2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh
2.1.2.7. Tính ngồi thừ
Là một người ham học hỏi, đi nhiều, tìm hiểu nhiều, ln hăng say lao động và rất thích tư duy, lại sống vào thời kỳ đang cần tiếp thu tích cực khoa học kĩ thuật
tiến bộ của các nước phương Tây ảnh hưởng tới An Nam, Nguyễn Văn Vĩnh hết sức bất bình trước một thói xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt là chỉ ngồi ngẩn ngơ cả ngày vơ ích, đầu óc trống rỗng.
Trên ĐDTC số 16, ơng có bài viết lên án thói ngồi thừ của người Nam thời
bấy giờ. Ông viết: “Giống người An Nam ta, và có nhiều giống ở Á Châu, có một tính
do thủy thổ và có tính truyền nhiễm đã lâu đời là tính ngồi thừ, khơng làm gì mà cũng khơng nghĩ gì cả. Tục ta nói rằng con ruồi đậu mép cũng chẳng buồn xua”.
Theo Nguyễn Văn Vĩnh, những kẻ cũng có đầu óc, chân tay đầy đủ, mà như không kể đến, ngồi nửa ngày mà khơng nghĩ được việc gì, sống chẳng ai biết, chết khơng ai hay, cứ lì lì mà ăn, mà ngủ, chẳng can dự gì đến xã hội thì thật đáng buồn:
“Nửa ngày ngồi xếp chân te he, trên tấm phản, khỉu (khuỷu) tay tựa cái gối xếp, hoặc cái tráp trầu, thỉnh thoảng hút điếu thuốc lào, thở ra từng đám mây khói biếc, hai mắt lừ đừ say sưa, khoan khoái ở cái hơi thuốc làm cho tan hồn mê trí” [29, số 16].
Có người ngồi “để ngắm ngày giờ chôi (trôi) chảy, từ từ qua trước mắt, lâu vơ
kể là lâu”. Cũng có người ngồi để lo. Lo việc nhà, lo danh phận, lo hậu vận mai sau,
lo cho con cháu, “nhưng mà lo không phải nghĩa là ngồi tính cho ra cuộc, không phải trù nghĩ phương-kế phải làm thế nào cho nó thành việc như ý mình đâu. Lo là lo. Lo là ngồi ngẩn, nghĩ đến nơng nỗi ngổn ngang thì lấy làm rây, kết cho nó thành thế để mà tính, việc ấy nặng như hịn đá to, chưa mó tay vào đã chịu trước, nghĩ đến cái nặng mà đã nhọc rồi, tưởng như mồ hôi mồ kê, ngồi phịch xuống, mà thở dài một tiếng nứt đá héo cây” [29, số 16].
Theo quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh, trong khi đời người có hạn, dân thì đang nghèo đói, tính ngồi thừ khiến thời gian và trí tuệ bị lãng phí ghê gớm, “sống cũng không khác chi chết”. Một đời sống hữu ích phải là một cuộc sống trọn vẹn, là sống gấp gáp, bận rộn, sống mỗi phút mỗi giây, là không ngừng suy nghĩ, học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm sống: “Sống là cử động, là mừng, là tủi, là cố gắng
tất tả, chẳng bận việc nọ thì bận việc kia, có hỏng việc này mới khơn việc khác, có khó khăn, có vấp váp đến khi thành, nó mới thấy cái sướng, cái vẻ vang của người thắng. Người ta sống lâu không phải là người chết già, sống lâu là trong một đời, bà
năm mươi cũng là, cử động nhiều, mừng nhiều, tủi nhiều, sướng nhiều, cực nhiều, cố gắng nhiều, được nhiều mà thua cũng nhiều. Ai đã tất cả được như vậy, trong bụng thấy được khoan khối, dầu vận mệnh hay mà nên sung sướng, thì được bằng lịng”
[29, số 16].
Ơng phân tích, người ta ở đời thì giờ phải phân làm ba việc: làm lụng, nghỉ ngơi, giải trí. Cả ba việc phải hết sức tích cực. Thứ nhất, làm việc phải tập trung hết cơng sức, trí tuệ đạt hiệu suất cần thiết. Thứ hai, làm rồi tất nhiên phải giải trí, giải trí ra giải trí, hoạt động thể thao, cầm kỳ thi họa đều là giải trí tích cực. Thứ ba là nghỉ ngơi thoải mái khơi phục lại sức khỏe để tiếp tục lao động: “Lúc làm ăn giốc chí làm
ăn; khi đã muốn chơi, chơi cho nhã; lúc đã muốn ngủ, ngủ cho say. Chớ có nửa làm, nửa ngủ, nửa chơi…Sống một trăm năm mà ngồi thừ quá nửa thì khác nào như non yểu ba mươi năm” [29, số 16].
Ông cho rằng muốn sống có ý nghĩa, sống có ích thì người Việt phải bỏ được tật xấu này, phải “tập lấy thói quen, mỗi khi mình hỏi lại mình, xem trí mình nghĩ làm
sao, tay mình làm việc gì. Hỏi phải tự đáp được: ta làm, ta nghỉ, hay là ta chơi. Bằng chẳng đáp được, thì ta nên hối hận đã hoài ngày tháng, như một lúc sống thừa” [29,
số 16].