Mẫu khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Khối THPT Ba Vì THPT Dân tộc nội trú THPT Lƣơng Thế Vinh 10 30 30 30 11 30 30 30 12 40 40 40 Tổng 100 100 100

Nhƣ vậy, khách thể nghiên cứu điều tra đã đƣợc xác định với sự phân bố tƣơng đối đồng đều trên địa bàn huyện với đầy đủ 3 loại hình cơ bản của trƣờng THPT (bao gồm: công lập, dân lập và dân tộc nội trú). Nhờ vậy, đánh giá khách quan hơn về thực trạng nhu cầu tƣ vấn nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì, Tp. Hà Nội.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lí luận

2.1.1.1. Mục đích

Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản liên quan tới khái niệm về TVHN, nhu cầu TVHN, các biểu hiện và các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu TVHN.

2.1.1.2. Nội dung

Hệ thống các quan điểm lý thuyết về nhu cầu, nhu cầu TVHN, đặc điểm chọn nghề và nhu cầu TVHN của học sinh THPT, mức độ biểu hiện của nhu cầu và yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động TVHN cho học sinh THPT

2.1.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu về mặt thực tiễn

2.1.2.1. Mục đích

Nhằm tìm hiểu và đánh giá đƣợc thực trạng nhu cầu TVHN của học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – T.p Hà Nội

2.1.2.2. Nội dung

Đề tài tiến hành nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi đối với học sinh THPT trên địa bàn huyện Ba Vì – Tp. Hà Nội

Tiến hành nghiên cứu định tính ở các khách thể nghiên cứu: giáo viên, học sinh...

2.1.2.3. Các giai đoạn nghiên cứu thực tiễn * Giai đoạn 1: Thiết kế công cụ điều tra

- Mục đích: Hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi.

- Phƣơng pháp: Lấy ý kiến chuyên gia, phỏng vấn và các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.

- Cách tiến hành : Thăm dò bằng một số câu hỏi mở, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia tâm lý học hƣớng nghiệp và các giáo viên phụ trách về họat động TVHN. Mặt khác tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến nhu cầu TVHN hiện nay trên sách, báo, internet. Sau đó phác thảo phiếu hỏi và xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện phiếu hỏi.

* Giai đoạn 2 : Điều tra thử

- Phƣơng pháp: Phƣơng pháp điều tra và phƣơng pháp thống kê toán học - Khách thể : 50 học sinh

- Xử lí số liệu :

Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS 13.0. Chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích độ tin cậy bằng phƣơng pháp phân tích hệ số Alpha của Cronbach. Mô hình này đánh giá độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phƣơng sai của từng item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tính tƣơng quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và của cả phép đo. Độ tin cậy của từng tiểu thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,4. Độ tin cậy của cả thang đo đƣợc coi là thấp nếu hệ số < 0,6 (bảng 2.2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)