Phê phán những thói hư tật xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 62)

2.1. Việc phê phán thói hư tật xấu trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh

2.1.2. Phê phán những thói hư tật xấu

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu. Một số tác giả cho rằng, người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lịng u nước, tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cởi mở, bộc trực mà hồ đồng, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam. Tuy vậy, nước ta còn rất nhiều tật xấu, mà có lẽ tật xấu nhất là “rất sợ nói về thói xấu của mình”… Muốn giải quyết vấn đề này thì phải nắm đúng được căn nguyên của bệnh để kê đơn cho đúng thuốc.

Khi trở thành chủ bút tờ ĐDTC trong 2 năm 1913 và 1914, Nguyễn Văn

Vĩnh đã mở một chuyên mục mang tên là Xét tật mình lấy viện dẫn một câu của văn hào Pháp Emile Zola: “Nói hết, để biết hết, để chữa hết” và giải thích thêm rằng: “Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm,

ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện”.

Bằng một ngòi bút trào lộng sắc cạnh, Nguyễn Văn Vĩnh đã viết 18 bài Xét

tật mình bàn đến nhiều thói hư tật xấu cịn tồn tại trong xã hội như tính ỷ lại, tính ăn

gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng, tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo, tính cơ hội đục nước béo cị, thói gì cũng cười, tệ cờ bạc v.v...

Chúng tơi sẽ đi sâu phân tích một vài tật xấu điển hình xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Văn Vĩnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)