Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 79)

2.2.1. Một số quan niệm về phong cách và phong cách ngơn ngữ báo chí

Theo Từ điển tiếng Việt 2000, Phong cách là Những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó [75, tr. 6].

TS Hữu Đạt - nhà nghiên cứu ngôn ngữ - cho rằng: Trong lý luận văn học, thuật ngữ phong cách được dùng để chỉ đặc điểm sáng tác của một nhà văn, một tác phẩm hay một trào lưu văn học. Phong cách là bao hàm cả một số vấn đề về thi pháp, trong đó có thế giới quan sáng tác, cá tính sáng tạo của một nhà văn hoặc nhiều nhà văn thuộc cùng một trào lưu [75, tr. 7].

Theo GS Hà Minh Đức, với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan trọng để nghiên cứu về khn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu ấn của cá nhân

không rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong dư luận theo hướng này hoặc hướng khác [75, tr. 6].

Phong cách ngơn ngữ báo chí là phong cách ngơn ngữ đặc thù (bao hàm nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ) mà báo chí sử dụng trong hoạt động thơng tin về các vấn đề thời sự chính trị- xã hội nhằm truyền tải thơng tin bằng thơng điệp báo chí với đại chúng một cách nhanh, chính xác, dễ hiểu, vừa đảm bảo thơng tin vừa giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Phong cách ngơn ngữ báo chí của mỗi nhà báo chính là sự thể hiện những thủ pháp nghệ thuật ngôn từ khác nhau một cách độc đáo riêng biệt trên cơ sở sáng tạo tác phẩm theo một thể loại báo chí nhất định để thể hiện nội dung thơng tin báo chí.

Nói một cách nơm na, đó là những nét độc đáo về tư tưởng và nghệ thuật, có phẩm chất thẩm mỹ. Khơng phải nhà văn, nhà báo nào cũng có phong cách, phải là những nhà báo tài năng, khẳng định được mình bởi những nét độc đáo một cách đa dạng, bền vững mà ln sáng tạo, đổi mới, có nghệ thuật viết điêu luyện thì mới là có phong cách.

2.2.2. Phong cách viết báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh

Khơng chỉ là một nhà dịch thuật, chính trị, văn hóa, Nguyễn Văn Vĩnh cịn là một nhà báo đa tài và đa năng. Như đã nói ở trên, trong hơn ba mươi năm làm báo, Nguyễn Văn Vĩnh đã sáng tác một khối lượng khổng lồ các tác phẩm báo chí thuộc đủ mọi lĩnh vực. Bằng tài năng của mình, ơng đã viết rất nhiều thể loại báo chí khác nhau một cách gần gũi, nhẹ nhàng mà vẫn đưa được vào trong các tác phẩm của mình sự un bác.

Cũng do hồn cảnh thời bấy giờ rất thiếu những người viết báo nên để đảm bảo những tờ báo mình phụ trách có sự phong phú về thể loại, đa dạng trong cách viết, tránh trùng lặp, nhàm chán và tạo sự yêu thích cho độc giả, Nguyễn Văn Vĩnh đã chủ động viết đủ các thể loại khác nhau. Có thể đánh giá rằng, ông đã làm công việc này một cách xuất sắc. Thông qua khối lượng tác phẩm đồ sộ cho tới ngày nay,

có thể khẳng định, Nguyễn Văn Vĩnh đã là một trong số ít người đi tiên phong trong việc định hình nhiều thể loại của báo chí Việt Nam sau này.

Trong số đó, những bài báo mang tính nghị luận là mảng điển hình cho phong cách của Nguyễn Văn Vĩnh.

Thời kỳ Nguyễn Văn Vĩnh viết và làm báo chưa có một hệ thống lý luận chung để phân biệt rõ ràng các thể loại báo chí nên có thể liệt báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh bao gồm các bài viết được gọi (theo lối gọi khi ấy) là các bài xã thuyết, luận thuyết. Cũng có một số bài báo có khuynh hướng thể loại giống như những bài Nhàn đàm, Phiếm luận, Tiểu phẩm trên báo chí Việt Nam sau này.

Trong khn khổ luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ ra một vài đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tác nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh.

Thứ nhất, về tư tưởng, dựa vào một phương châm của người Pháp: “Tout dire, pour tout connaitre, pour tout guérir - Nói hết, để biết hết, để chữa hết”, bất chấp những ý kiến trái chiều của người dân thời bấy giờ, những tác phẩm nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh không hề tỏ ra e dè hay khoan nhượng mà can đảm nhìn thẳng vào sự thật để vẽ ra mặt trái chân dung của người nước Nam thời đó: “Các

nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện. Nếu cứ nói, cứ bắt buộc phải thế này, khơng được thế kia thì khó nghe, uổng cơng nói…” [29, số 6].

Thứ hai, về đề tài, những tác phẩm nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh đa dạng

trong đề tài, phản ánh nhiều vấn đề nóng hổi của đời sống, mang hơi thở của thời đại. Tiêu biểu cho khuynh hướng báo nghị luận của ông là chuyên mục Nhời đàn bà và loạt bài Xét tật mình.

Chuyên mục Nhời đàn bà xuất hiện lần đầu tiên trên ĐCTB số 7 (799) ra

ngày 9-5-1907, tức là khoảng hơn một tháng sau khi tờ báo này ra đời. Tất cả các bài báo trong mục Nhời đàn bà khơng có tiêu đề riêng mà gộp chung lại trong mục

Nhời đàn bà, ký tên tác giả là Đào Thị Loan (tên con gái Nguyễn Văn Vĩnh) nhưng

một ông thông ở Nam Định cư xử coi thường vợ con số 11 ngày 6-6-1907, chuyện ghẹo gái của cánh đàn ông, số 14 ngày 27-6-1907, chuyện mở nhà làm phúc nuôi trẻ mồ côi, số 17 ngày 18-7-1907, rồi lại trả lời bài ghẹo gái, số 18 ngày 27-7-1907… Trên ĐDTC là các đề tài như việc giáo dục con cái (số 7), việc ăn mặc của phụ nữ (số 15), về lòng từ thiện (số 17), về Tết Trung thu (số 19)… ngoài ra là chuyện sinh đẻ (số 8,9 và 11), về tứ đức công dung ngôn hạnh ở người phụ nữ (số 16), về thái độ vơ đũa cả nắm trong đánh giá phụ nữ (số 21), lại chuyện đàn ông lấy nhiều vợ (số 22) - như phân tích ở trên…

Loạt bài Xét tật mình đăng nhiều kỳ thành một mục độc lập trên ĐDTC,

Nguyễn Văn Vĩnh đã chỉ ra hàng loạt những tính xấu, những nhược điểm, hủ tục của người dân thời bấy giờ để mọi người biết mà bảo nhau cùng sửa. Có thể kể tới những chủ đề như Các nết xấu và hủ tục (số 6), tính ỷ lại (số 8), ăn gian nói dối (số 9), coi ăn uống là việc quan trọng hàng đầu (số 10), chuộng hư danh (số 11), khơng biết tính trước tính sau (số 12), tính bán tín bán nghi (số 13), ăn mặc suồng sã hớ hênh (số 14), tật huyền hồ về nhận thức tư tưởng (số 15), tính ngồi thừ (số 16), tính vơ cảm (số 17), những khuyết tật trong hoạt động trí thức (số 18), nạn đồng bóng dị đoan (số 19), hay viết thư tố cáo nặc danh (số 20), vụng nói chuyện (số 21), gì cũng cười (số 22), ham mê cờ bạc (số 29)...

Thứ ba, về kết cấu bài báo, Nguyễn Văn Vĩnh thường sử dụng kết cấu bài

viết linh hoạt, gọn gàng nhưng văn phong rất đa dạng. Có lúc, ơng vào đề trực tiếp bằng cách nói ngay đến vấn đề mình định làm sáng tỏ, thu hút luôn sự chú ý của người đọc như bài viết về tính ỷ lại (ĐDTC số 8), bài viết chỉ trích thói khơng biết tiêu tiền (ĐDTC số 12)… Cũng có khi, ơng vào đề một cách gián tiếp, thông qua việc kể một câu chuyện, một điển tích, một hồi ức, sau đó mới nói tới vấn đề trọng tâm mình định đề cập, chẳng hạn như bài viết về thói bắt chước, huyễn hồ về nhận thức tư tưởng (ĐDTC số 15), gì cũng cười (ĐDTC số 22)… Cũng có khi, ơng viết theo một cơng thức cố định là tít chính, mở bài, thân bài, kết nhưng trong hầu hết các tác phẩm, Nguyễn Văn Vĩnh khơng sử dụng tít bài. Tùy từng vấn đề mà ông triển khai theo mạch: Đặt vấn đề, phân tích, kết luận. Mỗi phần của bài viết, ông chỉ nêu một, hai ý để người đọc dễ theo dõi. Ngoài ra, bài viết nào của ơng cũng có

đoạn kết mang tính đúc rút, chỉ dẫn, hướng dẫn để mọi người làm theo hoặc tự rút ra những kinh nghiệm quý báu cho mình.

Thứ tư, về ngôn ngữ, trong những bài báo nghị luận của Nguyễn Văn Vĩnh,

người ta cảm nhận được một lối viết rất uyển chuyển, linh hoạt, với các luận điểm, luận chứng, luận cứ rõ ràng. Dù bản thân là một nhà văn nhưng ở cương vị một nhà báo, Nguyễn Văn Vĩnh không để lẫn lộn hai thể loại này. Tất cả sự kiện, vấn đề ông đưa ra đều có căn cứ thực tế và được thể hiện bằng ngơn ngữ sắc sảo của báo chí.

Lựa chọn cách phát ngôn của người phụ nữ, giọng điệu trong các bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh trong mục Nhời đàn bà rất tự do, phóng khống, đơi khi hơi ngoa ngôn và đã mở ra hơi hướng của thể loại báo chí phiếm đàm (phiếm luận), phúng dụ. Nhiều bài viết trong mục Nhời đàn bà với văn phong riêng, đã phần nào mang dáng dấp của thể loại tiểu phẩm báo chí sau này.

Đối với loạt bài Xét tật mình, khơng chỉ sử dụng phong cách ngôn ngữ linh hoạt như đã nói ở trên, Nguyễn Văn Vĩnh cịn thể hiện sự sắc sảo và tầm nhìn khi có thể khái quát một sự việc, hiện tượng tưởng chừng như nhỏ nhoi trong đời sống thành một cách ứng xử, một thái độ sống của một bộ phận không nhỏ người Nam ta để nhìn vào đó, người ta có thể sửa mình!

Thứ năm, cái tôi tác giả trong các bài báo nghị luận là cái tơi khẩu khí đơi

lúc dí dỏm, lắm khi ngoa ngoắt nhưng chính kiến thì rất rõ ràng, thậm chí gay gắt. Những câu chuyện thường ngày tưởng như rất nhỏ như tính hay cười, tính ngồi thừ cả ngày khơng làm gì… đến những vấn đề lớn như chuyện giáo dục con cái, chuyện ăn hối lộ của các quan trên… đều được mang ra mổ xẻ và phê phán khơng chút nương tay, thậm chí khơng ít lần văng ra cái bực tức, sự bức xúc của mình khơng cần câu nệ. Nhưng cái tôi Nguyễn Văn Vĩnh thể hiện đậm nét nhất chính là trong tư tưởng định hướng ở mỗi bài viết, để hướng mọi người xem lại, nhìn thẳng vào tật xấu của mình và sửa mình. Đó là một cái tơi thức thời và lúc nào cũng mong xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.

Tiểu kết chƣơng 2

trị có tài. Đặc biệt nhất, ơng cịn ghi dấu ấn là một trong những nhà báo xuất chúng nhất của báo chí quốc ngữ Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX.

Trong đó, các bài báo nghị luận là một mảng rất quan trọng trong sự nghiệp báo chí của Nguyễn Văn Vĩnh. Những vấn đề mà Nguyễn Văn Vĩnh đề cập đến trong những tác phẩm báo chí nghị luận vô cùng đa dạng, phong phú, phản ánh nhiều mặt trong đời sống xã hội và được thể hiện bằng một lối viết hết sức gần gũi, đơn giản và đại chúng.

Với tài năng hiếm có, óc quan sát tinh tế cùng một lối viết hiện đại, linh hoạt, các bài viết của ông ở mảng đề tài này nắm bắt được các vấn đề của đời sống, mang dấu ấn cá nhân của riêng ông.

Các bài báo nghị luận trong mục Nhời đàn bà hay Xét tật mình là những ví

dụ điển hình cho phong cách của Nguyễn Văn Vĩnh. Dựa vào một phương châm của người Pháp: “Tout dire, pour tout connaitre, pour tout guérir - Nói hết, để biết

hết, để chữa hết”, ông cho rằng cách hiệu quả nhất để loại bỏ những tính xấu,

những hủ tục là cơng khai những thói xấu, hủ tục đó ra để người đời soi vào đó mà sửa, vì thế ơng chủ trương thơng qua những bài viết của mình làm cho mọi người thấy rõ những nhược điểm của con người Việt Nam, của xã hội cịn nhiều lạc hậu để từ đó loại bỏ được những thói tệ, học theo văn minh.

Những hủ tục vốn tồn tại từ hàng nghìn đời như tệ lãng phí khi ma chay, cúng giỗ, thói trả nợ miệng, những hủ tục trong vòng đời của người phụ nữ Việt Nam… cùng những tật xấu như thói cờ bạc, thói ỷ lại, gì cũng cười được Nguyễn Văn Vĩnh mang ra mổ xẻ rất chi tiết với một thái độ gay gắt, không khoan nhượng.

Những bài viết của ông thuộc hai chuyên mục này đã cho thấy tài năng của một người làm báo bậc thầy và đặc biệt là khả năng “nhìn thấy trước” các vấn đề trong xã hội. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề ông đặt ra đến nhiều thập kỷ sau, thậm chí hàng trăm năm sau người Việt Nam vẫn đang phải đối mặt. Chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề này ở chương tiếp theo.

Chƣơng 3

GIÁ TRỊ THỜI SỰ TRONG NHỮNG BÀI VIẾT PHÊ PHÁN THÓI HƢ TẬT XẤU CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH

3.1. Nhìn vào thói hƣ tật xấu của ngƣời Việt hiện đại

Thời gian gần đây, dư luận trong nước xôn xao về câu chuyện một nữ tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật do nghi ngờ xách lậu hàng ăn cắp về Việt Nam. Theo đó, cơ này bị tình nghi vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngối. Cơ quan cảnh sát Nhật cịn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines cũng có thể đã tham gia vào việc vận chuyển hàng ăn cắp nên văn phòng của Vietnam Airlines tại Tokyo bị lục soát, tổ bay bị điều tra...

Câu chuyện này khiến dư luận sơi sùng sục, hình ảnh hàng khơng quốc gia bị ảnh hưởng. Khơng chỉ cơ tiếp viên tên Nguyễn Bích Ngọc bị chỉ trích vì hành vi sai trái của mình, những nữ tiếp viên hàng khơng khác cũng bị “ném đá” không thương tiếc. Nguyên nhân là bởi nhiều người cho rằng, tiếp viên hàng không là bộ mặt quốc gia trên mỗi hành trình bay. Họ được coi là đại diện có thể quảng bá về một đất nước xinh đẹp, giàu truyền thống văn hóa cùng những tâm hồn người Việt hiền hậu, u chuộng hịa bình với bạn bè quốc tế…

Rõ ràng, sự kỳ vọng đó là gánh nặng có phần “áp đặt” đè lên đơi vai của các tiếp viên. Ở đâu cũng có người tốt, người xấu, khơng có chỗ nào mà có tồn người tốt, cũng chẳng có nơi nào tồn người xấu. Trộm cắp, lừa gạt, tham ơ, tham nhũng thì ngành nghề nào chẳng có. Giáo viên được coi là nghề cao quý bậc nhất mà cũng có người đổi tiền, tình lấy điểm với học trò. Bác sĩ làm nghề cứu mạng sống cho dân, được coi như “từ mẫu” của nhân dân mà cũng vướng hàng loạt vụ bê bối như: Tai biến vắc xin, kết quả xét nghiệm bị nhân bản, trang thiết bị y tế được nhập khẩu là đồ cũ tân trang lại, không cấp cứu nếu khơng có phong bì… và gây sốc nhất gần đây là trường hợp bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng phi tang. Đến ngay cả những người làm trong các cơ quan tối cao mà cũng

phạm tội đến mức phải ra trước vành móng ngựa. Vậy hà cớ gì mà cơng luận trút hết sự giận dữ lên đầu mấy cô tiếp viên hàng không?

Thật ra, vụ cô tiếp viên hàng không cùng một vài dẫn chứng chúng tôi nêu ra ở trên là câu chuyện khơng mới lạ bởi trước đó, nhan nhản trên các mặt báo, thói xấu của người Việt vẫn hiện hữu hàng ngày, hàng giờ.

Ngay trong Nghị quyết TW6 của Đảng về văn hóa cũng đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ rõ 7 biểu hiện của sự xuống cấp của xã hội: Chủ nghĩa cá nhân, lối sống ích kỷ thực dụng vụ lợi có xu hướng ngày càng phát triển; nạn tham nhũng, hối lộ, bịn rút, lãng phí; quan liêu, xa dân, lãnh đạm; lối sống ích kỷ thiếu trung thực; lời nói khơng đi đơi với việc làm; suy thối đạo đức trong quan hệ gia đình quan hệ cá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh với việc phê phán thói hư tật xấu trên báo chí (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)