TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 50)

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu a.Địa bàn nghiên cứu a.Địa bàn nghiên cứu

Trường mầm non JustKid – Hà Nội: JustKid là một trường mầm non tư thục chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Úc. Trường được thành lập năm 2002.Thời gian đầu trường chỉ có 5 lớp mỗi lớp có 8 cháu và 2 cô phụ trách. Đến nay, trường đã có gần 16 lớp với khoảng hơn 200 cháu. Trường đón nhận dạy và chăm sóc cả trẻ Việt Nam và trẻ nước ngoài có độ tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi. Mỗi lớp có khoảng từ 8 đến 14 cháu. Ở lớp nhà trẻ có từ 3 -5 giáo viên một lớp.Với các lớp mẫu giáo có 2 giáo viên một lớp. Khuôn viên trường rất rộng và sạch đẹp với khu vui chơi phong phú cho các cháu ở mỗi độ tuổi khác nhau. Ngoài ra trong trường con có các phòng chức năng như phòng đàn, phòng múa, phòng thư viện phục vụ các môn học năng khiếu cho trẻ. Ở trường có phòng ăn riêng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.

Chương trình giáo dục của trường JustKid được xây dựng dựa trên chương trình của Úc, tích hợp các ý tưởng của trường phái Montessori, Reggio Emilia và chương trình khung của Bộ Giáo dục Việt Nam, đảm bảo môi trường học tập hiệu quả cho trẻ. Tại trường học, trẻ không chỉ học tiếng Việt mà còn được học thêm tiếng Anh do chính giáo viên người Anh, Mỹ giảng dạy. Môi trường học ở đây, trẻ luôn được khích lệ để thể hiện bản thân qua các phương thức khác nhau như: nghệ thuật, ngôn ngữ, âm nhạc, vận động và trò chơi… Mỗi lớp học, giáo viên đều luôn chú trọng đến việc nghiên cứu sâu về các chủ đề học tập. Qua các chủ đề đó , sẽ giúp trẻ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh. Sự lựa chọn chủ đề dựa trên các mối quan tâm, ý tưởng, sở thích của trẻ, đồng thời kết hợp với các nội dung giáo dục theo yêu cầu của chương trình. Mỗi một chủ đề đều được các giáo viên linh hoạt triển khai thông qua những hoạt động liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như: toán, lịch sử, nghệ thuật, nấu ăn, giáo dục thể chất, tham quan dã ngoại, khách mời….Nhìn chung, các cháu ở đây đều tỏ ra rất tự tin, thông minh, hoạt bát và có nhiều kỹ năng xã hội. Các cháu mạnh dạn tham gia biểu diễn văn nghệ .

Học phí ở trường dao động từ 5.500.00 đồng - 6. 800.000 đồng/ 1 tháng cho các con từ 6 tháng đến 72 tháng. So với trường mầm non Yên Thịnh ở Yên Bái thì học

phí của con ở trường mầm non Just Kids gấp từ 10- 12 lần. Ngoài ra nhà trường con có dịch vụ đưa đón con bằng xe bus với mức phí từ 1.600.000 đòng đến 2.860.000 đồng/ 1 tháng tùy theo khoảng cách từ nhà con đến trường.

Trường mầm non Yên Thịnh – Yên Bái: Trường Mầm non Yên Thịnh là một trong hai đơn vị giáo dục Mầm non công lập nằm trên địa bàn phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái; có địa thế thuận lợi, nằm ở trung tâm thành phố, chiếm trọn một góc của hai con đường lớn giao nhau nên thuận lợi cho các bậc phụ huynh đến gửi trẻ.

Trường Mầm non Yên Thịnh được bắt đầu xây dựng vào năm 1978 và hoàn thành vào năm 1981 từ nguồn vốn viện trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (Uniceff), với quy mô cơ sở vật chất đủ để tổ chức nuôi dạy 75 cháu thuộc 3 nhóm tuổi ở độ tuổi nhà trẻ. Từ năm học 1991-1992, với xu thế nâng cấp nhà trẻ thành trường mầm non, từng bước nhà trường được các cấp đầu tư điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy các cháu từ 0 đến 5 tuổi.

Trải qua 32 năm xây dựng và phát triển (1978 đến nay), từ quy mô ban đầu là 3 nhóm với 75 cháu ở độ tuổi nhà trẻ ; đến nay, trường Mầm non Yên Thịnh đã có quy mô 9 nhóm, lớp nuôi dạy trên 300 cháu từ 0 đến 5 tuổi. Mặc dù, điều kiện cơ sở vật chất chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều chỗ còn chắp vá hoặc đã xuống cấp song đã đảm bảo được những điều kiện tối thiểu, đáp ứng yêu cầu cơ sở giáo dục trẻ theo chương trình Giáo dục Mầm non mới.

Phát huy những thuận lợi của trường, từ năm học 2008-2009 đến nay, đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường đã không ngừng nghiên cứu, học tập, tổ chức nhiều hình thức chăm sóc giáo dục trẻ hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, chú ý của các bậc phụ huynh; đã tranh thủ được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh để đầu tư điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; nhà trường còn làm tốt công tác tuyên truyền hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ, hiệu quả các phong trào thi đua trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy, uy tín về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường đã được lãnh đạo ngành, lãnh đạo chính quyền các cấp và các bậc phụ huynh công nhận và đánh giá cao: liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến cấp quận; 02 năm liên tục được Phòng giáo dục và đào tạo và phòng văn hóa thông tin thành phố Yên Bái khen thưởng về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đạt 07 giải A và 04 giải B hội thi

văn nghệ cấp thành phố; đạt 03 giải A cấp thành phố và, 1 giáo viên giỏi cấp thành phố, 20 cán bộ quản lý- nhân viên được trao tặng Kỉ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục, 05 đoàn viên công đoàn được trao tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Công đoàn.

Học phí ở trường Yên Thịnh khoảng 500.000 đồng/ tháng bao gồm cả tiền ăn

b. Khách thể nghiên cứu

201 phụ huynh có con trong độ tuổi 4 -5 tuổi tại trường mầm non Justkid Hà Nội và trường mầm non Yên Thịnh, Yên Bái. Mặc các bậc cha mẹ ở hai trường mầm non trên chưa thể đại diện cho tất cả các bậc cha mẹ trên cả nước, những chúng tôi tin rằng ở hài khu vực sống khác nhau, hai điều kiện kinh tế khác nhau đại diện cho khu vực phát triển và khu vực đang phát triển, thì quan niệm và cách ứng xử của cha mẹ cũng khác nhau. Do đó, chúng tôi đã tiến hành kiểm định mẫu khác thể nghiên theo các tiêu chí sau:

Bảng 2.1. Đặc điểm chung về khách thể nghiên cứu

Bảng 2.2 Đặc điểm khách thể theo các tiêu chí khác nhau

Các tiêu chí Nơi sống p

Thu nhập gia đình Hà Nội Yên Bái p

Dưới 10 triệu 0,0% 42,0% 0,000 Từ 10- 20 triệu 15,8% 45,0% 0,000 Từ 20 – 30 triệu 35,6% 13,0% 0,000 Trên 30 triệu 48,5% 0,0% 0,000 STT Tiêu chí Số lƣợng % 1 Nơi sống Hà Nội 101 50.2 Yên Bái 100 49,7 2 Giới tính Nam 56 27,8 Nữ 145 72, 1 5 Nhóm tuổi (Tuổi trung bình 34,5) Nhóm 1: Tuổi 21 -32 64 58,7 Nhóm 2: Tuổi 33 - 44 32 29,4 Nhóm 3: Tuổi 45 – 48 13 11,9

Trình độ học vấn Hà Nội Yên Bái p Tiểu học 0,0% 1,0% 0,000 Trung học cơ sở 0,0% 2,0% 0,000 Trung học phổ thông 0,0% 40,0% 0,000 Trung cấp 9,9% 18,0% 0,000 Cao đẳng 20,8% 7,0% 0,000 Đại học 42,6% 31,0% 0,000 Sau đại học 26,7% 1,0% 0,000

Kì vọng của cha mẹ Hà Nội Yên Bái p

Con ngoan, nghe lời 2,0% 27,0% 0,000

Con vừa ngoan, vừa độc lập 49,5% 43,0% 0,000

Con độc lập 48,5% 30,0% 0,000

2.1.2. Tiến trình nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Mục đích của giai đoạn này là xác định hệ thống cơ sở lý luận cho việc thực hiện và triển khai nghiên cứu đề tài. Tiến trình xây dựng cơ sở lý thuyết được thực hiện như sau:

- Thu thập tài liệu, các luận án, luận văn, tạp chí, sách, các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Đọc, dịch, ghi chép, xử lý và lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Hình thành giả thuyết khoa học.

- Xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu. Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện triển khai đề tài.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

Tìm hiểu thực trạng quan niệm của các bậc cha mẹ về hành vi của con trong các khía cạnh: Hành vi tự phục vụ, hành vi lao động, hành vi trong học tập, hành vi trong vui chơi, hành vi trong quan hệ bạn bè, hành vi trong quan hệ với người lớn. So sánh sự khác nhau trong quan niệm về hành theo các tiêu chí về giới tính, thu

nhập, nơi sống. Đồng thời chỉ ra phong cách ứng xử của cha mẹ với các hành vi của trẻ. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm đề ra chiến lược ứng xử phù hợp của cha mẹ với các hành vi của trẻ.

Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu các bậc cha mẹ. Để tiến hành công việc điều tra thuận lợi, chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:

- Tham khảo ý kiến chuyên gia Tâm lý học, các cán bộ, chuyên gia giáo dục và các bậc cha mẹ có con 4-5 tuổi về các bộ công cụ nghiên cứu. Tiến hành điều tra thử trên 25 cha mẹ ở Hà Nội và Yên Bái để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy và độ hiệu lực của phiếu hỏi.

- Khảo sát thực trạng mức quan niệm của cha mẹ về các hành vi của trẻ, chiến lược ứng xử với các hành vi đó và một số yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm và chiến lượ ứng xử của cha mẹ ở cả Hà Nội và Yên Bái.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu là quan niệm và kiểu phong cách ứng xử của cha mẹ với các hành vi của con trong độ tuổi 4-5.

Tất cả những thông tin trên là những nguồn dữ liệu, căn cứ khoa học quan trọng để chúng ta xây dựng cơ sở lý luận của đề tài cũng như, đó là đối tượng để chúng ta có thể so sánh sự giống và khác nhau giữa những kết quả thu được của đề tài này với các đề tài đã được thực hiện trước đó.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. Với phương pháp này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu mong muốn của cha mẹ về đứa con của mình, một đứa trẻ ngoan ngoãn hay độc lập, quan niệm của cha mẹ về hệ thống hành vi của trẻ, những hành vi nào được cha mẹ khuyến khích, mong đợi cho là hành vi tốt, những hành vi nào cha mẹ không mong

muốn và cho là hành vi chưa tốt. Từ đó, cha mẹ có các kiểu phong cách ứng xử phù hợp với trẻ.

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo được sự ủng hộ và sự tin cậy các bậc phụ huynh. Đồng thời người phỏng vấn cũng tuỳ tình huống để đưa ra một số câu hỏi khác nhau để kiểm tra độ chính xác của những thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp. Do đó kết quả thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu là chính xác và đáng tin cậy.

Lựa chọn ở 2 địa bàn, mỗi địa bàn 10 phụ huynh để phỏng vấn các thông tin liên quan đến đề tài để có thêm được những nhận xét cụ thể hơn phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mỗi phụ huynh được phỏng vấn 1 lần, với khoảng thời gian từ 20 – 30 phút.

Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn đề cần nghiên cứu.

Trình tự nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, người phỏng vấn sẽ linh hoạt, mềm dẻo tuỳ từng khách thể dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục 2.

2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra, lập bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích, và là cơ sở để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý các số liệu bao gồm thông số: tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan, … để giúp cho việc nghiên cứu đạt được kết quả khả quan, chính xác nhất, đem lại kết quả cao.

Các thông số thống kê được sử dụng trong luận văn:

Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số sau:

+ Điểm trung bình cộng: Dùng để tính điểm trung bình của các tiêu chí trong từng yếu tố, khái niệm.

+ Độ lệch chuẩn: Dùng để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể đã lựa chọn và từ kết quả này sẽ tính T-test so sánh sự khác biệt giữa các mẫu.

+ Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời.

+ Phân tích mối tương quan: Dùng để đo lường về mối liên hệ giữa hai biến số. + Phân tích hồi quy

2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu quan niệm của cha mẹ về hành vi của trẻ và kiểu phong cách ứng xử mà cha mẹ sử dụng. Thời gian trả lời phiếu hỏi là 35 phút, bao gồm cả thời gian phát bảng hỏi, hướng dẫn trả lời bảng hỏi.

Nội dung cấu trúc bảng hỏi

Gồm có 4 phần chính:

Phần 1: Các thông tin cá nhân của cha mẹ (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi

sống, thu nhập, nơi sống) và thông tin của con (tuổi của con, giới tính của con).

Phần 2: Nghiên cứu về quan niệm của cha mẹ với hành vi của trẻ được thể hiện

qua các khía cạnh. Mỗi hành vi được thể hiện qua 5 mức độ từ hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn không đồng ý.

 Hành vi tự phục vụ (gồm những hành vi trẻ thực hiện nhằm mang lại lợi ích cho chính mình như ăn, mặc quần áo, đi vệ sinh) : Gồm 6 item: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

 Hành vi lao động (là những hành vi trẻ dùng sức mạnh cơ bắp, chân tay để hoàn thành công việc) : Gồm 3 item: 7, 8 ,9

 Hành vi học tập (là hành vi trẻ học hỏi, lĩnh hội các tri thức của con người thông qua giáo viên hoặc trẻ tự khám phá) : Gồm 5 item: 10,11, 12, 14, 15

 Hành vi vui chơi: Gồm 6 item: 13,16, 17, 18, 19, 20

 Hành vi trong quan hệ với bạn bè, anh chị em: Gồm 9 item: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29

 Hành vi trong quan hệ với người lớn: Gồm 12 item: 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39,40, 41

Cơ sở để chia các nhóm hành vi này là theo 5 lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non gồm: Giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm

Phần 3:Nghiên cứu các kiểu phong cách ứng xử của cha mẹ

Như đã đề cập ở chương 1, khi bàn về phong cách ứng xử của cha mẹ chúng ta thường nói đến bốn phong cách sau:

Phong cách làm cha mẹ dân chủ: cha mẹ có phong cách này thường quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 50)