Năng lực làm việc theo nhóm 11 72 8 Tác phong lao động công nghiệp 10 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 120)

9. Năng lực giao tiếp xã hội 6 11 3

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của đề tài, 2005.

Có thể chia những kỹ năng trên (theo đánh giá của doanh nghiệp) làm ba nhóm thì những kỹ năng của lao động đ−ợc doanh nghiệp đánh giá cao là kỹ năng làm việc theo nhóm và tác phong lao động công nghiệp; những kỹ năng của lao động đ−ợc doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình là kiến thức về chuyên môn nghề, kỹ năng thực hành nghề, kiến thức chung về chính trị-văn hoá-xã hội, năng lực giao tiếp xã hội, năng lực thích ứng và tự điều chỉnh trong công việc; những kỹ năng còn yếu của lao động là năng lực làm việc độc lập, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề.

Trong số những phẩm chất và kỹ năng của lao động thanh niên nói trên, có hai kỹ năng liên quan trực tiếp tới đào tạo nghề là kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và kỹ năng thực hành nghề. Các doanh nghiệp đánh giá phẩm chất này của lao động thanh niên chỉ ở mức trung bình, trong đó kỹ năng chuyên môn nghề

nghiệp đ−ợc đánh giá có phần nhỉnh hơn so với kỹ năng thực hành nghề, điều này phù hợp với thực trạng đào tạo nghề của các cơ sở hiện nay là đào tạo thực hành gặp khá nhiều khó khăn (vấn đề này sẽ đ−ợc đề cập cụ thể trong phần sau). Tuy nhiên, tiêu chuẩn đánh giá ở đây là doanh nghiệp đánh giá lao động trên cơ sở kiến thức và kỹ năng thực tế mà ng−ời lao động đang có so với kiến thức và kỹ năng hiện đang đ−ợc giảng dạy tại các cơ sở dạy nghề, chứ ch−a phải là so với yêu cầu thực tế của công việc.

“Khi tuyển dụng và trong quá trình thử việc thì chúng tôi cũng đánh giá đ−ợc năng lực thực sự về lý thuyết và thực hành của các em, nhìn chung so với những gì mà các em đ−ợc học ở tr−ờng thì khả năng của các em cũng tạm đ−ợc, nh−ng so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp thì chắc chắn các em không thể đáp ứng ngay đ−ợc, để đáp ứng đ−ợc thì cần phải có thời gian cũng nh− các em bắt buộc phải đi đào tạo lại”- Nam, 45 tuổi, cán bộ quản lý công ty sản xuất phanh NISSIA

IV. Các yếu tố tác động tới đào tạo nghề

Lý thuyết "Hệ thống xã hội" của T.Parson chỉ ra rằng các tiểu hệ thống trong hệ thống xã hội quan hệ với nhau theo nguyên lý chức năng và điều khiển học (thông qua một loạt các ph−ơng tiện và công cụ xã hội) để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, tức là để hệ thống luôn vận hành trong trạng thái cân bằng thì các tiểu hệ thống phải t−ơng tác với nhau trên cơ sở đảm bảo đ−ợc bốn hệ biến vị chức năng trong sơ đồ AGIL. Vận dụng nguyên lý này của lý thuyết "Hệ thống xã hội" vào việc phân tích các nhân tố tác động tới đào tạo nghề và sử dụng lao động thanh niên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các chức năng "thích nghi", "liên kết" và "duy trì khuôn mẫu", giúp cho ta có thể đánh giá đ−ợc chính xác việc thực hiện chức năng của từng tiểu hệ thống, qua đó phát hiện đ−ợc những tồn tại và bất cập. 1. Các yếu tố liên quan tới cơ sở đào tạo nghề

Chức năng chủ yếu của các cơ sở đào tạo nghề là cung cấp “đầu vào“ (lao động có trình độ tay nghề) cho quá trình sản xuất (các doanh nghiệp). Để có thể thực hiện đ−ợc tốt chức năng này (chất l−ợng đào tạo phải đáp ứng đ−ợc nhu cầu của doanh nghiệp, thị tr−ờng lao động), vấn đề đặt ra là các cơ sở đào tạo phải có

khả năng “thích ứng“ đ−ợc với những thay đổi của thị tr−ờng lao động (bao gồm cả thay đổi về cung và cầu lao động). Các yếu tố liên quan trực tiếp tới cơ sở đào tạo có những tác động mạnh mẽ tới khả năng thích ứng của cơ sở đào tạo tr−ớc những biến đổi trên, đặc biệt là tác động tới việc đào tạo nghề cho đối t−ợng thanh niên nh−:

1.1. Yếu tố chính sách.

Chính sách liên quan tới đào tạo nghề đ−ợc coi là công cụ, ph−ơng tiện quan hệ giữa tiểu hệ thống đào tạo nghề với tiểu hệ thống cơ quan quản lý nhà n−ớc về dạy nghề. Các chính sách hiện hành có liên quan tới lĩnh vực đào tạo nghề t−ơng đối phong phú và có thể đ−ợc chia làm bốn nhóm gồm:

(i) Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân lập cơ sở đào tạo: các chính sách này gồm có: Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ; Nghị định số 51/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu t− trong n−ớc; Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ qui định chi tiết và h−ớng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Bộ Luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề.

Các Nghị quyết, Nghị định này đã nêu rõ ph−ơng h−ớng, chủ tr−ơng và các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề. Theo đó Nhà n−ớc khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập phù hợp với qui hoạch của Nhà n−ớc; Nhà n−ớc và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập cũng nh− sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm năm 2004, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có 2 cơ sở dạy nghề t− nhân và 3 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp đang hoạt động trong tổng số 27 cơ sở đào tạo nghề, nh− vậy hiệu quả của các chính sách này vẫn ch−a đ−ợc phát huy đầy đủ. Qua khảo sát thực tế tại một cơ sở dạy nghề t− nhân cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho sự phát triển các cơ sở

dạy nghề ngoài công lập ch−a mạnh mẽ là sự phân biệt đối xử giữa cơ sở ngoài công lập và cơ sở công lập vẫn tồn tại.

“Mặc dù chúng tôi hàng năm vẫn thực hiện đầy đủ các chính sách về thuế cũng nh− tuân thủ đầy đủ các qui định của Nhà n−ớc, thậm chí xét về mặt hiệu quả hoạt động thì chúng tôi còn hơn khối cơ sở dạy nghề nhà n−ớc, bởi vì nh− anh biết là toàn bộ các khoản chi của cơ sở đều chỉ trông vào nguồn thu từ học phí và từ một số hoạt động dịch vụ khác, trong khi các cơ sở công lập họ còn đ−ợc hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà n−ớc, vậy mà chúng tôi vẫn tồn tại và phát triển đ−ợc từ năm 2001 cho tới nay, nh−ng thú thật một điều là nhiều lúc chúng tôi vẫn bị phân biệt đối xử với các cơ sở dạy nghề công lập nh− kiểu “con đẻ” với “con nuôi” ấy. Ví dụ nh− trong việc tham gia các khóa hội thi tay nghề giỏi chẳng hạn, chúng tôi chỉ làm nền cho các cơ sở đó thôi, cho dù tay nghề có đến đâu đi nữa”- Nữ, 43 tuổi, chủ cơ sở dạy nghề sửa chữa ô tô-xe máy t− nhân số 1.

(ii) Chính sách liên quan tới cơ sở vật chất đối với cơ sở đào tạo:

- Về đất đai, mặt bằng phục vụ cho hoạt động của cơ sở: các cơ sở đào tạo nghề, kể cả ngoài công lập đ−ợc chính quyền giao đất hoặc cho thuê đất làm cơ sở họat động. Nhà n−ớc giao đất ổn định lâu dài và không thu tiền đất đối với đất đ−ợc giao để xây dựng cơ sở dạy nghề, ký túc xá, th− viện...

- Về thuế: các cơ sở đào tạo nghề đ−ợc h−ởng −u đãi về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp. Với các cơ sở mới thành lập đ−ợc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với các mức khác nhau, tùy theo từng địa bàn. Đ−ợc miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa, các thiết bị phục vụ cho việc dạy học, cho việc vận chuyển cán bộ, giáo viên, học sinh mà trong n−ớc ch−a sản xuất đ−ợc hoặc sản xuất đ−ợc nh−ng ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu chất l−ợng.

Tuy nhiên trên thực tế, mặc dù hầu hết các cơ sở đào tạo đều có nhu cầu về đất đai, mặt bằng phục vụ cho hoạt động đào tạo của cơ sở nh−ng số l−ợng các cơ sở đào tạo đ−ợc thoả mãn nhu cầu ày không nhiều. Nguyên nhân là do các thủ tục về giao đất, về thuế vẫn còn nhiều bất cập, gây tốn kém và mất nhiều thời gian cho cơ sở đào tạo. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cấp chính

quyền, nơi nào chính quyền quan tâm đến công tác đào tạo nghề thì nơi đó có thuận lợi trong việc xin cấp đất, miễn giảm thuế.

“Qua tham quan thực tế thì anh đ( thấy rồi đấy, hiện tại các cháu đang học trong các phòng học rất chật chội, mà đây là chỗ mà chúng tôi đi thuê của t− nhân. Chúng tôi cũng có biết về chính sách đất đai của nhà n−ớc đối với cơ sở đào tạo nghề và cũng đ( làm đơn xin cấp đất hoặc thuê đất dài hạn mấy năm rồi, nh−ng cho đến giờ vẫn ch−a thấy động tĩnh gì cả, hy vọng trong thời gian tới chúng tôi sẽ đ−ợc xem xét, nếu nh− chúng tôi biết quan hệ thì có lẽ mọi việc sẽ tiến triển nhanh hơn”- Nữ, 43 tuổi, chủ cơ sở dạy nghề sửa chữa ô tô-xe máy t− nhân số 1.

(iii) Chính sách đối với giáo viên: Cùng với các chính sách khuyến khích học sinh thi vào các tr−ờng s− phạm, nhà n−ớc đã có những chính sách đối với đội ngũ giáo viên là chính sách phụ cấp −u đãi l−ơng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các tr−ờng công lập của Nhà n−ớc theo Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ t−ớng Chính phủ, theo đó giáo viên các tr−ờng THCN và dạy nghề đ−ợc h−ởng mức phụ cấp 35% l−ơng hiện h−ởng và phụ cấp chức vụ (nếu có). Mặt khác, để nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội, Nhà n−ớc phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo −u tú”; Kỷ niệm ch−ơng “Vì sự nghiệp giáo dục” cho những ng−ời có công đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Những chính sách này đã góp phần khuyến khích, thúc đẩy đội ngũ giáo viên làm công tác dạy nghề nhiệt tình hơn trong giảng dạy cũng nh− không ngừng học tập, bồi d−ỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa chất l−ợng đào tạo nghề.

(iv) Chính sách đối với ng−ời học: Các chính sách về học phí gồm có: Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 về việc thu và sử dụng học phí, kèm theo đó là thông t− liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998 do Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Tài chính ban hành h−ớng dẫn thực hiện Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ t−ớng Chính phủ. Nghị định và thông t− liên tịch này đã qui định khung thu học phí (tối đa 120 ngàn đồng/ng−ời/tháng) đối với từng loại đối t−ợng, vùng cụ thể, điều này đã tạo điều kiện để cho địa ph−ơng và cơ sở đào tạo xác định ph−ơng án tối −u phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong việc sử dụng học phí.

Nhìn chung, chính sách đối với ng−ời học đã khắc phục đ−ợc tình trạng bao cấp, tuy nhiên qua khảo sát thực tế tại các cơ sở dạy nghề công lập cũng nh− cán bộ làm công tác quản lý nhà n−ớc về dạy nghề cho thấy chính sách qui định về mức thu học phí hiện nay đã gây ra những khó khăn nhất định cho cơ sở. Cụ thể, mức qui định khung học phí tối đa không quá 120 ngàn đồng/ng−ời/tháng đ−ợc áp dụng từ năm 1998 cho tới giờ không hề có điều chỉnh, trong khi tốc độ tăng giá các mặt hàng ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng trong thời gian qua khá nhanh, các chính sách về tiền l−ơng tối thiểu cũng đã nhiều lần đ−ợc điều chỉnh, điều này dẫn đến nguồn thu từ học phí (chiếm khoảng 70% kinh phí hoạt động của cơ sở) không đủ để cho cơ sở đầu t− mua sắm các trang thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho đào tạo thực hành trong rất nhiều ngành nghề.

“Trong thời gian qua, giá cả các mặt hàng tăng lên nhanh chóng khi chỉ mới rục rịch nghe tăng l−ơng tối thiểu, trong khi qui định mức học phí nh− hiện nay là tối đa 120 ngàn/tháng lại không hề đ−ợc điều chỉnh, vì vậy chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức đào tạo thực hành cho các em vì chi phí dành cho việc mua sắm trang thiết bị và nguyên liệu cao hơn nhiều lần so với học phí ”- Nam, 47 tuổi, cán bộ quản lý cơ sở dạy nghề số 6.

“Tôi cho rằng hiện tại chính sách qui định mức học phí đ−ợc áp dụng từ năm 1998 đ( trở nên không phù hợp, vậy mà cho tới giờ không hiểu tại sao vẫn ch−a đ−ợc sửa đổi, điều chỉnh. Điều này nói thật là đ( gây ra rất nhiều khó khăn cho các cơ sở đào tạo nghề công lập trong quá trình hoạt động của họ, đặc biệt là đối với việc tổ chức đào tạo thực hành cho học viên”- Nam, 55 tuổi, cán bộ làm công tác quản lý nhà n−ớc về đào tạo nghề, Sở LĐTBXH Vĩnh Phúc.

1.2. Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề

Diện tích mặt bằng của 27 cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh t−ơng đối rộng rãi, các chỉ tiêu về diện tích nhà x−ởng, diện tích bình quân/phòng học t−ơng đối phù hợp với tiêu chuẩn do Tổng cục Dạy nghề ban hành. Tuy nhiên, do tình trạng quá tải của hầu hết các cơ sở dạy nghề nên khá nhiều cơ sở (6/10 cơ sở đ−ợc điều tra) vẫn ch−a đạt đ−ợc chỉ tiêu về số m2 lớp học/học viên. Mặc dù đại đa số (8/10 cơ sở) có trụ sở t−ơng đối khang trang, nh−ng vẫn còn một số cơ sở mà phòng

học và x−ởng thực hành trong tình trạng cũ nát và đang bị xuống cấp, đặc biệt là cơ cơ sở dạy nghề t− nhân hiện đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề diện tích mặt bằng và nhà x−ởng.

Về trang thiết bị giảng dạy và phục vụ thực hành, toàn bộ 10 cơ sở điều tra đều cho rằng đây là một trong những khó khăn lớn nhất của họ, vừa thiếu về số l−ợng và lạc hậu về chất l−ợng. Đại đa số máy móc trang thiết bị (trên 80%) của cơ sở dạy nghề thuộc loại cũ, thời gian sử dụng trên 10 năm (thậm chí 15-20 năm), chỉ có những cơ sở dạy nghề công lập qui mô lớn (tr−ờng dạy nghề của tỉnh, tr−ờng dạy nghề kỹ thuật cơ khí xây dựng Việt-Xô thuộc Bộ Xây dựng) là chất l−ợng máy móc trang thiết bị tốt hơn (song cũng vẫn thiếu về số l−ợng do số học viên quá lớn so với tổng số máy móc hiện có tại cơ sở).

Để khắc phục tình trạng thiếu máy móc, trang thiết bị phục vụ đào tạo, các cơ sở cũng khá linh hoạt trong việc tìm ra các giải pháp phù hợp nh− liên kết đào tạo với những cơ sở khác (có máy móc trang thiết bị hiện đại hơn), thuê m−ợn, tự sản xuất chế tạo, liên kết với một số doanh nghiệp trong việc đ−a học viên đi thực tập (tuy nhiên số này không nhiều, chỉ có 2/10 cơ sở thực hiện điều này), mặc dù vậy vấn đề máy móc trang thiết bị phục vụ giảng dạy vẫn còn khá nan giải đối với các cơ sở.

"Chúng tôi là tr−ờng dạy nghề trọng điểm của tỉnh nên cũng đ−ợc −u tiên hơn về đầu t− cơ sở vật chất nhà x−ởng, trang thiết bị, mặc dù vậy với số l−ợng học viên bình quân hàng năm hơn 1000 em thì quả thật nhiều lúc cũng bí lắm, trong khi đó ở bên ngoài thì máy móc công nghệ ng−ời ta thay đổi và phát triển hàng ngày ấy chứ, nh−ng ở cơ sở dạy nghề thì việc th−ờng xuyên cập nhật, hiện đại hoá máy móc trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 120)