Thói hay cười

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 76 - 77)

2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh

2.1.2.6. Thói hay cười

Cười vốn là một biểu hiện vui tươi hữu nghị trong xã giao, nhưng nếu cười không đúng nơi, đúng lúc, thì sẽ thành vơ dun, vơ nghĩa, nhiều khi nó như một biểu hiện của khinh người.

Trên ĐDTC số 22 năm 1913, Nguyễn Văn Vĩnh có bài viết nói về thói hay

cười của dân ta thời đó: “An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Hay cũng hì,

mà dở cũng hì; phải cũng hì, quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang”.

Ông chỉ ra rằng, cái cười không đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ chẳng những khơng được q trọng mà cịn dễ gây phản cảm: “Xét ra cái cười của ta nhiều khi có

cái vơ tình độc ác; có cách láo sược (xược) khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa n trí (chí) khơng phải nghe hết nhời (lời) người ta mà đã rèm (bác bỏ) trước ý tưởng người ta; khơng phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta. Thực ra khơng gì tức bằng đối đáp với những kẻ nghe mình nói mà chỉ lấy

tiếng hì hì mà đáp. Phản đối khơng tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế…” [29, số 22].

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, cái cách ứng xử kiểu “gì cũng cười” như vậy là “cách đãi kẻ dưới một lối thơ tục, người có giáo dục đãi đứa ở cũng khơng nỡ thế.

Mà người ta hỏi một đường, giải lời một nẻo, cũng là một cách làm tức cho người ta, hoặc là một cách tỏ cái ngu của mình nghe khơng vỡ câu hỏi” [29, số 22].

Ông nhận xét rằng, thói quen “gì cũng cười” chính là thể hiện một thái độ không đúng mực chứ không phải là “cách của người hiền” như nhiều người vẫn tưởng: “Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời mn việc

chẳng qua là trị phường chèo hết thảy khơng có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi. Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi” [29, số 22].

Nguyễn Văn Vĩnh nhận xét, cái thói quen xấu này nên bỏ đi, vì nó biến con người thành xấc láo. Theo ơng, trong xã giao tươi cười hữu nghị là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn vẫn là thái độ đối đáp, ngôn ngữ rõ ràng, lịch sự và tạo điều kiện cho đối phương nói rõ ý họ, hiểu rõ ý mình. Kể cả mức độ nơng sâu chưa nên vượt qua. Điều gì chưa muốn tiết lộ thì tránh nói tới chứ khơng nên nói dối, nói sai sự thật. Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.

Vì thế ơng khun: “Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý

ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; khơng hiểu thì hỏi lại; mà khơng muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khơn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa” [29, số 22].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)