So sánh quan niệm của cha mẹ theo các tiêu chí khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 74)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. So sánh quan niệm của cha mẹ theo các tiêu chí khác nhau

3.2.1. So sánh quan niệm của cha mẹ theo giới tính

Để tìm hiểu sự khác nhau trong quan niệm của cha và mẹ, chúng tôi đã cho sử dụng thang đo phong cách làm cha mẹ (PSDQ) và kết quả thu được như sau:

Bảng 3.8 Sự khác biệt trong quan niệm của cha và mẹ

Các khía cạnh Cha Mẹ P

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Hành vi tự phục vụ 2,38 0,34 2,24 2,24 0,642 Hành vi trong lao động 3,90 0,45 3,05 0,52 0,102 Hành vi trong học tập 2,84 0,48 2,64 0,46 0,006 Hành vi trong vui chơi 3,11 0,64 2,8 0,49 0,010 Hành vi trong quan hệ với bạn bè,anh chị em 2,18 0,30 2,03 0,34 0,007 Hành vi trong quan hệ với người lớn 2,38 0,34 2,24 0,34 0,010 Mức độ độc lập 2,82 0,35 2,68 0,30 Ghi chú: mức 1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất

Bảng số liệu cho thấy, các ông bố thể hiện mon muốn con độc lập cao hơn nhóm các bà mẹ trong hầu hết các khía cạnh hành vi. Kết quả này cũng thống nhất với các nghiên cứu đi trước [62], [16], [44]. Tuy nhiên, với P> 0,005 sự khác biệt trong quan niệm của các ông bố và các bà mẹ không có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong các khía cạnh của sự độc lập, nhóm cha có sự đồng ý cao trong các hành vi học tập và vui chơi của con. Trong học tập nổi bật lên các hành vi sau được cha đồng ý nhiều hơn mẹ.

Bảng 3.9 Sự khác nhau trong quan niệm hành vi học tập của cha với mẹ

Các khía cạnh Cha mẹ

Con bảo vệ quan điểm của mình 82,1% 68,2% Con làm theo ý mình khác với sự hướng dẫn của giáo

viên

57,1% 37,2%

Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu CDC trên các bậc cha mẹ về hành vi tốt và không tốt của con,các bậc phụ huynh là nam giới cho rằng “sự độc lập, quả quyết, làm theo ý mình” được coi là những hành vi khuyến khích, nhưng những hành vi vừa kể trên lại không được các mẹ coi trọng và đánh giá cao [62, tr8].

Lý giải về điều này, anh P.M.T (35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng “tôi luôn mong muốn và khuyến khích con độc lập tự tìm hiểu và khám phá. Đôi khi cháu có những phát hiện và những cách làm rất bất ngờ. Tôi cho rằng, nên để con thể hiện suy nghĩ, ý tưởng của mình, còn việc đúng hay sai thì thực tế bản thân cháu trải nghiệm sẽ rút ra kết luận, tôi quan trọng quá trình hơn là kết quả”.

Không chỉ với các hành vi học tập, các hành vi thể hiện trong quá trình vui chơi cũng được các ông bố ủng hộ con nhiều hơn các bà mẹ. Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó qua các khía cạnh sau

Bảng 3.10 Sự khác nhau trong quan niệm về hành vi vui chơi của cha với mẹ

Các khía cạnh Cha Mẹ

Con chơi những đồ chơi dễ làm bẩn quần áo 75% 69,5% Con tháo đồ chơi ngay khi mới mua về mà không tự lắp được 66,7% 57,2% Con chạy nhảy nhiều, chơi các trò chơi mạo hiểm 44,6% 24,8% Qua bảng số liệu trên, ta thấy có sự khác biệt trong quan niệm về các hành vi trong vui chơi của con ở tuổi mẫu giáo. Hầu hết các mẹ vẫn còn quan niệm bao bọc con hơn so với người cha. Chỉ có 24,8% mẹ đồng ý cho con chạy nhảy, chơi các trò mạo hiểm trong khi đó có đến 44,6% cha đồng ý cho con chạy nhảy và chơi trò mạo hiểm. Điều này cũng thống nhất với mong muốn về hình mẫu con của hai phái. Các ông bố thường mong con mạnh mẽ, dũng cảm, thích khám phá nên sẽ tạo điều kiện cho con vui chơi thử sức với các trò chơi mạo hiểm. Còn các bà mẹ đề cao sự an toàn, sạch sẽ cho con.

Ngoài các khía cạnh về học tập và vui chơi còn các khía cạnh khác như sự độc lập thể hiện trong mối quan hệ với bạn bè, độc lập trong mối quan hệ với người lớn, độc lập trong các hành vi tự phụ vụ, độc lập trong lao động đều có sự tương đồng giữa cha và mẹ.

3.2.2 So sánh quan niệm của cha mẹ về hành vi của trẻ theo nơi sống

Ở mỗi vùng miền có điều kiện kinh tế khác nhau, chịu ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội, luật lệ của nơi đó. Do vậy ở mỗi vùng khác nhau sẽ có quan niệm khác nhau về các hành vi của trẻ. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.11 Quan niệm của cha mẹ về hành vi của con theo nơi sống

Ghi chú: 1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất

Kết quả nghiên cứu có sự thống nhất với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa, nhóm cha mẹ ở thành phố lớn có mong muốn con độc lập hơn so với nhóm cha mẹ ở vùng nông thôn hoặc thành phố đang phát triển [16].Với ĐTB 2,8 ở Hà Nội và ĐTB 2,6 ở Yên Bái; p = 0, 001 <0,005; ta thấy rằng cha mẹ ở Hà Nội mong muốn con độc lập cao hơn so với các cha mẹ ở Yên Bái. Bảng số liệu cho ta biết có sự chênh lệch khá lớn trong quan niệm của cha mẹ với các hành vi vui chơi (ĐTB ở Hà Nội là 3,1 trong khi đó ĐTB ở Yên Bái chỉ có 2,7), các hành vi trong học tập (Ở Hà Nội ĐTB là 2,8; còn ĐTB ở Yên Bái là 2,5) và các hành vi tự phục vụ (ĐTB ở Hà Nội là 3,3 ;và 3,1 là ĐTB ở Yên Bái) của trẻ . Còn các khía cạnh khác như quan niệm của cha mẹ thể hiện trong lao động, trong mối quan hệ bạn bè, anh chị em; trong quan hệ người lớn đều có sự tương đồng giữa các cha mẹ ở Hà Nội và các cha mẹ ở Yên Bái. Do đó, chúng tôi sẽ quan tâm đến những khía cạnh có nhiều chênh lệch trong quan niệm của các bậc cha mẹ.

Đầu tiên là các yếu tố thể hiện sự độc lập trong hành vi học tập của con.

Các khía cạnh Yên Bái Hà Nội p

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Hành vi tự phục vụ 3,1 0,52 2,8 0,29 0,21

Hành vi trong lao động 3,0 0,50 3,1 0,49 0,00

Hành vi trong học tập 2,5 0,47 2,8 0,45 0,00

Hành vi trong vui chơi 2,5 0,47 3,1 0,50 0,61

Hành vi trong quan hệ với

bạn bè,anh chị em 2,0 0,31 2,12 0,35

0,00 Hành vi trong quan hệ với

người lớn 2,2 0,35 2,3 0,33 0,00

Bảng 3.12 Quan niệm của cha mẹ về hành vi trong học tập của con theo nơi sống(%)

Hành vi Nơi sống 1 2 3 4 5

Con không tham gia những giờ học, môn học mà con không thích Hà Nội 14,9 43,6 32,7 6,9 2 Yên Bái 25 57 12 6 0 Con làm theo ý mình, khác với sự hướng dẫn của giáo viên

Hà Nội 16,8 29,7 42,6 7,9 3

Yên Bái 26 42 19 11 2

Con bảo vệ quan điểm của mình và cho là đúng nhưng thực tế không phải Hà Nội 0 9,9 34,7 40,6 14,9 Yên Bái 6 40 24 19 11

Ghi chú: 1= Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 =Đồng ý một chút 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

Có đến 41,6% các bậc cha mẹ ở Hà Nội đồng ý cho con “không tham gia vào những giờ học, những môn học mà con không thích” trong khi đó ở Yên Bái chỉ có 18% các cha mẹ đồng ý cho con “không tham gia vào những giờ học, những môn học mà con không thích”. Để tìm hiểu kĩ điều này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu và có được kết quả như sau: Chị N.H (28 tuổi, ở Hà Nội) cho biết “tôi luôn để con phát triển tự nhiên, không gò ép cháu,theo tôi mỗi đứa trẻ đều có một khả năng riếng, cháu có thể thích điều này hoặc không thích điều kia, đó là điều bình thường. Cũng giống như người lớn chúng ta, nếu bị bắt ép làm những việc không thích chúng ta cũng không thoải mái và hiệu quả công việc không cao, nên tôi chưa bao giờ ép con học những môn con không thích”. Đồng quan điểm với chị H anh N. P.H (35 tuổi,ở Đội Cấn- Hà Nội) chia sẻ “Trẻ con rất thích làm việc, chơi, học tập cùng các bạn, việc con không thích hay không thích một giờ học hay môn học nào đó đến mức không tham gia chắc chắn sẽ có nguyên nhân nhất định, nên tôi sẽ tìm hiểu nguyên nhân trước chứ không ép con phải tham gia ngay. Nếu do cháu mệt, hay ốm việc nghỉ ngời là đương nhiên, cũng có thể do bài học chưa lôi cuốn, chưa hấp dẫn thì bản thân người giáo viên phải lưu ý, thay đổi. Tôi không hề muốn gây áp

lực trong viêc học cho con. Nếu con không học hôm nay thì mai con học cũng không sao”

Không đồng quan điểm với các cha mẹ ở Hà Nội, cha mẹ ở Yên Bái chị N. M. C ( 26 tuổi, Yên Bái) cho rằng “trẻ con thường thích chơi hơn là thích học nên hay mè nheo, không nghiêm túc. Đôi khi chúng còn giả vờ đau bụng, hay đau đầu để không phải học bài nên tôi cần kiên quyết ngăn chặn cháu ngay từ đầu” .Chị P. P X cũng chia sẻ thêm “tất cả các môn học đều cần thiết đối với con, con cần phải có ý thức trong học tập và hoc nghiêm túc. Bởi lứa tuổi 4-5 con đã sắp vào lớp 1, không thể con thích thì học không thích thì thôi được. Do đó, tôi yêu cầu con cần phải tham gia tất cả các môn học và có thái độ nghiêm túc trong học tập để chuẩn bị sẵn sàng vào lớp 1”.

Không chỉ cho phép con không làm những điều mình không thích, có đến 52,9 % các bậc cha mẹ ở Hà Nội ở Hà Nội đồng ý cho con làm khác với sự hướng dẫn của giáo viên. Chị M.P.T chia sẻ “Mỗi đứa trẻ đều là một con người riêng biệt và cần phải tôn trọng. Do đó, tôi luôn khuyến khích thể hiện quan điểm suy nghĩ và làm theo cách của mình. Có thể cách con làm chưa mang lại hiệu quả cao. Nhưng nhờ đó con mới phát hiện ra cách làm tối ưu nhất và phát huy khả năng độc lập trong suy nghĩ” Anh T.V.T(32 tuổi, ở Hà Nội) cũng cho rằng “Tôi luôn đề cao sự độc lập và tính trách nhiệm. Do đó, con cần được khám phá theo cách riêng của mình. Nếu con chỉ biết làm theo người khác, thì con mãi vẫn là người theo sau không có sự bứt phá trong cuộc sống”. Trái ngược với ý kiến của cha mẹ ở Hà Nội, có đến 68% cha mẹ không đồng ý, chỉ có 32% cha mẹ đồng ý khi “con làm trái với hướng dẫn của giáo viên” . Các phụ huynh ở Yên Bái cho rằng “không thầy đố mày đố mày làm lên” nên trong học tập con cần chú ý lắng nghe, quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên thì tiết học mới hay và đạt hiệu quả cáo. Lý giải về điều này, anh P.V.H ở Yên Bái cho hay “tôi rất thất vọng nếu ở trên lớp con không làm theo hướng dẫn của giáo viên, chắc là do cháu đã không chú ý, mất trật trung trong giờ học nên mới khôn thể làm theo các hướng dẫn cô. Nếu như cháu đã nghe cô hướng dẫn những lại cố ý làm theo ý mình thì tôi sẽ phạt nặng vì điều đó nghĩa là cháu chưa tôn trọng cô”

Độc lập trong suy nghĩ, trong ý tưởng là một những khía cạnh quan trọng của độc lập. Trẻ em muốn phát triển được óc sáng tạo, sự tự tin, tính độc lập cần phải

biết bảo vệ quan điểm của mình. Mỗi đứa trẻ đều có những suy nghĩ riêng, cá tính riêng, thì cần tạo điều kiện cho trẻ được đưa ra quan điểm, được nói lên suy nghĩ của mình và cần có thái độ tôn trọng với quan điểm của trẻ. Đồng tình với quan điểm trên có đến 91 trong tổng số 101cha mẹ ở Hà Nội (chiếm 90%) ủng hộ việc con nói lên “quan điểm của mình, dù quan điểm đó không giống như thực tế” nhưng chỉ có 54 cha mẹ ở Yên Bái đồng ý với hành vi này của con.

Qua các mặt biểu hiện khía cạnh độc lập trong học tập, ta thấy rằng các bậc cha mẹ ở Hà Nội cho trẻ được độc lập nhiều hơn các bậc cha mẹ ở Yên Bái. Đối với các cha mẹ ở Hà Nội, họ rất coi trọng sự sáng tạo, tính độc lập, học bằng việc trải nghiệm thực tế, để trẻ tự do khám phá, tự mình tìm hiểu, phát hiện và lý giải vấn đề theo con mắt của trẻ. Đối với cha mẹ ở Hà Nội, giáo viên dường như là một người hướng dẫn, dẫn dắt cho trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá, chứ không đơn thuần là người dạy và bắt học sinh phải làm theo. Đây cũng là phương pháp đang áp dụng ở nhiều trường mầm non trên địa bàn Hà Nội, các con học nhiều qua việc thực hành, trải nghiệm. Từ đó, thúc đẩy khả năng sáng tạo, yêu thích khám phá của trẻ

Ngoài hoạt động học tập, vui chơi là một trong hoạt động chính ở lứa tuổi mẫu giáo. Vui chơi ở tuổi mẫu giáo không chỉ giúp các con vui vẻ, thoải mái mà còn là cách thức để trẻ mẫu giáo tiếp thu các tri thức đầu tiên, hoạt động vui chơi cũng là nơi để rèn nề nếp, kỉ luật và ý thức cho các con. Do đó, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo. Hoạt động chủ đạo này được tổ chức các nơi khác nhau cũng có những quan niệm khác nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 3.13 Quan niệm của cha mẹ về hành vi trong vui chơi của con theo nơi sống

Hành vi Nơi sống ĐTB ĐLC

Con tháo tung đồ chơi ra ngay khi mới mua về mà không tự lắp lại được

Hà Nội 3,29 1,01

Yên Bái 2,63 0,99

Con chạy nhảy nhiều, chơi các trò chơi mạo hiểm

Hà Nội 2,34 0,91

Yên Bái 1,92 0,67

Con đưa ra các luật chơi và tổ chức trò chơi

Hà Nội 4,29 0,72

Yên Bái 4,00 0,88

Yên Bái 1,78 0,66 Con chạy trước, đi cách xa cha

mẹ ở nơi công cộng

Hà Nội 2,04 0,76

Yên Bái 1,80 0,76

Ghi chú: 1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất

Qua bảng số liệu ta thấy, các cha mẹ ở Hà Nội đồng tình với các hành vi thể hiện sự độc trong vui chơi của con cao hơn so với các cha mẹ ở Yên Bái. Trong các hành vi thể hiện sự độc lập trong vui chơi, cha mẹ ở cả Hà Nội và Yên Bái có sự thống nhất trong quan điểm về các hành vi sau “con đưa ra các luật chơi và tổ chức trò chơi” với ĐTB là 4,2 ở Hà Nội và 4, 00 ở Yên Bái; “con không giữ gìn đồ chơi” với ĐTB lần lượt là 1,6 và 1,7; “con chạy trước đi cách xa cha mẹ trong các khu vui chơi, nơi công cộng” có ĐTB là 2,0 ở Hà Nội và 1,8 ở Yên Bái.

Có hai hành vi trong vui chơi có sự khác nhau về quan niệm giữa cha mẹ ở Hà Nội và cha mẹ ở Yên Bái là “con tháo tung đồ chơi ngay khi mới mua về, nhưng không lắp lại được” và hành vi “ con chạy nhảy nhiều chơi các trò chơi mạo hiểm”. Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về sự khác nhau này.

Trước hết là hành vi “tháo tung đồ chơi khi mới mua về nhưng không lắp lại được”

Bảng 3.14 Sự khác nhau trong quan niệm của cha mẹ về hành vi con tháo đồ chơi khi mới mua nhưng không lắp lại được theo nơi sống

Nơi sống 5 4 3 2 1

Hà Nội Tần số 12 33 31 23 2

% 11,9 32,7 30,7 22,8 2

Yên Bái Tần số 4 18 22 49 7

% 4 18 22 49 7

Ghi chú: 1= Hoàn toàn không đồng ý 2 = Không đồng ý 3 =Đồng ý một chút 4 = Đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý

Trong tổng số 101 cha mẹ tham gia nghiên cứu, có đến 76 cha mẹ ở Hà Nội đồng ý cho con tháo tung đồ chơi khi mới mua về, nhưng con không lắp lại được. Nhưng cũng với hành vi này có đến 53 cha mẹ trong tổng số 100 cha mẹ ở Yên Bái không đồng ý với hành vi này của con. Vậy tại sao này lại có sự khác nhau này? Tìm hiểu qua phỏng vấn sâu, anh N.N.A( 34 tuổi, ở Hà Nội) cho rằng “khi có đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của cha mẹ về một số hành vi của con tuổi mẫu giáo và chiến lược ứng xử với trẻ luận văn ths tâm lý học 603104 (Trang 74)