lại yêu cầu con của họ phải độc lập nhiều hơn, tự trải nghiệm, học cách lo cho bản thân ngay từ khi còn nhỏ.

+ Truyền thống gia đình

Truyền thống gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em mà còn ảnh hưởng đến chiến lược giáo dục của cha mẹ. Truyền thống gia đình thường chịu ảnh hưởng từ quan niệm và cách giáo dục của các thế hệ đi trước.

Ứng xử của cha mẹ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, những yếu tố thuộc về môi trường, hoàn cảnh sống. Bên cạnh sự tác động của những yếu tố vĩ mô như văn hóa- chính trị- xã hội thì các yếu tố thuộc về gia đình như bầu không khí tâm lý, mối quan hệ giữa các thành viên (đặc biệt là mối quan hệ giữa cha mẹ - con

cái) truyền thống gia đình là những yếu tố chi phối không nhỏ đến việc hình thành chiến lược ứng xử của cha mẹ.

Mỗi quốc gia khác nhau có những đặc trưng văn hóa khác nhau.Vì thế, cách ứng xử của cha mẹ sẽ phát huy tác dụng trong nền văn hóa này những lại không có tác dụng trong nền văn hóa khác.

Nếu nhìn xuyên văn hóa theo cách tiếp cận phương Đông và phương Tây chúng ta sẽ thấy có một số khác biệt:

Văn hóa phương Đông là văn hóa nhân cách luận do đó xem xét con người bao giờ cũng phải xem xét vai trò và cương vị họ đảm nhận. Trong gia đình, mỗi thành viên phải giữ đúng vai trò của mình đối với người khác. Gia đình phương Đông rất đề cao chữ hiếu và điều đầu tiên mà người lớn dạy cho trẻ là phải trở thành người con ngoan, biết vâng lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy bảo. Các gia đình phương Đông chú trọng đến điều này để đảm bảo nề nếp gia đình, tôn ti trật tự của gia đình.

Khác với phương Đông, phương Tây có cách tư duy trọng lý luận, tính linh hoạt cao. Đặc trưng của phương Tây chính là tính khép kín, không đề cao lắm mối quan hệ họ hàng. Mục đích giáo dục của gia đình phương Tây là giáo dục con người ý thức về giá trị của chính bán thân mình. Giá trị ấy được thâu tóm trong quan niệm vươn lên bằng chính tài năng, thể lực, học vấn và khép mình vào trong pháp luật, vươn đến mục đích là khả năng chinh phục thế giới, coi trọng sự tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và độc lập. Giáo dục trong gia đình phương Tây chỉ chú ý đến tình cảm thuần túy chứ không theo vai vế, cương vị mà họ đảm nhận

Đặc điểm tâm lý của con (tính cách, khí chất…) trong quá trình cha mẹ giáo dục con, cha mẹ cần phải dưa vào những đặc điểm tính cách đặc thù của con mình để đưa ra những cách thức giáo dục phù hợp. Chính điều đó sẽ dần dần tác động đến chiến lược ứng xử với con của cha mẹ. Vì thế đây cũng là một thành phần trong cấu trúc vĩ mô hình thành chiến lược ứng xử của cha mẹ.

Nguồn lực kinh tế gia đình : Kinh tế gia đình có ảnh hưởng đến quan niệm của cha mẹ trong cách giáo dục con cái. Nhiều gia đình có hòa cảnh khó khăn, cha mẹ không có nhiều thời gian quan tâm đến con cái khiến những đứa trẻ bị thiếu thốn tình cảm và vật chất. Ngược lại nhiều bậc cha mẹ chỉ mải mê kiếm tiền, bỏ mặc con cái cho người giúp việc, tuy những đứa trẻ này được đáp ứng đầy đủ, dư thừa về vật

chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, sự yêu thương của bố mẹ. Do đó, con trẻ dễ trở nên ngang bướng, ích kỉ, Vì vậy, để con trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần được sự chăm sóc của cha mẹ, được cha mẹ yêu thương, chỉ dạy tận tình là điều hết sức quan trọng.

Tiểu kết chƣơng 1:

Nhìn chung vấn đề quan niệm của cha mẹ về hành vi được cho là phù hợp và không phù hợp cùng chiến lược ứng xử với trẻ nói riêng trên thế giới đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Ở các nghiên cứu của nước ngoài hay các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều thống nhất trong quan niệm về các hành vi của trẻ. Tuy nhiên mức độ thứ tự coi trọng các hành vi lại có sự khác nhau. Ở phương tây, cha mẹ đề cao các hành vi thể hiện xu hướng độc lập và mong muốn con độc lập tự tin. Ở châu Á và Việt Nam, cha mẹ thường đề cao các hành vi thể hiện tính cộng đồng, coi trọng người lớn tuổi, kính trên nhường dưới, đối xử hài hòa trong các mối quan hệ. Quan niệm của cha mẹ có quan hệ mật thiết với chiến lược ứng xử của cha mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại 4 kiểu ứng xử cơ bản là: kiểu ứng xử độc đoán, kiểu ứng xử dân chủ, kiểu ứng xử nuông chiều và kiểu ứng xử tự do. Các kiểu ứng xử này có tác động trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, trong 4 kiểu ứng xử, ứng xử dân chủ được ghi nhận là có sự tác động tích cực nhất đến sự phát triển của trẻ. Hầu hết, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc nhấn mạnh thực trạng cũng như tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự phát triển của trẻ, phong cách giáo dục và ảnh hưởng của phong cách giáo dục đến sự phát triển của trẻ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nghiên cứu về quan niệm ứng xử của cha mẹ với tuổi mẫu giáo vẫn chưa được quan tâm nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi như hiện nay về vấn đề quan niệm của cha mẹ về các hành vi của của trẻ cũng đang dần thay đổi, nếu như thập kỉ trước, cha mẹ mong muốn con ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ thì ngày nay càng nhiều bài báo đưa ra quan điểm “ đừng mong con ngoan” hay “ cãi lại không phải là trẻ hư”, các bậc cha mẹ, nhất là cha mẹ ở thành phố mong muốn con độc lập hơn, tự tin hơn. Vậy, qua niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ với trẻ mầm non hiện nay đang thay đối như thế nào là vấn đề lớn cần được đầu tư nghiên cứu. Đã có các nghiên cứu khác nhau liên quan đến đối tượng khách thể này, tuy nhiên nghiên cứu về trẻ mẫu giáo thì chưa có. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu này đã khai thác một khía cạnh mới và là cơ sở

để bổ sung thêm những giải pháp mới cho vấn đề đưa ra các nhìn nhận chính xác với các hành vi của trẻ và lựa chọn ứng xử phù hợp thúc đẩy tốt nhất sự phát triển của các con. Trong chương 2, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về các mặt và tiêu chí đánh giá.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu a.Địa bàn nghiên cứu a.Địa bàn nghiên cứu

Trường mầm non JustKid – Hà Nội: JustKid là một trường mầm non tư thục chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Úc. Trường được thành lập năm 2002.Thời gian đầu trường chỉ có 5 lớp mỗi lớp có 8 cháu và 2 cô phụ trách. Đến nay, trường đã có gần 16 lớp với khoảng hơn 200 cháu. Trường đón nhận dạy và chăm sóc cả trẻ Việt Nam và trẻ nước ngoài có độ tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi. Mỗi lớp có khoảng từ 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 43)