Tính vơ cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 72 - 76)

2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh

2.1.2.5. Tính vơ cảm

Nước Nam ta từ ngàn đời đã có những truyền thống đạo lý tốt đẹp như: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “Thương người như thể thương thân”. Tuy nhiên, thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, xã hội ta đang vật lộn trước đòi hỏi phải thay đổi lối sống và cách nghĩ, với những ảnh hưởng trước một bên là sự có mặt của người Pháp

thực dân và một bên là chế độ phong kiến hà khắc - hậu quả của gần 1.000 năm Bắc thuộc, nên những áp lực của chế độ, của cơm áo khiến nhiều người trở nên thờ ơ, ích kỷ, vơ cảm, khơng hề động lịng trước những nỗi đau của người khác.

Phan Bội Châu trong tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo năm 1908 có nói về tính tham lam và vơ cảm của người Việt: “Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít

nhiều, nhưng người nước ta 25 triệu ai nấy cũng có. Tục ngữ có câu: “Cơm ai đầy nồi nấy”, lại có câu “thử thân bất độ, độ hà thân” (thân này khơng cứu vớt thì cứu vớt thân nào?), lại có câu rằng “Con vua vua dấu con chấu chấu yêu”. Đọc bấy nhiêu lời thì biết rằng trong ruột người nước ta viết dọc viết ngang, vạch xi vạch ngược chỉ có một chữ tham; mà ở trong chữ tham chỉ có vài nét lợi riêng là vừa hết bút mực”.

Nguyễn Văn Vĩnh – một người Nam mới đã sớm nhận ra căn bệnh này của xã hội và tìm cách chạy chữa nó. Trên các tờ báo ơng phụ trách, đã hơn một lần Nguyễn Văn Vĩnh có bài viết về thói xấu này của xã hội.

Trên Đăng Cổ Tùng Báo, số 798, ngày 2–5–1907, Nguyễn Văn Vĩnh có bài

Thói tệ viết về sự vơ cảm của người An Nam.

Ông lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có thật. Khi có một vụ cháy xảy ra, đáng lý những nhà xung quanh phải cùng nhau hô hào dập lửa. Thế nhưng nhà nào nhà nấy xung quanh đều đóng chặt cửa, cịn người đi qua đi lại thì coi như khơng biết. Dù lý do là gì thì hành động này thật là rất đáng phê phán. Ông chỉ trích: “Mấy

năm nay ở Hà–nội tự dưng thành ra một thói tệ, là khi có đám cháy trong thành–phố, thì nhà nào nhà ấy đóng chặt cửa lại, cịn người đi qua đi lại thì chạy trốn. Sự đó bởi sao? Có người nói là tại những lính phút–lít thấy ai đến cứu cháy thì cứ đánh người ta, bắt người ta làm như cu–li; chớ không để cho người ta được tự do, tùy sức mình mà cứu. Cịn những nhà mà đóng cửa chặt lại, là tại sợ những quân gian–đồ, nhân lúc dộn–dịp, vào cướp phá nhà người ta” [28, số 798].

Câu chuyện về vụ cháy nhà chỉ là một ví dụ cho sự thờ ơ của người dân. Bởi thực tế có nhiều gia đình bị trộm cướp hồnh hành, hay có điều gì khơng may xảy ra, người dân bên cạnh cũng coi như khơng phải chuyện của nhà mình. Đây là một thái

độ sống rất đáng chê trách: “Cịn độ tết, những qn trộm cướp hay có vào nhỏ ra to,

cũng vì thế. Có người kêu mà chẳng thấy ai ra cứu sốt cả, nhà nào nhà ấy chỉ cứ chẹn cửa cho rõ thật chặt, chẳng ai chịu thò ra” [28, số 798].

Mong muốn người dân đều có tinh thần “tương thân tương ái”, hỗ trợ nhau những lúc khó khăn, Nguyễn Văn Vĩnh hiến kế, khi có nhà bị cháy, tất cả trai tráng cùng đến trợ giúp mỗi người một tay, thì lính cũng khơng làm gì được, mà kẻ gian cũng khơng có cơ hội để làm bậy, những người có tính vơ cảm cũng khơng có lý do nào để mà lấp liếm nữa: “Giá thử bây giờ mỗi một phố bao nhiêu người giai trẻ bàn

nhau, bất cứ người Tây, người Khách, hay là người An–nam, hễ động thấy nhà nào cháy thì đến cả; cắt mấy người vào việc xách nước, mấy người vào việc giữ cho kẻ gian khỏi hôi đồ của chủ nhà, còn bao nhiêu các người khác thì để canh gác cho hàng phố và giữ kẻ gian. Một hai người thì lính phút–lít có thể bắt nạt được, nhưng nhiều người thì tơi tưởng khơng có nhẽ họ dám đánh mình? Phải bàn nhau thế mới được, vì tơi trơng thấy cháy mà giai trẻ chạy cả; dù tại cớ làm sao mặc lòng, cũng lấy làm xấu hổ thay cho người nước mình lắm” [28, số 798].

Để người dân có cuộc sống bình n, đề phịng trộm cướp, ơng đề xuất cách, trong một phố, những trai trẻ từ 20 tuổi trở lên đến độ tết phải cắt nhau đi tuần, xin lĩnh Nhà–nước mỗi phố vài ba khẩu súng lục, “thí dụ, mỗi giờ cắt năm ba người đi

lại trong phố, mà có sợ lúc qn lính đến bắt nhầm, thì mấy người đi tuần ấy phải có hiệu riêng” [28, số 798].

Ông mong muốn người dân thay đổi quan niệm về việc đi tuần, việc cứu hỏa hay cứu kẻ khổ, bằng cách phân công trách nhiệm xã hội công bằng, khơng có sự phân biệt giữa con quan, người khoa mục, người giàu có với những người dân thường; biến quan niệm cho rằng việc cứu kẻ khổ là việc đê tiện, thành việc của những anh hùng: “Mà việc đi tuần cùng việc đi cứu hỏa, xin đừng cho là việc đê hạ.

Xưa kia mình có cái tục ăn–mày, thực là tục ăn–mày, cứ quan hay là con quan, cùng người khoa mục, người giầu có, thì được miễn việc tuần giờ; cho nên ai ai cũng cứ cho việc tuần giờ là việc đê hạ. Đời nay tôi tưởng nên bỏ cái hủ tục ấy đi. Phàm con giai ai cũng nên coi cái nghĩa vụ với hàng sóm (xóm) láng giềng, cùng việc binh vực

kẻ yếu kẻ khổ, là một việc người anh hùng mới phải. Khơng làm được nghề gì, phải đi gánh nước kiếm ăn, thì là đê tiện thật; nhưng mà đi sách nước để cứu kẻ khổ thì là việc người anh hùng, không phải là việc đê tiện. Sức giai (trai), mà tôi tưởng giời tháng giêng rét mướt tối tăm, ban đêm vác khẩu súng hoặc cầm cái tay thước, đi tuần trong phố một vài giờ cho cha mẹ mình, cha mẹ người, cho vợ con mình, vợ con người ngủ được n; như thế thì khi về nhà, tơi tưởng vợ con cha mẹ phải trọng hơn là khi đi đánh tài–bàn hay là đi hát nhà–trò về” [28, số 798].

Trên ĐDTC số 17, Nguyễn Văn Vĩnh có một bài viết sâu sắc hơn về thói vơ cảm của dân An Nam. Đối tượng ơng nhắm tới trong bài viết này không chỉ là một bộ phận người dân mà là cả những người giàu có, có bát ăn bát để đến những chức trách nhà nước, từ quan lại đến tổng lý, với những vấn đề liên quan đến lợi ích của những người dân.

Nguyễn Văn Vĩnh nhận định, khi trong nước có thiên tai, dân tình đói khổ, nhà tan cửa nát, là dịp bộc lộ người tốt kẻ xấu. Người tốt biết nhường cơm xẻ áo, góp sức cứu giúp nhau trong cơn hoạn nạn, thì nên khen ngợi. Nhưng thật buồn, số người lợi dụng đau khổ của đồng bào để trục lợi riêng vẫn rất đông, cần phải vạch rõ và lên án.

Đối tượng đầu tiên đáng lên án là những nhà giàu có, đủ bát ăn bát để nhưng vẫn nhẫn tâm theo triết lý “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”, vẫn ăn ngon ngủ yên, khơng hề động lịng. Đã thế, lúc nhà nước đem tiền chẩn cấp cho kẻ bị lụt kham khổ, cũng ra chỉ trỏ cái nóc nhà đổ mà xin một phần chẩn cấp. Ông bức xúc: “Đáng

lẽ, những người nhờ giời giàu có phong lưu, có đổ mất một nóc nhà, nhưng tiền hịm cịn nhiều, thóc trữ cịn lắm, chẳng quản thiệt mình có ít, mà lại đem giúp thêm Nhà nước ít nhiều, để phát cho kẻ khốn khó hơn mình cịn vẻ thay, nữa đâu lại còn ngửa tay tranh một phần của người nghèo đói” [29, số 17].

Đối tượng tiếp theo cần phải chỉ trích là đám quan lại tham nhũng được nhà nước giao tiền phát cho dân đói nhưng lại trắng trợn ăn chặn của dân nghèo: “Có nơi

khác thì quan nhận được thế thì vội vàng đốc thúc mà đánh dân, mà hối lộ. Tổng lý thì có người tệ bạc, dám nhân việc nguy chung mà làm giàu. Có phải rõ con xâu

(sâu) mà làm hỏng nồi canh, để cho bao nhiêu người trung nghĩa, bao nhiêu người đại lượng, phải tủi vì trong đồng bào mình có kẻ chẳng ra gì” [29, số 17].

Ngồi ra cịn mấy kẻ bn gạo, những lúc này đã chẳng bắt chước được người khác bỏ ra một phần làm phúc thì chớ, lại cịn cố tình đầu cơ gạo, hãm gạo trong nhà, chờ lúc dân đói khổ thì mang bán với giá đắt hơn nhiều lần. Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng những đối tượng này là những kẻ không biết liêm sỉ: “Dẫu rằng dân nào thì

cũng có những qn đục nước béo cị, nhưng mà dân ta thì xem như cái giống ấy khí nhiều, mà lại khơng biết sỉ, có kẻ coi như truyện (chuyện) tầm thường, bụng nghĩ: Chẳng tham cũng dại. Hôi nhà cháy, lột kẻ chết đuối, là một tội thường mắt trông thấy” [29, số 17].

Ơng ra sức hơ hào mọi người nêu cao tinh thần “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “lá lành đùm lá rách” để cùng đưa đất nước tới văn minh tiến bộ: “Nước ta

nghèo, kinh tế còn lạc hậu, tai nạn xảy ra nhiều, phải ra sức thực thi, thì mới có điều kiện để dân nghèo đỡ khổ, trở thành nước tiến bộ văn minh” [29, số 17].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 72 - 76)