Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan niệm và cách ứng xử của cha mẹ
3.5.3 Yếu tố thu nhập của gia đình
Yếu tố thu nhập có ảnh hưởng mạnh đến quan niệm của cha mẹ đã được trình bày ở trên. Yếu tố thu nhập còn có ảnh hưởng đến phong cách giáo dục con của cha mẹ. Qua nghiên cứu này chúng tôi thu được kết quả tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Thị Tố Uyên, khi nghiên cứu đề tài “phong cách giáo dục của cha mẹ đối với con từ 3-6 tuổi tại trường quốc tế KoalaHouse” [44] . Kết quả chúng tôi thu được thể hiện ở bảng 3.31 dưới đây:
Bảng 3.31 Ảnh hưởng của thu nhập đến phong cách giáo dục con
PC dưới 10 triệu Từ10-20 triệu từ 20 -30 triệu trên 30 triệu
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
PC DD 3,1 0,43 2,8 0,5 2,4 0,4 2,4 0,2
PC DC 3,4 0,42 3,8 0,5 3,9 0,4 3,9 0,4
PC NC 2,6 0,48 3,0 0,5 3,3 0,4 3,4 0,4
PC TƠ 1,8 0,60 2,0 0,5 1,7 0,4 1,8 0,3
Theo đó, các bậc cha mẹ có thu nhập cao (từ 20 triệu/ tháng trở lên) thường giáo dục con theo phong cách dân chủ, các bậc cha mẹ có thu nhập thấp(dưới 20 triệu/ tháng) lại áp dụng phong cách độc đoán trong giáo dục con .Phong cách nuông chiều thường được cha mẹ có thu nhập trên 20 triệu/ tháng sử dụng với con
nhiều hơn so với nhóm cha mẹ có thu nhập dưới 20 triệu. Với p =0,00<0,005 ảnh hưởng này có ý nghĩa về mặt thống kê. Phong cách thờ ơ được nhóm cha mẹ có thu nhập từ 10 – 20 triệu áp dụng nhiều trong giáo dục con cái, nhưng với p =0,45 >0,005 thì ảnh hưởng này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tiểu kết chƣơng 3:
Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng mức độ thể hiện tính độc lập của con trong quan niệm của cha mẹ, những hành vi nào được cha mẹ khuyến khích, những hành vi nào cha mẹ không mong muốn ở con trong tuổi 4-5 tuổi. Đồng thời xem xét phong cách ứng xử của cha mẹ với các hành vi của trẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích, so sánh mức độ thể hiện tính độc lập của con trong quan niệm của cha mẹ giữa giới tính, nơi sống, thu nhập ....Trong quá trình phân tích, chúng tôi kết hợp giữa các kết quả xử lý dữ liệu với phỏng vấn sâu các bậc cha mẹ ở cả Hà Nội và Yên Bái để có những đánh giá, nhận định khách quan, khoa học.
Với ĐTB 2, 8 cho thấy các cha mẹ mong muốn con thể hiện tính độc lập ở mức độ trung bình. Cha mẹ cho con thể hiện tính độc lập cao trong các hành vi tự phục vụ và lao động. Nước ta theo xu hướng cộng đồng, nên cha mẹ kiểm soát con và khắt khe với con trong các hành vi thể hiện mối quan hệ với người lớn, anh, chị em bạn bè.
Có sự thống nhất về kết quả nghiên cứu của đề tài với các nghiên cứu trước đó về các hành vi được cho là tốt và chưa tốt của trẻ. Tuy nhiên, về thứ tự mức độ quan trọng của hành vi đã thay đổi. Sau gần một thập kỉ, quan niệm của cha mẹ đang dần thay đổi. Ngày nay, những hành vi thể hiện tính độc lập được cha mẹ ưu tiên lên hàng đầu. Như vậy, có thể thấy, cha mẹ ngày càng coi trọng và mong muốn con mình độc lập, tự tin.
So sánh quan niệm của cha mẹ theo các tiêu chí khác nhau cũng có sự khác nhau. Theo khu vực sống, cha mẹ ở Hà Nội, cho con thể hiện tính độc lập cao hơn các cha mẹ ở Yên Bái. Theo tiêu chí thu nhập, có thể thấy cha mẹ co thu nhập càng cao, càng mong muốn con độc lập cao. Nghiên cứu cũng cho thấy giữa cha và mẹ không có sự khác biệt về quan niệm thể hiện tính độc lập ở con.
Về phong cách ứng xử của cha mẹ, chúng tôi thấy rằng ở cha mẹ tồn tại cả 4 kiểu ứng xử với con tùy theo từng tình huống, từng hành vi cụ thể. Trong nhiều tình
huống khác nhau, cha mẹ sử dụng kiểu ứng xử nào nhiều nhất tạo thành chiến lược ứng xử của cha mẹ. Ngày nay cha mẹ thường áp dụng phong cách ứng xử dân chủ trong các giáo dục con.
Giữa quan niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ có mối tương quan với nhau. Cha mẹ mong muốn con thể hiện tính độc lập cao thường hay áp dụng kiểu ứng xử độc đoán trong giáo dục con, những cha mẹ có khuynh hướng muốn con phụ thuộc, nghe lời hay sử dụng kiểu ứng xử nuông chiều khi giáo dục con.
Chúng tôi cũng đã tiến hành xử lý số liệ các nhóm khí chất của con, thu nhập của gia đình, phong cách giáo dục của thể hệ trước để cho thấy sự ảnh hưởng đến quan niệm và cách giáo dục con cái của cha mẹ hiện nay.
Cha mẹ mong muốn con có khí chất khó thể hiện tính độc lập cao hơn so với trẻ có khí chất dễ và chậm khởi động. Cha mẹ hay áp dụng phong cách dân chủ với con có khí chất khó, trong giáo dục con có khí chất chậm khởi động cha mẹ hay sử dụng kiểu ứng xử độc đoán, còn với trẻ có khi chất dễ cha mẹ áp dụng kiểu ứng xử nuông chiều trong giáo dục con.
Có sự ảnh hưởng của cách giáo dục của thể hệ trước đến quan niệm của cha mẹ. Nếu thế hệ trước giáo dục con theo phong cách dân chủ thì thế hệ sau có mong muốn con của họ độc lập cao hơn so với những cha mẹ được giáo dục theo phong cách độc đoán. Phong cách ứng xử của thế hệ trước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiểu ứng xử của thế hệ sau. Nếu thế hệ trước (ông bà) giáo dục theo kiểu dân chủ thì cha mẹ cũng áp dụng kiểu ứng xử dân chủ với con. Tương tự, ông bà giáo dục cha mẹ theo kiểu ứng xử độc đoán, nuông chiều hay thờ ơ thì cha mẹ cũng áp dụng kiểu ứng xử đó với con cái.
Xét theo tiêu chí thu nhập gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ có thu nhập càng cao càng yêu cầu con độc lập, tự tin hơn. Nhóm cha mẹ có thu nhập cao cũng hay áp dụng kiểu ứng xử dân chủ trong giáo dục con. Nhóm cha mẹ có thu nhập thấp lại hay giáo dục con theo phong cách độc đoán.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ, chúng tôi có một số nhận định:
1.1 Về mặt lý luận
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm quan niệm của cha mẹ về về hành vi của con và khái niệm chiến lược ứng xử với trẻ.
Quan niệm của cha mẹ được thể hiện trong cả 6 mặt, bao quát toàn bộ đời sống của trẻ mẫu giáo, gồm: hành vi tự phục vụ, hành vi lao động, hành vi trong học tập, hành vi trong vui chơi, hành vi trong mối quan hệ với người lớn, hành vi trong quan hệ với bạn bè, anh, chị em
Có nhiều khái niệm về quan niệm và chiến lược ứng xử của cha mẹ khác nhau theo các khía cạnh khác nhau tuy nhiên chúng tôi chọn khái niệm: “quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ là quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá tốt hay chưa tốt, đúng hay sai của cha mẹ trước thái độ, hành động, lời nói, cử chỉ của con họ trong độ tuổi mẫu giáo. Từ đó, cha mẹ có những phản ứng được thể hiện qua hành vi, cử chỉ, cách nói của họ với con trong những tình huống cụ thể”.
1.2 Về mặt thực tiễn
Nhìn chung cha mẹ thống nhất về các hành vi được mong muốn và không mong muốn của con. Tất cả các hành vi phù hợp với đạo đức, chuẩn mực xã hội như ngoan ngoãn, nghe lời, tôn trọng người lớn, chia sẻ được cho là những hành vi mong muốn. Ngược lại, những hành vi lười biếng, nói dối, tranh giành, ghen tỵ, đánh nhau ...đều là hành vi mà cha mẹ không mong muốn con có. Ngày nay, thứ tự các hành vi đã có sự thay đổi. Cha mẹ ngày càng đề cao sự tự tin độc lập của con, Khía cạnh cha mẹ cho con thể hiện tính độc lập cao nhất là hành vi tự phục vụ và khía cạnh cha mẹ ít cho con thể hiện tính độc lập là trong mối quan hệ với bạn bè, anh chị em và người lớn
So sánh theo các biến số nghiên cứu đã phát hiện những khác biệt nhất định. Cụ thể: Về thu nhập: Cha mẹ càng có thu nhập cao càng mong muốn, kì vọng con thể hiện tính độc lập ở mức cao.
Về nơi sống: Những cha mẹ sống ở thành phố mong muốn con độc lập cao hơn nhóm cha mẹ sống ở khu vực đang phát triển. Cha mẹ ở Hà Nội và Yên Bái có quan niệm khác nhau về các hành vi của trẻ. Cha mẹ ở Hà Nội cho con thể hiện tính độc lập cao hơn hẳn so với cha mẹ các em ở Hà Nội. Trong các khía cạnh thể hiện sự chênh lệch, khía cạnh các hành vi trong vui chơi và các hành vi trong học tập là hai khía cạnh có sự chênh lệch lớn trong quan niệm thể hiện tính độc lập của con.
Về giới tính: Không có sự khác biệt về quan niệm giữa các ông bố và các bà mẹ. Quan niệm các ông bố và các bà mẹ thống nhất trong quan niệm đối với hành vi tự phục vụ và hành vi lao động của trẻ, còn hành vi học tập , trong vui chơi của trẻ thì nhóm các ông bố cho con thể hiện sự độc lập cao hơn nhóm các bà mẹ, tuy nhiên sự khác biệt này không có mặt ý nghĩa về thống kê.
Tồn tại 4 kiểu phong cách ứng xử của cha mẹ với con cái gồm :phong cách dân chủ, phong cách độc đoán, phong cách nuông chiều, phong cách tự do trong 4 kiểu phong cách này, cha mẹ hay sử phong cách dân chủ và phong cách độc đoánđể giáo dục con. Có sự khác biệt trong quá trình sử dụng phong cách giáo dục ở các vùng miền khác nhau, thu nhập và trình độ học vấn khác nhau. Cha mẹ có thu nhập cao, sống ở đô thị lớn, có trình độ học vấn cao thường áp dụng phong cách dân chủ trong giáo dục con.
Quan niệm của cha mẹ có tương quan chặt chẽ đến phong cách giáo dục con của họ. Cha mẹ mong muốn con độc lập thường sử dụng các biện pháp dân chủ và độc đoán để giáo dục con.
Các yếu tố chất lượng cuộc sống hôn nhân, thu nhập và đặc điểm khí chất của trẻ có mối liên quan khá chặt chẽ tới quan niệm và cách ứng xử của cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con.
Từ các kết luận trên cho thấy, quan niệm của cha mẹ trong những năm đầu đời của trẻ có sự thay đổi. Cha mẹ ngày càng mong muốn con độc lập, tự chủ hơn. Quan niệm của cha mẹ hiện nay rất phù hợp với mục tiêu giáo dục của ngành mầm non, đáp ứng sự thay đổi trong xu thế mới của đất nước. Để phù hợp với quan niệm và thúc đẩy sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên áp dụng kiểu ứng xử trong giáo dục con.
2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị sau đây:
2.1 Về phía cha mẹ
Các bậc phụ huynh, đặc biệt là bố của trẻ nên chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan tới sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ, cũng như chủ động tham gia các lớp tập huấn dành cho phụ huynh có con trẻ ở độ tuổi này.
Trong quá trình giáo dục con, cha mẹ không nên buông lỏng con hoàn toàn, cũng không nên quá cứng nhắc và nghiêm khắc đối với con. Trái lại, cha mẹ nên tạo cho con sự thoải mái, tự tin khi tham gia các hoạt động. Trẻ ở độ tuổi này vẫn cần có “khuôn khổ” nhất định. Vì vậy, nếu cha mẹ quá dễ dãi sẽ tạo ra những hệ lụy cho quá trình xã hội hóa sau này của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần chủ động dành thời gian cho con, chia sẻ những tâm tư tình cảm với con để từ đó gần gũi và hiểu con hơn. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên thống nhất trong cách dạy con tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm lý lành mạnh, hài hòa ở trẻ.