Sự hài lòng của học sinh về giáo viên/ nhân viên TVHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 81)

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy rằng có 10% học sinh trả lời “rất hài lòng” với những gì nhận đƣợc từ giáo viên, nhân viên TVHN, có 53% học sinh hài lòng và chỉ có 2% học sinh trả lời là “không hài lòng”, 9% học sinh trả lời “ít hài lòng”. Nhƣ vậy phần lớn học sinh khi đƣợc tiếp xúc với công tác TVHN thì đều có cảm xúc tích cực với những gì nhận đƣợc từ giáo viên và nhà tƣ vấn. Từ đó có thể thấy rằng đa số các em đều hài lòng và thấy đƣợc hoạt động TVHN rất có ích cho việc chọn ngành nghề của các em. Những thông tin mà giáo viên hay nhà TVHN cung cấp cho các em, hầu hết đều đƣợc các em thu nhận tích cực và có hiệu quả, có tới 92,6% các em cho rằng là những thông tin này các em đều áp dụng vào việc chọn nghề, chỉ có 7,4% học sinh cho rằng các em không áp dụng đƣợc vào chọn nghề (Phụ lục 6b) do nhiều nguyên nhân khách quan khác. Tuy nhiên số học sinh không áp dụng đƣợc thông tin gì khi đi TVHN là rất ít. Điều đó cho thấy những thông tin mà giáo viên

hay nhà trƣờng cung cấp cho các em khá phong phú và sát với nhu cầu của các em nên các em có thể vận dụng những thông tin này vào việc chọn nghề cho mình.

- Mong muốn của học sinh về các hoạt động liên quan đến tư vấn hướng nghiệp

Để hoạt động hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng có hiệu quả và phù hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu mong muốn của học sinh, thì nhà trƣờng cần đánh giá đƣợc nhu cầu cụ thể của học sinh về ngƣời làm tƣ vấn, nội dung, hình thức, địa điểm, thời gian tổ chức các hoạt động TVHN.

Đối với người làm công tác TVHN

Sự thành công và hiệu quả của công tác TVHN cho học sinh phụ thuộc vào ai là ngƣời tƣ vấn mà các em mong đợi. Vì thế, chúng tôi đã khảo sát sự mong muốn về đối tƣợng tham gia TVHN thông qua đánh giá của học sinh. Kết quả thu đƣợc cho thấy ở biểu đồ 3.14.

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, các chuyên gia TVHN và những ngƣời am hiểu về thế giới nghề nghiệp là lựa chọn hàng đầu của học sinh với tỉ lệ mong muốn lớn nhất đều chiếm trên 65% ở ba trƣờng và con số này tƣơng đối đồng đều ở cả ba trƣờng. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có sự mong muốn nhƣ vậy ở học sinh là do các em có sự tin tƣởng và kiến thức chuyên môn cũng nhƣ khả năng giúp đỡ những vấn đề khúc mắc ở đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực này. Nhƣ em NTVA (nữ, lớp 12 – trƣờng THPT Ba Vì) cho rằng: “Các chuyên gia mới là những người hiểu và biết cách mang đến cho học sinh những kiến thức về thế giới nghề nghiệp phù hợp và phong phú nhất”. Hay em NVT (nam, lớp 12 – trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh) chia sẻ: “Các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không những có kiến thức vững chắc mà còn rất hiểu đặc điểm tâm lý, tính cách học sinh, họ biết cần phải làm gì hơn là những người làm TVHN không chuyên sâu”.

Bên cạnh đối tƣợng trên, các em học sinh cả ba trƣờng còn có sự tin tƣởng vào những ngƣời lớn tuổi có kinh nghiệm, trong đó trƣờng THPT DTNT có sự lựa chọn cao nhất (chiếm 47%), tiếp đến là trƣờng THPT Ba Vì (chiếm 32%), trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh sự có sự lựa chọn không nhiều chỉ chiếm 28%. Các em còn có tự tin tƣởng vào các anh chị khóa trên, trong đó học sinh trƣờng THPT DTNT có mức tin tƣởng cao hơn hai trƣờng còn lại (chiếm 37%); các thầy cô đƣợc giao nhiệm vụ TVHN cho học sinh đều đƣợc học sinh ba trƣờng chọn ở mức khoảng từ 26% đến 33% . Tuy nhiên, các kết quả này cho thấy đó không phải là sự lựa chọn cao của học sinh. Những ngƣời lớn tuổi có kinh nghiệm tuy giúp các em có thêm nhiều thông tin về nghề nghiệp, tuy nhiên các em chỉ đƣợc tiếp xúc trong các buổi hội thảo về TVHN tập trung toàn trƣờng nên còn hạn chế trong việc giao lƣu, học hỏi trực tiếp. Tìm hiểu ở giáo viên và một số học sinh ở ba trƣờng cho thấy, trƣờng THPT DTNT tuy không có phòng TVHN riêng nhƣng do môi trƣờng học tập tập trung, ở tại kí túc xá của nhà trƣờng nên các em học sinh thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với các phụ huynh và giáo viên hơn hai trƣờng còn lại nên tỉ lệ các em tin tƣởng vào những ngƣời lớn tuổi có kinh nghiệm nhiều hơn hai trƣờng còn lại là hoàn toàn hợp lý. Các thầy cô giảng dạy trực tiếp các em là những ngƣời gần gũi và biết về lực học của các em, tuy nhiên các thầy cô và các anh chị khóa trên lại không đƣợc

đào tạo bài bản về TVHN. Nhƣ một học sinh cho rằng “Những người làm công tác đoàn tạo cảm giác rất thoải mái nhưng lại không có kiến thức chuyên sâu nên không thể giải đáp thắc mắc của các em về thông tin nghề nghiệp”(HS nam, lớp 12 – trường THPT Ba Vì)

Nhóm đối tƣợng ít đƣợc học sinh lựa chọn nhất ở cả ba trƣờng là bất kì thầy cô giáo nào (chỉ chiếm 14% ở trƣờng THPT Ba Vì và 22% ở cả hai trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh và THPT DTNT) và những ngƣời hoạt động trong tổ chức Đoàn thanh niên, đội thiếu niên (chỉ chiếm 14% ở trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh, 15% ở trƣờng THPT Ba Vì và 27% ở trƣờng THPT DTNT). Dù có nhu cầu TVHN cao, tuy nhiên học sinh cho rằng mình chỉ dám hỏi các thầy cô dạy mình hoặc ngƣời thân thiết với mình. Với những giáo viên không dạy, hoặc không biết thì các em hoàn toàn không dám hỏi hoặc nhờ tƣ vấn.

Đối với các hình thức tư vấn hướng nghiệp

Để tìm hiểu mong muốn của các em học sinh về các hình thức TVHN, chúng tôi quan tâm đến ý thích của học sinh về các hình thức TVHN và kết quả thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Các hình thức học sinh mong muốn được tư vấn hướng nghiệp

Các hình thức Tỉ lệ %

Tƣ vấn trực tiếp

Trợ giúp, tƣ vấn trực tiếp tại phòng tƣ vấn 58

Tổ chức TVHN cho từng học sinh 42

Chung 20.62

Tƣ vấn gián tiếp

Tƣ vấn qua thƣ, điện thoại, email, diễn đàn 21,6

Online qua internet (chat) 29,7

Cấp phát tài liệu tham khảo về nghề nghiệp 48,7

Chung 31,55

Tƣ vấn nhóm

Tổ chức nói chuyện chuyên đề về TVHN 49,6 Tổ chức buổi giao lƣu sinh hoạt tập thể 50,4

Chung 29,9

Tƣ vấn theo thời điểm

TVHN diễn ra liên tục trong cả năm học 29,3 Tƣ vấn định kì vào thời điểm học sinh chuẩn

bị làm hồ sơ thi đại học 70,7

Chung 17,93

Nhìn vào kết quả trên, chúng ta thấy rằng hình thức mà các em học sinh mong muốn nhất là tƣ vấn gián tiếp (31,55%), trong đó có: Cấp phát tài liệu tham

khảo về nghề nghiệp (48,7%), Online qua internet (chat) (29,7%), Tƣ vấn qua thƣ, điện thoại, email, diễn đàn (21,6%). Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các em học sinh có rất ít tài liệu về TVHN, nguồn thông tin các em tự tìm kiếm rất hạn chế. Nên hình thức các em mong muốn nhất là có đƣợc tài liệu để tham khảo và tiện lƣu giữ. Mặt khác các hình thức tƣ vấn gián tiếp này hiện nay rất thông dụng, các hình thức chat, email, diễn đàn, điện thoại trong thời đại công nghệ thông tin đã trở nên quá gần gũi với các em học sinh THPT. Tuy nhiên nguồn thông tin về nguồn này còn hạn chế về độ chính xác và bao quát nên hình thức này phải đƣợc kết hợp với các hình thức khác thì sẽ phát huy hiệu quả tối đa của nó.

Hình thức thứ hai đƣợc các em lựa chọn khá nhiều là đƣợc tƣ vấn nhóm (29,9%) trong đó: Tổ chức buổi giao lƣu sinh hoạt tập thể (50,4%), tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về TVHN (49,6%). Thực tế trong nhà trƣờng phổ thông, các em học sinh đã đƣợc tiếp xúc với hoạt động này, tuy nhiên ở mức độ ít. Trong khi đó, khi đƣợc tham gia các hoạt động này, các em cảm thấy rất bổ ích và cần thiết vì đƣợc cung cấp thông tin, đa dạng có chọn lọc và chính xác, qua các buổi này các em có thể học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ những chuyên gia, những ngƣời đi trƣớc. Tuy nhiên số lần đƣợc tiếp xúc với hình thức này còn hạn chế vì hình thức này đƣợc tổ chức mang tính tập thể và phải đƣợc tổ chức theo kế hoạch của nhà trƣờng nên các em lựa chọn chƣa nhiều.

Hình thức tƣ vấn trực tiếp chiếm 20,62%. Trong đó gồm có: Tƣ vấn trực tiếp tại phòng tham vấn chiếm 58%, tổ chức TVHN cho từng học sinh chiếm 42%. Sự lựa chọn nghề là quyết định cá nhân, tùy thuộc vào khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện kinh tế... của từng cá nhân để có sự lựa chọn phù hợp. Đối với mỗi học sinh phần lớn các em có những nguyện vọng khác nhau, sở thích, niềm đam mê khác nhau và nhƣ vậy đối với mỗi em sẽ có sự lựa chọn cho riêng mình. Chính vì vậy tƣ vấn cho các cá nhân tại phòng tham vấn tâm lý là hình thức có thể giúp các em giải quyết đƣợc những khó khăn của riêng từng em khi lựa chọn nghề nghiệp, hƣớng đến những vấn đề cụ thể của từng học sinh, trợ giúp hiệu quả cho các em để các em có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.

Trong hình thức tƣ vấn theo từng thời điểm chỉ chiếm 17,93%, trong đó tổ chức tƣ vấn định kì và thời điểm học sinh chuẩn bị làm hồ sơ thi đại học đƣợc các em lựa chọn rất cao (chiếm 70,7%,) và cao hơn hẳn so với hình thức TVHN diễn ra liên

tục trong cả năm học (chiếm 29,3%). Các em cho rằng thời diểm chuẩn bị làm hồ sơ thi đại học là thời điểm quan trọng và có rất nhiều lo lắng, thắc mắc cần đƣợc tƣ vấn nên các em mong muốn đƣợc nhà trƣờng tổ chức buổi tƣ vấn theo định kì để giúp các em có những quyết định đúng đắn nhất khi bắt đầu làm hồ sơ thi đại học. Các em cho rằng không cần thiết phải TVHN liên tục trong cả năm học vì phần lớn thời gian là dành cho việc học các môn văn hóa nên cũng không cần tổ chức quá nhiều các hình thức TVHN mà nên tổ chức vào thời điểm quyết định – thời điểm chuẩn bị làm hồ sơ để các em tham khảo và đăng kí chọn ngành nghề cùng một lúc. Nhƣ vậy, từ mong muốn của các em, ban giám hiệu nhà trƣờng có thể lƣu ý để tổ chức TVHN phù hợp với mong muốn từ đó khích lệ đƣợc nhu cầu đi TVHN của học sinh.

Đối với thời điểm học sinh mong muốn được TVHN

Nhiệm vụ chính của mỗi học sinh đó là công việc học tập, trang bị cho mình những kiến thức nền tảng để có thể phát huy khả năng của mình trong những nghề nghiệp cụ thể sau này. Chính vì vậy mặc dù công tác hƣớng nghiệp rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với mỗi học sinh, tuy nhiên thực hiện công tác hƣớng nghiệp phải đánh giá đƣợc hình thức và thời điểm các em mong muốn TVHN. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả và không ảnh hƣởng đến công việc học tập của các em, vừa là động lực giúp các em phất đấu học tập để đỗ đƣợc vào ngành học mà các em mong muốn.

Khảo sát học sinh mong muốn đƣợc TVHN với hình thức và thời điểm nào, kết quả thu đƣợc trong biểu đồ 3.16.

Biểu đồ 3.15: Thời điểm các em mong muốn được tư vấn hướng nghiệp

cho rằng cần có giáo dục hƣớng nghiệp ở bậc Tiểu học. Khi tìm hiểu lý do thì phần lớn các em đều cho rằng giáo dục hƣớng nghiệp là hoạt động gần gũi với các em nhất vì nó đƣợc tuyền tải tới các em thông qua các bộ môn văn hóa, khoa học cơ bản. Vừa học các môn văn hóa vừa đƣợc xen các hoạt động hƣớng nghiệp là điều học sinh nào cũng mong muốn, chính vì vậy các em muốn sớm đƣợc tiếp xúc với hình thức này khi còn học THCS.

Đối với hình thức dạy nghề, thời điểm tốt nhất với các em là khi học THPT (57,7%) và hƣớng dẫn dạy nghề ngay từ khi học THCS cũng đƣợc khá nhiều học sinh lựa chọn (40,3%). Tìm hiểu lý do vì sao, chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số học sinh, em Đ.T.M cho rằng: “Em nghĩ nghề là phương tiện đảm bảo cuộc sống sau này, nên em rất mong muốn được học một số nghề từ khi học THPT để từ đó giúp em nhận biết được nghề nào phù hợp với mình, từ đó sẽ đăng kí thi đại học đúng sở thích và năng lực của mình” (HS nữ, lớp 11 – trƣờng THPT Lƣơng Thế Vinh) và em N.V.N cho rằng: “Em thích được học về nghề ở THPT, hay cả từ THCS cũng được, vì hiện tại em thấy nếu được học nghề sớm chúng em sẽ sớm được tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp từ đó sẽ có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống và cả công việc sau này” (HS nam, lớp 10 – trƣờng THPT Ba Vì)

Về hình thức sinh hoạt hƣớng nghiệp cũng vậy, học sinh mong muốn đƣợc trang bị vào cấp học THPT (58%) và có thể sớm hơn đó là giai đoạn THCS (40,7%). Khi đƣợc hỏi về hình thức này, một em học sinh lớp 11 cho rằng: “Phần lớn em thấy trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp này chúng em sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin về nghề, một số buổi nhà trường còn mời những người có kinh nghiệm về giải đáp thắc mắc của chúng em, nên em rất thích được tham gia ngay từ cấp THPT để giúp ích em trong việc chọn nghề” (HS nam, lớp 11 – trƣờng THPT Ba Vì) và em N.T.A lại cho rằng hình thức sinh hoạt hƣớng nghiệp nên có từ bậc học THCS: “Em đang học lớp 12 nên em rất thích được tham gia các buổi sinh hoạt hướng nghiệp của nhà trường, tuy nhiên em thấy hình thức này nên có từ bậc học THCS” (HS nữ, lớp 12 – trƣờng THPT Dân tộc nội trú)

Đặc biệt đối với hình thức TVHN, tƣ vấn học đƣờng tại nhà trƣờng hoặc trung tâm, các em cho rằng nên thực hiện trong giai đoạn học THPT (72,3%), rất ít học sinh mong muốn ở cấp THCS và Tiểu học. Điều này cho thấy, phần lớn các em

cho tƣơng lai của mình. Các cấp học trƣớc, các em cần chủ yếu đầu tƣ vào việc học và tìm hiểu thông tin qua các nguồn khác mà chƣa cần đến sự tƣ vấn trực tiếp.

Nhƣ vậy có thể khẳng định nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của học sinh, phần lớn các em đều nhận thấy cần phải đƣợc TVHN từ bậc học THPT để bản thân các em có thể tự định hƣớng đƣợc cho bản thân. Bởi đây là thời điểm quan trọng nhất các em cần có cái nhìn tổng quát nhất về nghề nghiệp, về môi trƣờng xã hội và tự đánh giá bản thân mình để đƣa ra những lựa chọn phù hợp nhất trƣớc quyết định chọn nghề nghiệp cho tƣơng lai mình.

- Đối với nội dung tư vấn hướng nghiệp

Có thể nói, đối với hoạt động TVHN nhu cầu tƣ vấn của học sinh luôn đƣợc thể hiện qua nội dung tƣ vấn mà ngƣời làm tƣ vấn đem lại cho học sinh qua các buổi tƣ vấn. Nhƣ vậy, hoạt động hƣớng nghiệp cần trả lời cho câu hỏi: Tư vấn hướng nghiệp sẽ đem lại cho người được tư vấn cái gì?

Qua khảo sát học sinh về ba nhóm nội dung cần đƣợc tƣ vấn, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Nội dung tƣ vấn cho học sinh về nhu cầu nâng cao hiểu biết đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề đƣợc đánh giá ở mức rất cao (mức 3) với ĐTB chung là 4,11.

Bảng 3.8: Đánh giá nhu cầu nâng cao hiểu biết của học sinh về đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề

Nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp ĐTB ĐLC mức Các

1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của mình bằng các công cụ, trắc nghiệm tâm lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)