Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi của con trong tuổi mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 62 - 74)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi của con trong tuổi mẫu

mẫu giáo

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, sự giao thoa văn hóa giữa các nước, các quốc gia, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm quan niệm của cha mẹ có những thay đổi to lớn. Nếu như trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa năm 2008 về ứng xử của con theo cách nhìn của các bậc cha mẹ đã chỉ ra rằng cha mẹ mong muốn con ngoan ngoãn, vâng lời còn phẩm chất độc lập chưa được cha mẹ đề cao [16]. Tuy nhiên, đến nghiên cứu này, sau gần một thập kỉ quan niệm của cha mẹ đã thay đổi. Cha mẹ không chỉ muốn con cái mình ngoan ngoãn, nghe lời mà sự tự chủ, tự lập ở con ngày đã được coi trọng hơn. Để tìm hiểu quan niệm cha mẹ trong cách ứng xử với con, hàng loạt câu hỏi liên quan đến các hành vi của con trong cả 6 lĩnh vực: tự phục vụ, học tập, lao động, vui chơi, trong mối quan hệ với bạn bè, trong mối quan hệ với người lớn, có thể gây ra tranh cãi, bất đồng quan điểm giữa các cha mẹ đã được đặt ra. Câu hỏi có dạng ý kiến của anh chị như thế nào về các hành vi của trẻ, có 5 mức thể hiện ý kiến từ 1 đến 5 trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Quan niệm của cha mẹ trong việc cho con thể hiện tính độc lập:

Các khía cạnh ĐTB ĐLC

Hành vi tự phục vụ 3,2 0,4

Hành vi trong lao động 3,0 0,5

Hành vi trong học tập 2,6 0,4

Hành vi trong vui chơi 2,9 0,5

Hành vi trong quan hệ với bạn bè,anh chị em 2,0 0,3

Hành vi trong quan hệ với người lớn 2,2 0,3

Mức độ độc lập 2,7 0,3

Ghi chú: Điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 5

Như vậy, cha mẹ cho con thể hiện tính độc lập ở mức độ trung bình (ĐTB: 2,7/5), trong các khía cạnh khác nhau cha mẹ thể hiện quan niệm khác nhau. Cha

mẹ cho con thể hiện tính độc lập nhiều nhất trong các hành vi tự phục vụ và hành vi lao động, nhưng lại kiểm soát con trong các hành vi thể hiện mối quan hệ với anh, em bạn bè và trong mối quan hệ với người lớn. Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Tố Uyên [44], cha mẹ thường cho con thoải mái và độc lập trong các hành vi sinh hoạt hằng ngày, nhưng lại nghiêm khắc với ứng xử của con với người lớn. Tác giả Tố Uyên đã lý giải sự khác biệt này là do quan niệm của người Việt luôn tôn trọng người già, người hơn tuổi “kính trên, nhường dưới” nên việc vô lễ được coi là hành động rất khiếm nhã và phải chấn chỉnh ngay từ nhỏ. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu và thu được kết quả như sau:

Anh Ng.C. Th (38 tuổi, Yên Bái) chia sẻ: “Trong ăn, uống, sinh hoạt hay vui chơi, tôi để con tự do phát triển, để chúng được thể hiện mình. Nhưng đối với việc thực hiện kỷ luật và ứng xử của con với người lớn, chúng tôi phải nghiêm khắc và sát sao hơn nếu lơ là thì chúng sẽ vô tổ chức ngay lập tức. Đặc biệt là việc ứng xử của trẻ với người lớn, tôi luôn phải dùng mệnh lệnh cho con bắt con phải làm theo nguyên tắc tôi đã đề ra. Nói chung, nhẹ nhàng con khó mà thực hiện ngay. Không biết như vậy là tốt hay xấu nhưng trước giờ cha ông ta vẫn có câu: yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi, nên chúng tôi cũng theo đó mà làm”.

Anh Ng.B (37 tuổi, Hà Nội) cũng có cùng quan điểm, anh tâm sự: “Thường ngày việc ăn, ngủ, chơi …của con, chúng tôi tạo không khí rất thoải mái, vui vẻ nhưng trong ứng xử của con với người lớn hơn chúng tôi luôn nghiêm khắc nhắc nhở khi con sai phạm, nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt để lần sau còn nhớ. Tôi thiết nghĩ cứ nhẹ nhàng quá thì con cái dễ hư hơn là mình nghiêm khắc”.

Không chỉ các ông bố mà các bà mẹ cũng đồng quan điểm như vậy. Chị T.Q (33 tuổi, Yên Bái) bộc bạch: “Trong ăn uống, vui chơi của con, tôi và chồng hay để con tự ăn, tự chơi không ép buộc. Nhưng việc con vô lễ, thiếu ý thức khi được chỉ dạy mà không nghe lời thì chúng tôi phải nghiêm khắc uốn nắn. Có như vậy trẻ mới lễ phép và sớm có trách nhiệm trong cuộc sống”.

Vậy, trong cách hành vi của trẻ, những hành vi nào cha mẹ khuyến khích còn hành vi nào cha mẹ không mong muốn con mình có? Cụ thể, quan niệm của cha mẹ về các hành vi của trẻ được thể hiện qua các bảng dưới đây:

Bảng 3.2 Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi tự phục vụ của trẻ (%)

Quan niệm Hành vi

1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

Con tự xúc ăn ngay cả khi trẻ

ăn thường xuyên làm rơi vãi 1.49 0.99 4.47 45.3 47.8 4,37 0,75 Con ăn theo nhu cầu (Khi con

không muốn ăn thì không ép con ăn)

2,0 14,9 25,4 36,8 20,9 3,59 1,04

Con ngủ riêng 2,5 24,4 22,4 28,3 12,4 3,34 1,06 Con tự chọn quần áo theo ý

thích, nhưng hay thay đổi và mất nhiều thời gian

9 30,8 27,4 25,4 7,5 2,92 1,1

Con chỉ ăn những món mình

thích 7,0 37,3 37,3 12,9 5,5 2,72 0,96

Con đòi bố mẹ xúc ăn 12,4 47,3 37,3 8.0 1,0 2,37 0,84

Ghi chú: 1= Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 =Đồng ý một chút 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

Có sự tương đồng trong kết quả nghiên cứu này với các nghiên cứu của Violat Kolar và Grace Soriano về cách thức làm cha mẹ ở Australia [67], nghiên cứu so sánh với cha mẹ gốc Anh và Việt Nam, nghiên cứu của Paul Spicer về văn hóa ảnh hưởng đến cách thức làm cha mẹ, nghiên cứu này được thực hiện trên trẻ mẫu giáo[66], cũng như nghiên cứu của CDC (nghiên cứu xuyên văn hóa về cách thức thực hành làm cha mẹ lành mạnh) [62], nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Đức [7] về quan niệm của cha mẹ về các hành vi được cho là tốt, được khuyến khích và các hành vi cha mẹ cho là chưa tốt. Cha mẹ trong các nhóm nghiên cứu đều đề cao các hành vi vâng lời, tự chủ, tôn trọng người lớn của trẻ và coi đó là những hành vi được khuyến khích. Các hành vi vô lễ, tham lam, thiếu trung thực, gây hấn đều là những hành vi cha mẹ không mong muốn.

Tuy nhiên, ở các nền văn hóa khác nhau thì thứ tự các hành vi được coi trọng hay các hành vi không mong muốn cũng khác nhau. Tại Việt Nam, nếu trước đây quan niệm con cái luôn phải vâng lời cha mẹ, “cá không ăn muối cá ươn, con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư”, phẩm chất ngoan ngoãn, nghe lời được cha mẹ coi trọng nhất, thì nay đã nhường chỗ cho tự chủ, tự lập của trẻ. Với ĐTB 4,37 hành vi “con tự xúc ăn ngay cả khi trẻ thường xuyên làm rơi vãi” được cha mẹ ủng hộ hơn cả. Như vậy, ngày nay cha mẹ đã đề cao sự tự chủ của con, cho con được phép làm, được phép sai, chấp nhận sự vụng về của trẻ như một điều tất yếu để trẻ có thể lớn lên và hoàn thiện hơn. Chia sẻ về quan điểm này, chị L.M.L (32 tuổi, Hà Nội) đang có con 4 tuổi tại trường mầm non Just kids chia sẻ rằng “Tôi cũng giống như các cha mẹ khác đều mong muốn những điều tốt đẹp đến với con. Tuy nhiên, tôi không thể đi theo con cả đời, không thể làm thay con mọi việc. Vì vậy, việc ở bên con hướng dẫn con là điềurất quan trọng. Tôi luôn coi con mình như một người lớn thu nhỏ, và cho rằng cháu có thể làm mọi thứ. Do đó, tôi sẵn sàng cho con trải nghiệm, cho phép con mắc sai lầm để tự cháu rút kinh nghiệm và trưởng thành hơn”.

Tuy nhiên, sự tự lập của trẻ được cha mẹ đặt trong một khuôn khổ nhất định, không phải cứ tự lập là con có thể làm bất cứ điều gì mà con muốn và quyết định mọi thứ theo cách của con. Ngày nay, cha mẹ mong muốn con tự lập trong các hành vi phục vụ bản thân như tự xúc ăn, tự đi ngủ, tự làm vệ sinh cá nhân, nhưng cha mẹ cũng rất quan tâm đến sức khỏe, đến nhu cầu ăn uống của con. Có đến 44,3% cha mẹ không đồng ý và rất không đồng ý khi con chỉ ăn những món mình thích. Lý giải điều này, Chị P.T. L (32 tuổi, Hà Nội) cho rằng “Con còn quá nhỏ để có thể quyết định ăn gì và không nên ăn gì. Thông thường trẻ con thường thích ăn đồ ngọt hoặc các dạng snack, bim bim, mà điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của con. Do vậy, để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con tôi vẫn yêu cầu và tập cho con ăn đa dạng các món ăn. Với món cháu thích, cháu có thể ăn nhiều, còn món không thích cháu có thể tập ăn từng chút một”.

Sự quyết đoán và tính chịu trách nhiệm là một phẩm chất mới mà cha mẹ ngày nay quan tâm. Nếu như trong nghiên cứu của CDC vào năm 2008 tính chịu trách nhiệm là phẩm chất được các bậc làm cha quan tâm [62, tr 8], nhưng hiện nay thì cả cha và mẹ đều quan tâm đến phẩm chất này. Cho nên có đến 39,8% cha mẹ không

đồng ý và rất không đồng ý, khi con chọn quần áo theo ý thích nhưng hay thay đổi và mất thời gian. Qua phỏng vấn sâu, đa số cho mẹ khuyến khích con tự chọn trang phục cho mình, nhưng cần chắc chắn về quyết định của mình. Qua đó, cha mẹ cũng muốn rèn tính quyết đoán cho con. Nhiều cha mẹ tâm sự, mỗi buổi sáng luôn mất thời gian cho con chọn đồ, nhất là khi con đã lựa chọn rồi lại đòi thay ra và mặc bộ khác khiến nhiều cha mẹ phải đi làm muộn, con đi học muộn. Do đó, cha mẹ thường yêu cầu con chọn trang phục và sắp xếp đồ dùng từ tối hôm trước, thông thường cha mẹ đặt sẵn một khoảng thời gian nhất định để con lựa chọn, và hết thời gian đó con sẽ không được thay đổi quyết định của mình.

Như vây, trong các hành vi tự phục vụ cha mẹ đồng tình cho con được làm các việc vừa sức phục vụ bản thân, tuy nhiên cha mẹ cũng quan tâm đến sức khỏe và nhu cầu chính đáng của con trẻ. Do đó, cha mẹ sẽ quyết định nhứng gì phù hợp và cần thiết với sự phát triển của trẻ.

Vậy, trong nhóm hành vi lao động của trẻ quan niệm của cha mẹ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bảng 3.3 dưới đây

Bảng 3.3 Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi trong lao động của trẻ (%)

Quan niệm Hành vi

1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

Con giúp đỡ các công việc

nhà 1,5 3,5 10,4 43, 41,3 4,19 0,87

Con làm các việc vừa sức

nhưng hay làm đổ vỡ 2,5 8.0 37,3 34,4 17,9 3,57 0,95 Con lười biếng 53,2 41,8 4,5 0,5 0 1,52 0,60

Ghi chú: 1= Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 =Đồng ý một chút 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

Bảng số liệu cho thấy cha mẹ rất mong muốn, ủng hộ các hành vi lao động vừa sức của trẻ. Trong quá trình lao động, do trẻ 4- 5 tuổi vẫn còn khá nhỏ nên không tránh khỏi nhưng thiếu sót, đỗ vỡ hay kết quả lao động chưa cao, nhưng cha mẹ vẫn khích lệ con thực hiện, đề cao tinh thần lao động của con. Qua phỏng vấn sâu, chị M.T. N (32 tuổi, ở yên Bái) cho rằng : “con tôi rất thích được làm việc cùng mẹ, gần 5 tuổi cháu đã có thể rửa bát rồi. Lúc đầu, cháu rửa tôi còn phải rửa lại, nhưng

tôi luôn theo sát hướng dẫn con tỉ mỉ nên chỉ cần một tháng còn đã có thể rủa bát sạch sẽ. Tôi rất vui khi con biết rửa bát và quan trọng nhất là vui khi con biết giúp đỡ bố mẹ, tạo tính tính chăm chỉ cần cù cho con ngay từ nhỏ”. Với 95% cha mẹ không đồng ý, và hoàn toàn toàn không đồng ý với hành vi “ con lười biếng” có thể thấy đây là hành vi mà cha mẹ rất không mong muốn ở con.

Bảng 3.4 Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi trong học tập của trẻ (%)

Quan niệm Hành vi

1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

Con thực hiện tuần tự theo

hướng dẫn của giáo viên 0,5 0,5 10,9 51,2 36,8 4,23 0,70 Con bảo vệ quan điểm của

mình và cho là đúng nhưng thực tế không phải

3,0 24,9 29,4 29,9 12,9 3,24 1,06

Con làm theo ý mình, khác với sự hướng dẫn của giáo viên

21,4 35,8 30,8 9,5 2,5 2,35 1,00

Con không tham gia những giờ học, môn học mà con không thích

19,9 50,2 22,4 6,5 1,0 2,18 0,86

Con tự khám phá những đồ vật có tính chất nguy hiểm

như dao, ổ điện... 57,2 39,3 3,0 0,5 0,0 1,46 0,58

Ghi chú: 1= Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 =Đồng ý một chút 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

Kết quả của cuộc nghiên cứu này cũng thống nhất với các nghiên cứu đi trước đã chứng minh phẩm chất vâng lời, ngoan ngoãn của con luôn được các bậc cha mẹ ủng hộ [62,7, 67]. Với ĐTB 4, 23 hành vi “con thực hiện tuần tự theo hướng dẫn của giáo viên” được cha mẹ ủng hộ nhiều thứ hai. Anh N.V. C (34 tuổi, Yên Bái) cho biết “Con tôi rất thích khám phá và học hỏi. Tuy nhiên, cháu còn quá nhỏ để tự mình khám phá và quyết định mọi thứ. Vì vậy, tôi đóng vai trò như môt người bạn

của con, cùng con thảo luận và khám phá. Khi được người lớn hướng dẫn, tôi luôn yêu cầu con lắng nghe và làm theo. Điều đó không những giúp con tìm hiểu, có kiến thức về vấn đề mà còn thể hiện sự tôn trọng của con với người lớn. Sau khi con thực hiện theo hướng dẫn con có thể tự làm theo cách của mình miễn sao đạt kết quả”.

Qua đó, có thể thấy rằng việc trẻ làm theo hương dẫn của người lớn không chỉ là cách mà người lớn hay cha mẹ cung cấp kiến thức, kĩ năng nào đó cho trẻ, mà còn thể hiện sự tôn trọng của trẻ đối với cha mẹ và người lớn.

Mặc dù cha mẹ coi trọng việc con cần nghe lời giáo viên, tuy nhiên cha mẹ cũng khuyến khích con thể hiện quan điểm và có lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, khằng định cái tôi của bản thân nên có đến 72,2 % cha mẹ từ đồng ý một chút đến hoàn toàn đồng ý với “Con bảo vệ quan điểm của mình và cho là đúng nhưng thực tế không phải”.

Khám phá và trải nghiệm là một cách thức để trẻ học hỏi và tìm hiểu thế giới xung quanh.Khám phá ở trẻ là cần thiết và đáng khích lệ, nhưng ở lứa tuổi mẫu giáo, các con còn quá nhỏ để có thể tự mình khám phá thế giới xung quanh. Với ĐTB 1,46 hành vi tự khám phá các đồ vật có tính chất nguy hiểm cũng là hành vi mà cha mẹ không mong muốn. Chị P.P.T (28 tuổi, Hà Nội) cho biết “Tôi luôn khuyến khích con khám phá, nhưng con còn quá nhỏ nên với những đồ vật có tính chất nguy hiểm, tôi sẽ hướng dẫn con sử dụng từng bước một và cho phép con làm khi có sự giám sát của tôi”.

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuối 4-5 nói riêng và tuổi mẫu giáo nói chung. Quan niệm của cha mẹ về các hành vi của trẻ trong hoạt động vui chơi có ý nghĩa quan trọng tới hoạt động vui chơi của trẻ. Chúng ta cùng tìm hiểu quan niệm của cha mẹ đối với hoạt động vui chơi của trẻ được thể hiện qua bảng 3.5 dưới đây:

Bảng 3.5 Thực trạng quan niệm của cha mẹ về các hành vi trong vui chơi của trẻ (%)

Quan niệm Hành vi

1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC

Con đưa ra các luật chơi và tổ

chức trò chơi 1,5 2,5 10,9 49,8 35,3 4,14 0,82

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 62 - 74)