Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đa số học sinh cảm thấy hơi lo lắng vào quyết định của mình, chiếm 49%, chỉ có 25% học sinh hoàn toàn tin tƣởng, có 24% cho rằng bình thƣờng và có 2% học sinh không tin tƣởng và quyết định chọn ngành học của mình. Một em học sinh trƣờng Dân tộc nội trú chia sẻ:“Khi em chọn nghề em thấy mức độ tin tưởng của em về ngành đã chọn ở mức bình thường vì ngành em chọn là Sư phạm mà em chỉ biết rằng em thích Sư phạm thôi còn thực sự em không biết mình có thực sự phù hợp không. Trong quá trình học em sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin để có thể hoàn toàn tin tưởng hoặc chọn một ngành khác mà em thực sự tin tưởng.” (HS nữ, lớp 11, trường THPT DTNT)
Nhƣ vậy, đứng trƣớc sự lựa chọn của bản thân có không ít những học sinh vẫn còn băn khoăn trƣớc ngành nghề mình đã lựa chọn. Các em chƣa hình dung đƣợc ngành nghề mình lựa chọn sau khi học xong sẽ làm gì, cơ sở nào sẽ tiếp nhận các em vào làm việc, liệu rằng học xong có đƣợc làm đúng ngành mình đã lựa chọn. Có một thực tế là không ít sinh viên ra trƣờng không làm đúng chuyên ngành mà làm những công việc trái ngành miễn sao có thu nhập để trang trải cuộc sống. Nhƣ vậy còn khá nhiều học sinh hoặc thiếu hiểu biết về phẩm chất và năng lực của bản thân, hoặc thiếu hiểu biết về các ngành nghề mà các em đã chọn. Chỉ có số ít học
sinh tin tƣởng và ngành nghề mình đã lựa chọn. Nguyên nhân là do nhà trƣờng chƣa làm tốt công tác TVHN, bản thân các em phải tự trang bị cho mình những thông tin nghề nghiệp, sự hiểu biết về ngành nghề của các em còn nhiều hạn chế. Nhƣ vậy từ những khó khăn của học sinh, nhiệm vụ của công tác TVHN là phải giúp đỡ đƣợc các em học sinh giải quyết đƣợc các khó khăn đó để các em có thể chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất.
Từ những kết quả trên chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Hầu hết học sinh đều muốn tiếp tục học đại học sau khi học xong cấp THPT và các em đều đã lựa chọn cho mình một nghề. Trong số các nhóm nghề thì nhóm nghề Quân đội – Công an và Sƣ phạm là đƣợc học sinh lựa chọn nhiều nhất và trong nhóm nghề này thì tỉ lệ học sinh trung bình lựa chọn tƣơng đối nhiều. Lý do chọn nghề của học sinh không có sự thống nhất trong nhận thức và hành vi. Hầu hết các em đều nhận thức đƣợc rằng phải chọn nghề dựa trên năng lực, sở thích nhƣng thực tế các em đều lựa chọn nghề trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, ra trƣờng dễ xin việc làm mà không chú trọng tới năng lực của mình có phù hợp với ngành đã chọn hay không.
Khi chọn nghề học sinh thƣờng cảm thấy khó khăn và không tự tin với quyết định chọn lựa của mình. Những khó khăn mà học sinh thƣờng gặp nhất và băn khoăn khi chọn nghề đó là nghề phù hợp với sở thích nhƣng không phù hợp với năng lực, nghề phù hợp với sở thích và năng lực nhƣng khả năng có việc làm thấp. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác TVHN cần phải giúp đỡ các em giải quyết các khó khăn đó để chọn cho mình một nghề phù hợp nhất.
3.2. Mức độ thể hiện nhu cầu tƣ vấn hƣớng nghiệp của học sinh.
Khi đứng trƣớc yêu cầu lựa chọn nghề tƣơng lai cho bản thân, mỗi học sinh sẽ có nhận thức khác nhau về lĩnh vực nghề nghiệp, khi đó các em sẽ có sự quan tâm khác nhau đối với từng nội dung tƣ vấn khác nhau có liên quan đến nghề nghiệp định chọn, đồng thời mức độ biểu hiện nhu cầu cần tƣ vấn cũng rất khác nhau. Để tìm hiểu nhu cầu TVHN của học sinh thể hiện ở những mức độ nào, chúng tôi tiến hành tìm hiểu nhu cầu TVHN thể hiện qua mặt nhận thức, cảm xúc và hành vi.
3.2.1. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp thể hiện qua sự hiểu biết của học sinh về nghề
Để làm rõ nhu cầu TVHN thể hiện qua sự hiểu biết của học sinh về nghề trƣớc hết chúng tôi tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh THPT về sự cần thiết của việc chọn nghề.
- Hiểu biết chung của học sinh về sự cần thiết của việc chọn nghề
Để điều tra nhận thức của học sinh về sự cần thiết của việc chọn nghề, chúng tôi vừa tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi và kết hợp với phỏng vấn học sinh. Chúng tôi quan tâm tới nhận thức của các em về ý nghĩa của việc chọn nghề, kết quả điều tra thu đƣợc thể hiện trong biểu đồ 3.6.