Tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 57 - 60)

2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh

2.1.1.3. Tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ

Một trong những thói tục Nguyễn Văn Vĩnh lên án nữa là tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ. Người Việt Nam vốn trọng tình cảm, việc làm ma chay, cúng giỗ là việc đương nhiên. Thế nhưng khi tổ chức linh đình trong khi nhà khơng có cái mà ăn, phải bán cả ruộng vườn thì như thế lại mang tội với cha mẹ, ông bà. Các cụ nhà ta vẫn khuyên “Học ăn, học nói học gói học mở”, học cách chi tiêu cho thiết thực, dùng tới đâu sắm tới đó, chứ đừng nên phung phí, sắm cho oai. Bởi lãng phí như thế là có tội!

Đứng trước thực trạng đó của xã hội, Nguyễn Văn Vĩnh đã tích cực lên án, đồng thời, ông hô hào mọi người thực hành lối tiết kiệm trong chi tiêu.

Trong bài Ma to dỗ nhớn đăng trên Đại Nam Đăng Cổ Tùng báo, số 796 ngày 18/4/1907, ơng phê phán: “Phong tục An–nam mình, nhiều điều thật khơng có nghĩa

lý gì. Như có bố mẹ lên lão, hoặc mình đi thi đỗ, cưới vợ, làm nhà, được làm quan, thăng hàm, mà ăn mừng thì cịn có nhẽ; nhưng bố mẹ chết, mà mổ trâu mổ bò, mời làng mời nước, biếu–sén (xén) hàng sóm (xóm) láng giềng, thì cịn có nghĩa gì nữa?”

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, thật đáng chê trách khi có những kẻ mà khi bố mẹ cịn sống thì coi như người ngoài, ra lườm vào nguýt; thế mà lúc cha mẹ vừa mới nhắm mắt lại đã bán ngay mẫu ruộng để làm ma to mời làng nước, cho rằng như thế để giả nghĩa cha mẹ: “Cái điều cha mẹ chết đi, hồn phách có cịn mà trơng thấy

những sự dương–gian hay khơng, thì đây tơi khơng dám bàn, nhưng giả thử các cụ có trơng thấy, thì chắc hẳn cũng lắm khi tức cười. Kìa như: có người, lúc cha mẹ cịn sống, coi như người ngồi, ra lườm vào ngt, bon tren (chen) từng tí; thế mà lúc cha mẹ vừa mới nhắm mắt lại, đã bò bò, lợn lợn, cỗ cỗ, bàn bàn, bán mẫu ruộng làm ma to, cầm khu vườn lo dỗ nhớn” [28, số 796].

Ông cũng phê phán những kẻ coi việc làm ma to, giỗ lớn là để trả nợ miệng cho họ hàng làng xóm, với tư tưởng ăn của người ta rồi thì phải trả nghĩa cho người ta. Theo ơng, đó chỉ là lý do phụ để nhiều người dân Nam nhân tiện cha mẹ chết mà bày cỗ linh đình. Cịn lý do chính là vì thói khoe của, là cái tính sĩ diện hão của dân Nam thời đó: “Tơi tưởng làm người, thực có hiếu với cha mẹ, thì lúc cha mẹ thác đi,

cịn có trí nào mà nghĩ đến những điều thiệp–lịch mấy được, cịn có bụng nào mà để vào những sự tiếp đãi anh em. Vả làm ra cỗ bàn lại hóa ra mất cả lịng thành hàng sóm (xóm) láng giềng, bạn-bè thân-thích. Thành ra ai cũng mang tiếng, vị có bữa cơm mấy đi đưa bà con tới mồ, chớ không phải thương vị tiếc bà con mà chịu khó nhọc đi đưa đám. Sau nữa lại còn một nỗi: vừa mất cha mất mẹ lại còn vừa hết cơ hết nghiệp, hết tang người rồi lại đến tang của. Có đâu lại làm như thế! Những nhẽ tơi nói đây thì ai cũng biết cả, nhưng tại làm sao xưa nay vẫn biết rằng xấu mà vẫn làm? Ấy là vì một điều thiên hạ muốn khoe của. Lạ quá! Kỳ quá! Ở đời bao nhiêu lúc để hách dịch mà chẳng hách cho!” [28, số 796].

Ông đưa ra lời khuyên, thay vì làm mâm cao cỗ đầy, lúc bố mẹ cịn sống thì nên cố gắng học tập, làm ăn, nâng cao tài trí để cho cha mẹ có thể nở mặt nở mày vì mình, để đến lúc bố mẹ, ơng bà nằm xuống có thể tự hào về con cháu, mà n lịng nhắm mắt xi tay: “Tơi nghĩ khơng giả nghĩa nào bằng: Lúc cha mẹ cịn sống; nhà

thường thì cố làm ăn cho cha mẹ được hiển vinh; nhà có thì gắng nên tài trí để cha mẹ được danh tiếng. Tôi tưởng lúc ông–cụ bà–cụ nằm xuống mà nghĩ được rằng:“ta

đã sinh ra được con có tài có đức, cho xã–hội được nhờ; thì dù ta từ trẻ đến già, khơng làm nên điều gì, song đã để lại được dọt (giọt) máu tốt, để chuộc lấy cái đời vơ ích của ta”, thì chắc hẳn các cụ thỏa lịng hơn rằng, chết rồi có tư–văn hàng–giáp đến tế–lễ linh–đình” [28, số 796].

Trên ĐDTC số 10, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có một bài viết khá gay gắt về thói ăn uống của người Việt. Trong bài viết này, ơng cũng phê phán thói trả nợ miệng, coi trọng việc ăn uống: “Hạch nhau từ miếng thịt nắm sôi (xôi), làm cho người ở chốn

hương thôn điêu đứng về cái nợ miệng” [29, số 10].

Theo ơng, ở chốn dân thơn, thói xấu này là đáng hổ thẹn nhất, đáng lên án và bài trừ. Nguyễn Văn Vĩnh thấy rất chướng mắt khi thói ăn uống dần dần được đặt lên hàng đầu trong các quan hệ xã hội, khi mà việc hiếu nghĩa mà khơng có mâm to bình lớn, ăn uống thỏa thê thì bị coi là bất hiếu. Chính bởi suy nghĩ ấy nên nhiều gia đình nếu khơng may có ơng bà, cha mẹ nằm xuống, nỗi lo lắng nhất là làm sao đủ lợn, gà, rượu, gạo, để thết đãi các chức sắc và dân làng: “Hàng mấy chục người quần quật, tíu

tít vào việc này, đến nỗi lịng thương nhớ người chết cũng bị chìm đi trước nỗi lo đãi người sống. Mà không lo sao được? Nghe hơi có người chết đám Tổng Lý kỳ cựu đã chuẩn bị mồm chờ ăn, chờ uống gân cổ cười nói, bẹp tai hút sách. Thiếu một chút là dài mồm dè bửu, coi là bất hiếu. Tốn phí vơ cùng, chỉ mấy ngày mấy chục vị chức sắc ưa thích và bảo vệ, nhân dân trong lịng đâu có muốn đến mức ấy, nhưng khơng ăn ai dám tự ý làm khác” [29, số 10].

Ông giải thích nguyên nhân của những thói xấu này là do, khi còn sống, ai cũng đã từng ăn uống như thế ở nhà khác, nay chết đi, con cháu phải đi vay nợ về làm mấy mâm cỗ, tổ chức ăn uống để giữ thể diện với hàng xóm, để trả nợ miệng cho người chết. Hàng nghìn đời trả nợ miệng như thế, đó là lý do nước nước ta vẫn đắm mình trong nghèo khó, lạc hậu: “Ăn đâu mà lại có, mẹ người ta chết cũng đòi ăn, bố

người ta già cũng địi ăn. Khơng có cảnh nào làm cho người nhà quê An Nam nên xấu hổ bằng cái cảnh một nhà tấp nập, người chết nằm trong áo quan, người sống thì kẻ khóc người rên, mà chồng cịn phải đi cầm trâu bán ruộng, vợ thì tất tả đi mượn

nồi mượn niêu, trước giường thờ thì thân hào kỳ lão, cụ nọ ơng kia thứ tự ngồi nhìn nhau đợi mâm cơm nai rượu cho được” [29, số 10].

Thông qua những lời lẽ sâu cay và đầy căm phẫn trong bài viết, ông chốt lại “miếng thịt là miếng nhục!” và mong muốn làm sao dân ta bỏ tệ này đi, cả nước đồng lịng đem cơng sức và của cải để đưa văn minh, khoa học đến với dân ta: “Nếu cả

nước đồng lịng, đem cơng sức của cải góp phần lo trả nợ nước thì văn minh, khoa học sẽ đến với chúng ta. Thói ăn uống hủ bại như trên đúng là miếng ăn là miếng nhục” [29, số 10].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)