3.2. Nguyễn Văn Vĩnh và khả năng “nhìn thấy trước” cả trăm năm
3.2.2. Những thói hư tật xấu đang biến tướng
Trong khi Trung Quốc có Người Trung Quốc xấu xí, Pháp có Lịch sử những
thói hư tật xấu của người Pháp, người Nhật có Người Nhật ghê tởm... thì người
Việt Nam có Xét tật mình của Nguyễn Văn Vĩnh. Đối chiếu với những tác phẩm
phê phán thói hư tật xấu của Nguyễn Văn Vĩnh như đã nói ở trên, có thể thấy rằng, những tác phẩm đó vẫn cịn ít nhiều phù hợp cho đến tận ngày nay.
Trước tiên phải khẳng định rằng, không có tính xấu nào là của mọi người Việt, nhưng có thể có những tính xấu của một bộ phận không nhỏ người Việt. Những tính xấu mà Nguyễn Văn Vĩnh nêu ra khi xưa vẫn đang tồn tại dai dẳng trong xã hội, thậm chí biến tướng sang các tính xấu tinh vi hơn.
Nạn cờ bạc mà ông phản ánh khi xưa là “căn bệnh truyền nhiễm trong khắp
các bậc người” nay ngày càng phát triển ở nhiều nơi và dưới nhiều hình dạng như đánh bài, xóc đĩa, đá gà, ghi đề, cá độ bóng đá... ngay ở nơi lễ hội, đình, chùa là chốn linh thiêng, tệ nạn cờ bạc cũng “khơng tha”.
Có một con số mà khiến nhiều người nghe xong phải giật mình. Theo số liệu Trung tướng Trần Trọng Lượng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng
chống tội phạm - Bộ Công an, cung cấp tại một cuộc họp vào ngày 22/8 mới đây, chỉ trong thời gian diễn ra World Cup 2014, ước tính mỗi ngày lượng tiền tham gia đánh bạc tại Việt Nam là hàng chục triệu USD. Như vậy, tính nhanh cũng có thể thấy rằng, mỗi năm lượng tiền đổ vào nạn cờ bạc đã lên đến con số hàng tỷ USD. Rõ ràng, tệ nạn này đang tiềm ẩn những nguy cơ đối với sự ổn định, phát triển kinh tế đất nước, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội khác.
Thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, tệ này không chừa một ai, từ thành thị đến thôn quê, miền xuôi, miền ngược, từ các quan cấp tỉnh huyện đến tổng lý, các thầy tham phán, ký lục, thừa phái, từ các phú gia đến các bậc trung lưu, đến cả người còn túng thiếu: “trong các tật của An nam, thì cịn tật nào là tật chung hơn tật đánh bạc
nữa. Và nói đi nói lại hàng nghìn lần cũng khơng bao giờ hết được nhời. Nhất là ngày nay, bệnh cờ bạc truyền nhiễm trong khắp các bậc người ta, thì lại càng nên đả động lắm” [29, số 29].
Trong xã hội hiện đại, tệ đánh bạc cũng truyền nhiễm tới đủ mọi thành phần, tầng lớp, trong đó có cả một số cán bộ, cơng chức, viên chức, Đảng viên, đồn viên, hội viên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và thanh niên, thiếu niên... – những đối tượng được cho là có học hành tử tế và là tấm gương về đạo đức. Ðã có một số vụ, các con bạc do "say máu đỏ đen" dẫn đến mâu thuẫn đánh nhau, hoặc thua hết tiền dẫn đến trộm cắp, lừa đảo. Đi đôi với tệ nạn này, các dịch vụ cầm đồ, cho vay nặng lãi, siết nợ, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, cướp giật và các hệ lụy xã hội khác cũng phát sinh, gây ảnh hưởng xấu và bức xúc trong xã hội.
Nguyên nhân làm cho tệ nạn cờ bạc còn diễn biến phức tạp, đúng như những gì Nguyễn Văn Vĩnh đặt ra khi xưa, xuất phát từ lòng tham của con người “từ bậc
thượng lưu, trung lưu đến người hạ đẳng, giàu nghèo đều giống nhau, có khác chăng là ở bề ngồi ăn nói, ở cách che dấu (giấu) lòng tham” [29, số 29]. Ngoài ra,
do nhận thức của các đối tượng tham gia đánh bạc hạn chế, nhiều người coi đây là thú vui, một cách để giải khuây; mặt khác do công tác tuyên truyền pháp luật đến các tầng lớp nhân dân còn chưa đạt yêu cầu, các quy định về khung hình phạt đối với hành vi đánh bạc chưa đủ sức răn đe, giáo dục...
Một thói xấu nữa mà Nguyễn Văn Vĩnh cực lực phản đối, thói ỷ lại – hiện
nay biến tướng thành chuyện “con ông cháu cha” – đang là vấn đề nóng hổi và gây bức xúc trong dư luận.
Nóng là ở chỗ, mới đây, ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương, nguyên Chánh thanh tra Bộ Nội vụ đã chuyển một đơn thư của cơng dân phản ánh có chuyện gian lận trong thi tuyển công chức tại Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) đến Bộ Nội vụ xem xét. Theo nội dung đơn thư, đợt thi tháng 7/2013, Cục Quản lý cạnh tranh được tuyển 6 chỉ tiêu, nhưng kết quả 9 người trúng tuyển. Đáng chú ý là 100% nhân viên hợp đồng của cục đều đỗ. Trong đó, hầu hết người trúng tuyển là con, cháu cán bộ của Cục Quản lý cạnh tranh hoặc trong ngành cơng thương. Trước đó, kỳ thi tuyển cơng chức năm 2013 tại Cục Quản lý thị trường cũng xảy ra việc “lộ đề thi”.
Thực ra, ở nước ta chuyện lợi dụng mối quan hệ “con ông cháu cha” để xin việc, có vị trí tốt, nới rộng quan hệ làm ăn vẫn là chuyện thường ngày ở huyện, và những vụ việc như tại Cục Quản lý thị trường hay nghi vấn ở Cục Quản lý cạnh tranh chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, thói ỷ lại là căn bệnh phổ biến. Trong các bài báo của ơng, như đã phân tích ở phần trên, ơng đã chỉ ra hiện tượng này trong xã hội thời đó: “Những kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người
khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong lồi động vật. Đó là những con mọt nước... Quen thói ỷ lại vào người thì dù có tâm có lực cũng khơng dùng được mà dùng cũng chẳng được lâu, tâm tư tài lực ắt sẽ nhụt dần” [71]. Lật lại lịch sử, tệ nạn lạm dụng quan hệ quyền lực “con ông cháu
cha” giúp tư lợi cá nhân trên thực tế đã luôn tồn tại trong xã hội Việt Nam từ lâu. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, vì xuất hiện nhiều hiện tượng gia đình thâu tóm quyền lực nên riêng trong Triều Nguyễn (1802-1945), trong phần lớn thời gian, nhiều quy định nghiêm ngặt đã được áp dụng để kiểm soát, ngăn cấm việc lợi dụng quan hệ cá nhân, huyết thống, thân thuộc để các nhóm cầm quyền thao túng quyền lực.
Trong xã hội hiện đại, vấn đề này dư luận cũng đã nói rất nhiều. Nhưng do các giải pháp của chúng ta chưa đủ mạnh hay chưa đủ triệt để nên nó vẫn diễn ra. Đây là hiện tượng rất đáng lo ngại. Bởi nó sẽ khiến bộ máy khơng trong sạch, và những người đã “chạy” khi vào bộ máy rồi rất dễ tạo nhũng nhiễu, tiêu cực. Nếu đó lại là những người trình độ kém, bằng cấp không chuẩn mực đã đành, lại không chuẩn mực về cả đạo đức lối sống thì sẽ gây hậu quả lớn khơng đong đếm được. Hiện tượng “con cháu” có thể gây ra tình trạng bất bình đẳng, gây ra sự thiệt thịi cho con em nhiều gia đình có năng lực nhưng lại khơng có mối quan hệ hay tiền để “chạy”.
Khơng phủ nhận cũng có những “con ơng nọ, cháu bà kia” có năng lực, tuy nhiên năng lực đó phải được chứng minh qua các kỳ thi công khai, minh bạch và công bằng. Nếu đã phải gian lận thì khó lịng đảm bảo có năng lực thật sự. Và nếu để hiện tượng này tiếp tục, thì đúng như Nguyễn Văn Vĩnh cảnh báo, “như thế thì
xã hội ngày một suy, nước làm sao mạnh được?” [29, số 20].
Một thói xấu nữa cũng khiến Nguyễn Văn Vĩnh đau đầu là Tính vơ cảm.
Trong các bài viết của ông, không dưới một lần ông đề cập tới sự thờ ơ của con người khi có một gia đình nào đó gặp nạn. Thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, xã hội đang bước vào giai đoạn bước ngoặt, chuyển dịch sâu sắc với một bên là sự có mặt của người Pháp thực dân và một bên là chế độ phong kiến hà khắc, nên có thể hiểu ngun nhân của tính vơ cảm nảy sinh từ những áp lực của chế độ, của cơm áo khiến nhiều người trở nên thờ ơ, ích kỷ. Tuy vậy, trong xã hội hiện đại, con người được sống trong một chế độ hịa bình, văn minh với ánh sáng mới của Đảng cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, lý do gì tính vơ cảm vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng phổ biến?
Ngày 07/12/2012, Hãng khảo sát Quốc tế Gallup công bố kết quả khảo sát về chỉ số cảm xúc của người dân ở 150 quốc gia trên thế giới. Theo đó, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách những nước mà người dân có ít cảm xúc nhất. Tất nhiên, kết quả này chỉ mang tính tham khảo, song, “người Việt có thực sự vơ cảm hay khơng” là một câu hỏi đáng suy nghĩ.
Nếu căn cứ vào sự bình thản của xã hội trước những con số hàng trăm tỷ, ngàn tỷ bị thất thốt, căn cứ vào những thơng tin giết người cướp của ghê rợn, trong đó có cả thơng tin con giết cha, vợ giết chồng, căn cứ vào tình trạng những vụ hơi của vẫn đang xảy ra hàng ngày hay sự thờ ơ của người Việt trước những vụ tai nạn thì sự vơ cảm của người Việt là có thật.
Nhưng nếu căn cứ vào các tờ báo ngập tràn tính từ chỉ trạng thái cảm xúc như “ngậm ngùi”, “xót xa”, “sốc”, “kinh hồng”, và gần đây là “đắng lịng” trên các tít bài, nếu căn cứ vào hàng nghìn, hàng vạn comment dưới mỗi bài báo mạng điện tử hay nếu nhìn vào hiện tượng đám trẻ khóc ngất khi được gặp thần tượng sao Hàn thì khơng thể nói người Việt vơ cảm.
Từ hai thái cực khác nhau kể trên, khó có thể khẳng định người Việt có thực sự vơ cảm hay khơng. Hay nói đúng hơn, khó có thể biết được số lượng người vơ cảm – hay không vô cảm nhiều hơn. Tuy nhiên, căn cứ vào những câu chuyện về sự vô cảm, thờ ơ mà dư luận phản ánh trong thời gian qua thì có thể khẳng định, ở một khía cạnh, trong một bộ phận người nào đó, sự vơ cảm của con người đã chạm đáy.
Người ta dửng dưng không chỉ với những chuyện ngoài đường, ngồi chợ mà cịn thơ ơ với ngay cả những người thân cận xung quanh mình. Sống trong cơ quan, trường học, chứng kiến bao chuyện ngang trái như chuyện tham nhũng hối lộ, chạy chức chạy quyền, thầy giáo ngang nhiên bạo hành học sinh… họ cũng không mở miệng mà ngoảnh mặt làm ngơ.
Đừng tưởng rằng bệnh vô cảm chỉ xuất hiện ở kẻ xấu, mà nó cịn có thể có ở cả những người vẫn được coi là người tốt. Bởi lẽ, khi người tốt im lặng trước cái xấu, để cái xấu chà đạp lên những giá trị tốt đẹp thì cũng chính là một biểu hiện khơng thể chối cãi của chứng vơ cảm.
Nhìn một cách khách quan, có thể tính vơ cảm chỉ ở một bộ phận dân cư nào đó, chứ khơng phải trong phạm vi xã hội rộng lớn. Nhưng khi được xếp thứ 13 trong số những nước “vô cảm” nhất thế giới, chúng ta cũng phải coi đó như một sự cảnh báo. Như ngày trước Nguyễn Văn Vĩnh ra sức hô hào mọi người nêu cao tinh thần
“nhiễu điều phủ lấy giá gương, thì mới có điều kiện để dân nghèo đỡ khổ, trở thành nước tiến bộ văn minh” [29, số 17].
Bên cạnh thói vơ cảm, tính Giả dối cũng là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội hiện đại. Bàn về sự nói dối, nhà báo Mỹ Scottduke Harris, người từng đoạt giải Pulitzer đã bàn luận: Đầu tiên phải xác định là khơng phải lời nói dối nào cũng đáng lên án. Trong tiếng Anh có một câu nói vui và rất phổ biến là “lies, damn lies and statistics”, đại khái nói dối được chia ra làm ba dạng: “lies” là những lời nói dối vơ hại hoặc chấp nhận được, “damn lies” là lời nói dối dẫn đến hậu quả đáng kể. Còn từ “statistics” (thống kê) trong ngữ cảnh này để diễn tả những kẻ giả dối tột đỉnh, ngay cả những con số, bảng thống kê (thứ được cho là rất rõ ràng và đáng tin cậy) cũng bị họ bóp méo, đổi trắng thay đen để xoay chuyển tình huống phục vụ mưu đồ riêng.
Như vậy ngồi trường hợp đầu tiên, nói dối trong hồn cảnh nào cũng gây hậu quả khơng nhỏ. Nguyễn Văn Vĩnh đã nhìn ra tật xấu này của người dân An Nam từ xưa. Thế nhưng trong xã hội thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, tính nói dối xuất phát từ việc tự vệ trước các quan, nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ sự bất công trong xã hội mà ra. Cịn trong xã hội hiện đại, thói nói dối lại không đơn giản chỉ là tự vệ như thế, mà sắp biến thành một “nghệ thuật sống”!
Theo một khảo sát xã hội vào tháng 9/2013 của GS. TSKH. Trần Văn Thêm được cơng bố tại một hội thảo, nếu tỷ lệ nói dối ở học sinh cấp 1 là 22% thì ở cấp 2 là 50% và cấp 3 là 64%, sinh viên là 80%. Như vậy có thể nói tỷ lệ nói dối tăng theo cấp học.
Tuy khơng phải lời nói dối nào cũng đáng lên án, nhưng khi lời nói dối đã khơng cịn vơ hại thì nó đã trở thành giả dối. Và nguy hại hơn là khi sự giả dối đã trở thành một căn bệnh thực sự. Nhà giáo dục nổi tiếng Makarenko có nói một câu đại ý là sự nghiệp giáo dục có thể sụp đổ nếu chỉ cần pha một tí chút giả dối. Vậy, nền giáo dục của chúng ta đã “pha tí chút giả dối” chưa, khi mà tình trạng đổi tình lấy điểm, mua bằng cấp, bằng giả... vẫn đang khiến xã hội nhức nhối?
Nhìn vào hiện thực cuộc sống, giả dối dường như đang hiện diện khắp nơi, từ giả dối nhỏ trong gia đình, như nói dối vợ/chồng để có những phút giây “ngoài vợ ngoài chồng”, đến giả dối lớn như các kiểu tham nhũng bạc tỷ lừa trên gạt dưới, làm hư hại cả một nền kinh tế…
Giả dối hiện diện như những câu chữ bóng bẩy đầy hoa mỹ trong các báo cáo tổng kết thi đua, thành tích sản xuất, học tập của các cơ quan, ban ngành, để rồi sau đó là những hậu quả nghiêm trọng khơng đong đo đếm được sự thiệt hại.
Giả dối không chỉ trong những quảng cáo chào hàng nhan nhản trong cuộc sống, mà còn hiện hữu trong cả những thực phẩm nuôi con người hàng ngày, làm suy kiệt biết bao thế hệ…
Thời Nguyễn Văn Vĩnh sống, ông đề ra biện pháp để người dân không phải nói dối nữa mà có thể sống ngay thực, đó là chính các quan phải là người sửa mình trước. Nếu các quan thanh liêm, biết thương dân, ln đứng ở phía lẽ phải thì dân mới tin vào các quan mà khơng phải nói dối. Nguyễn Văn Vĩnh từng nói, “ngẫm mà
xem, các ơng ạ, có một điều nhỏ–nhen thế mà sửa đổi được thì hay lắm đấy!” [28,
số 803]. Nhưng ở trong xã hội hiện đại, nói dối khơng cịn là việc nhỏ nữa. Để khơng cịn nói dối nữa, suy cho cùng phải bắt đầu từ niềm tin. Có khơng ít người đang sống trong chán nản, tuyệt vọng, khơng có mục tiêu vì thiếu niềm tin, bởi sự giả dối đã lan rộng quá rồi, đến mức những cái thật cũng bị nghi ngờ. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi giả dối đang làm ảnh hưởng tới xã hội, làm cho tình hình khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Thói chuộng hƣ danh bây giờ vẫn tồn tại và còn phát triển hơn xưa. So với
những gì Nguyễn Văn Vĩnh phản ánh, với biểu hiện của thói hư danh thời đó chỉ là việc coi thường lao động chân tay, thì ở xã hội hiện đại, thói tật này thể hiện ở mn hình vạn trạng. Háo danh, chuộng hình thức, mua bán bằng cấp, thích được khen ngợi… đều là biểu hiện của thói chuộng hư danh. Có thể thấy trong xã hội hiện đại xuất hiện khơng ít những người sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn đề mua bằng cấp, để được lên báo lên đài, được giải thưởng nọ giải thưởng kia. Bộ phận nhẽ ra phải là ưu tú nhất trong xã hội là cán bộ, đảng viên thì ngay cả nghị quyết Trung