Chia theo làm công ăn l−ơng và không làm công ăn l−ơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 49)

2.2. Không làm công ăn l−ơng 469.41 87.66 530.37 82.60 II. Tổng số lao động thanh niên có việc làm

1. Chia theo nhóm ngành kinh tế 221.53 100.00 252.73 100.00

1.1. Nông lâm nghiệp 186.77 84.31 171.25 67.76 1.2. Công nghiệp, xây dựng 13.25 5.98 49.74 19.68 1.2. Công nghiệp, xây dựng 13.25 5.98 49.74 19.68 1.3. Th−ơng mại, dịch vụ 21.51 9.71 31.74 12.56

2. Chia theo làm công ăn l−ơng và không làm công ăn l−ơng không làm công ăn l−ơng

221.53 100.00 252.73 100.00

2.1. Ng−ời làm công ăn l−ơng 31.81 14.36 50.93 20.15 2.2. Không làm công ăn l−ơng 189.72 85.64 201.80 79.85 2.2. Không làm công ăn l−ơng 189.72 85.64 201.80 79.85

Nguồn: - Số liệu tổng điều tra Dân số 1999, Tổng cục Thống kê.

- Niên giám thống kê lao động-TBXH 1999, 2004. Bộ LĐTBXH.

Sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, cũng nh− tỷ trọng lao động thanh niên làm công ăn l−ơng tăng lên khá nhanh, đã đặt ra những yêu cầu về việc phải có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định đối với ng−ời lao động để có thể tìm đ−ợc việc làm. Hay nói cách khác vấn đề đào tạo trong thời gian tới đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho lao

động trong nhóm tuổi này có thể tìm đ−ợc việc làm trong khu vực phi nông nghiệp đ−ợc thuận lợi hơn. Đồng thời, xét về tổng thể, đào tạo nghề để tăng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là khâu đột phá để thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh theo h−ớng CNH-HĐH.

3. Vài nét về hệ thống đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc

Các cơ sở dạy nghề bao gồm: các trung tâm dịch vụ việc làm có dạy nghề, các tr−ờng dạy nghề (của tỉnh và một số bộ ngành đóng trên địa bàn tỉnh), các tr−ờng đại học/cao đẳng/trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, các trung tâm dạy nghề (công lập, dân lập/t− thục), bộ phận dạy nghề của doanh nghiệp. Chức năng chính của các cơ sở dạy nghề là thực hiện các hoạt động về dạy nghề nh−: tuyển sinh, xây dựng ch−ơng trình/nội dung giảng dạy, đào tạo nghề cho học viên, hỗ trợ học viên về việc làm sau khi tốt nghiệp (trong phạm vi, khả năng của đơn vị).

Bảng 5: Số l−ợng cơ sở dạy nghề ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1999-2004

Số cơ sở dạy nghề (cơ sở) Năm

Tổng số Tr−ờng dạy nghề

Trung tâm dạy nghề Cơ sở khác có dạy nghề 1999 9 5 1 3 2000 13 6 1 6 2001 13 6 1 6 2002 18 6 1 11 2003 22 6 5 11 2004 27 6 10 11 Nguồn: Sở Lao động TBXH Vĩnh Phúc.

Theo số liệu của Sở LĐTBXH Vĩnh Phúc (Báo cáo tổng kết hoạt động dạy nghề năm 2004, trang 2), tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng từ 9 cơ sở năm 1999 lên 27 cơ sở năm 2004, phân bố số cơ sở dạy nghề năm 2004 nh− sau: 6 tr−ờng dạy nghề (trong đó 5 tr−ờng thuộc Bộ ngành trung −ơng quản lý và 1 tr−ờng dạy nghề của tỉnh); 10 trung tâm dạy nghề (bao gồm 3 trung tâm dạy nghề cấp huyện/thị, 2 trung tâm dạy nghề của các tổ chức chính trị/xã hội, 2 trung tâm dạy nghề t− nhân, 3 trung tâm dạy nghề thuộc doanh nghiệp mới đ−ợc

thành lập trong năm 2004); và 11 cơ sở khác có dạy nghề. Có thể thấy rằng với 27 cơ sở đào tạo và 24200 ng−ời đ−ợc đào tạo trong năm 2004 (bình quân mỗi cơ sở đào tạo ở đây bình quân/năm đã đào tạo đ−ợc khoảng 896 ng−ời), điều này có nghĩa là đã xuất hiện vấn đề quá tải trong đào tạo (qui mô đào tạo thực tế lớn hơn qui mô đào tạo theo thiết kế), điều này cho thấy nhu cầu về học nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc rất lớn và số l−ợng cơ sở dạy nghề ch−a phát triển kịp so với nhu cầu.

Bất cập hiện nay của hệ thống dạy nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc còn thể hiện ở sự phân bố không đồng đều số l−ợng cơ sở dạy nghề trên địa bàn các huyện/thị xã. Phần lớn trong số 27 cơ sở dạy nghề tập trung tại địa bàn thị xã Vĩnh Yên và thị trấn Phúc Yên (là những nơi có tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh nhất trong thời gian qua); mới chỉ có 3/9 huyện/thị có trung tâm dạy nghề cấp huyện, số l−ợng cơ sở/trung tâm dạy nghề ngoài công lập ch−a phát triển (2 cơ sở dạy nghề t− nhân và 3 cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp). Sự phân bố không đồng đều về số l−ợng cơ sở dạy nghề đã hạn chế khả năng tiếp cận hệ thống dạy nghề của ng−ời lao động nói chung cũng nh− lao động thanh niên.

1. Hình thức và loại hình đào tạo

Để có đ−ợc kỹ năng nghề nghiệp, ng−ời lao động bắt buộc phải qua đào tạo, đào tạo ở đây bao gồm đào tạo qua tr−ờng lớp và tự đào tạo, trong đó đào tạo qua tr−ờng lớp đóng vai trò quan trọng. Trong hình thức đào tạo qua tr−ờng lớp, ta có thể phân ra làm hai hình thức gồm: đào tạo tập trung (tại cơ sở đào tạo) và đào tạo l−u động (đào tạo ngoài cơ sở).

Phân theo loại hình đào tạo gồm có: đào tạo mới (dành cho những đối t−ợng ch−a từng đ−ợc đào tạo tr−ớc khi tham gia khoá học nghề đó); đào tạo lại (chủ yếu dành cho những đối t−ợng đã từng đ−ợc đào tạo nghề đang học song không đáp ứng đ−ợc yêu cầu thực tế của nghề nghiệp); và đào tạo nâng cao (chủ yếu dành cho những ng−ời đã qua đào tạo nghề đang học và đáp ứng đ−ợc yêu cầu công việc, nh−ng do yêu cầu công việc thực tế đòi hỏi mức độ chuyên môn nghề nghiệp phải cao hơn, thông th−ờng là do thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất).

Vậy trên thực tế, hình thức và loại hình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong thời gian qua diễn ra nh− thế nào. Số liệu thống kê về đào tạo nghề Vĩnh Phúc giai đoạn 1999-2004 cho thấy:

Hình thức đào tạo tập trung tại cơ sở chiếm vai trò chủ đạo trong hệ thống dạy nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc (cũng nh− trong phạm vi cả n−ớc), sở dĩ có điều này là do cơ sở sẽ thuận tiện trong việc tổ chức các lớp đào tạo tại cơ sở hơn so với việc mở các lớp dạy nghề bên ngoài cơ sở nh−: dễ bố trí đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy, chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy (nhà x−ởng, máy móc phục vụ đào tạo thực hành), chi phí đầu vào cho việc tổ chức lớp học thấp...

Tuy nhiên, với số l−ợng cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh còn ít và phân bố ch−a hợp lý (chủ yếu tập trung tại một số huyện/thị xã) nên đã hạn chế khả năng tiếp cận với hệ thống đào tạo nghề của học viên có nhu cầu học.

Mặc dù vậy, tỷ lệ học viên học nghề theo hình thức đào tạo l−u động cũng đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua (tăng từ 3,5% năm 1999 lên 9,4% năm

2004), điều này là do quá trình đô thị hoá và việc hình thành các khu công nghiệp tập trung cũng nh− sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã làm xuất hiện nhu cầu đào tạo nghề của ng−ời lao động và mô hình liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo với các địa ph−ơng (xã/ph−ờng) với doanh nghiệp cũng nh− giữa các cơ sở đào tạo khác nhau. Tức là chủ thể tham gia ch−ơng trình đào tạo nghề không chỉ bao gồm cơ sở với ng−ời học nữa mà đã thêm vào đó những đối tác xã hội khác là địa ph−ơng (chính quyền địa ph−ơng) và doanh nghiệp. Nh− vậy, các yếu tố hạn chế khả năng tổ chức các lớp đào tạo nghề bên ngoài cơ sở tr−ớc đây đã không còn, ví dụ nh−: cơ sở không phải trả tiền thuê địa điểm tổ chức lớp (do địa ph−ơng hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm), những khó khăn về trang thiết bị phục vụ đào tạo thực hành của cơ sở đã có ng−ời cùng tham gia khắc phục...vv.

Có thể nói rằng việc liên kết đào tạo giữa cơ sở với các đối tác xã hội khác là một h−ớng mở nhằm góp phần khắc phục tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, về giáo viên giảng dạy, về máy móc thiết bị dạy nghề, tạo cơ hội học nghề cho nhiều ng−ời lao động, tăng nguồn lực cho cơ sở đào tạo, tuy nhiên vấn đề đặt ra là mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với các đối tác xã hội này còn ch−a đ−ợc chú trọng đúng mức (sẽ đ−ợc đề cập kỹ hơn trong phần sau), điều này đã hạn chế kết quả đào tạo nghề của hệ thống dạy nghề.

Bảng 6: Phân bố thanh niên học nghề theo hình thức và loại hình đào tạo (%).

1999 2004

1. Hình thức đào tạo 100.00 100.00

Đào tạo tập trung tại cơ sở 96.50 90.60

Đào tạo l−u động 3.50 9.40

2. Loại hình đào tạo 100.00 100.00

Đào tạo mới 88.40 86.10

Đào tạo lại 3.70 4.50

Đào tạo nâng cao 7.90 9.40

Nguồn: Sở LĐTBXH Vĩnh Phúc.

Về loại hình đào tạo, đại đa số học viên học nghề thuộc loại hình đào tạo mới, cho dù tỷ lệ học viên học nghề thuộc loại hình này đã giảm từ 89,4% năm

1999 xuống còn 86,1% năm 2004, điều này phù hợp với thực trạng chung của lực l−ợng lao động (tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số) và tình hình phát triển kinh tế cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế- cơ cấu lao động (làm gia tăng nhu cầu học nghề của ng−ời lao động, đặc biệt là lao động thanh niên) trong thời gian này.

Tỷ lệ học viên học nghề thuộc loại hình đào tạo lại là thấp nhất và tăng không đáng kể (từ 3,7% năm 1999 lên 4,5% năm 2004) cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng chung của hệ thống đào tạo nghề hiện nay trên địa bàn Vĩnh Phúc, đó là không nhiều cơ sở đào tạo có tổ chức các khoá đào tạo nghề nâng cao cho ng−ời lao động, bởi vì chỉ khi nào tự bản thân doanh nghiệp hoặc ng−ời lao động có nhu cầu và đặt vấn đề với cơ sở thì cơ sở đào tạo mới tổ chức khoá học nh− vậy, thực tế hiện nay thì việc đào tạo lại cho ng−ời lao động chủ yếu là do các doanh nghiệp tự tổ chức (xem phần đào tạo lại trong doanh nghiệp) và mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn yếu.

Tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này theo một số đặc tr−ng về độ tuổi, giới tính và mức sống (đ−ợc thể hiện qua bảng 7 d−ới đây) cho thấy rằng:

+ Tỷ lệ học viên học nghề thuộc loại hình “ Đào tạo mới“ giảm dần theo độ tuổi học viên, trong khi ở loại hình“ Đào tạo nâng cao“ thì tỷ lệ học viên học nghề lại tăng dần theo độ tuổi.

+ Xét theo giới tính, gần nh− không có sự khác biệt về giới tính trong phân bố học viên học nghề theo giới tính và loại hình đào tạo, tuy nhiên tỷ lệ học viên học nghề thuộc loại hình “đào tạo nâng cao“ ở nam giới cao hơn không đáng kể so với nữ giới.

Bảng 7: Phân bố số thanh niên học nghề theo các đặc tr−ng về độ tuổi, giới tính

và mức sống. (Đơn vị: %)

Loại hình đào tạo

Đào tạo mới

Đào tạo lại Đào tạo nâng cao Chung 1. Độ tuổi D−ới 20 tuổi 96.20 2.50 1.30 100.00 Từ 20-dới 25 85.70 5.90 8.40 100.00 Từ 25-dới 30 76.50 8.60 14.90 100.00 2. Giới tính Nam 87.90 4.80 7.30 100.00 Nữ 91.40 3.90 4.70 100.00 3. Mức sống Khá giả/giầu 100.00 0.00 0.00 100.00 Trung bình 85.60 6.80 7.60 100.00 Nghèo 90.30 5.80 3.90 100.00

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài, 2005.

Kết quả bảng 7 chỉ ra rằng gần nh− không có sự khác biệt nhiều về phân bố học viên học nghề theo mức sống và loại hình đào tạo, ngoại trừ tỷ lệ học viên học nghề thuộc loại hình “đào tạo nâng cao“ của số học viên có hoàn cảnh gia đình có mức sống trung bình cao hơn so với hai nhóm còn lại. Toàn bộ 100% học viên học nghề có hoàn cảnh gia có mức sống khá giả trở lên thuộc loại hình “đào tạo mới“, tuy nhiên điều này không có nhiều ý nghĩa vì số đối t−ợng này chiếm tỷ lệ rất thấp (3%) trong tổng số đối t−ợng đ−ợc điều tra.

2. Cấp trình độ đào tạo

Cấp trình độ đào tạo trong hệ thống dạy nghề hiện nay (theo Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc phê duyệt Qui hoạch mạng l−ới tr−ờng Dạy nghề giai đoạn 2002-2010) đ−ợc phân thành ba cấp bao gồm: bán lành nghề (sơ cấp nghề); lành nghề (trung cấp nghề); và trình độ cao (cao đẳng nghề). Theo đó:

+ Cấp trình độ “Sơ cấp nghề“: Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm tạo cho ng−ời lao động năng lực thực hành một hoặc một số nhiệm vụ của một nghề;

+ Cấp trình độ “Trung cấp nghề“: Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm tạo cho ng−ời lao động năng lực thực hành tất cả nhiệm vụ của một nghề, có khả năng làm việc độc lập;

+ Cấp trình độ “Cao đẳng nghề“: Dạy nghề trình độ cao đẳng nhằm tạo cho ng−ời lao động năng lực thực hành tất cả các nhiệm vụ và công việc của một nghề, có tính sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;

Xét theo thời gian đào tạo thì học viên học các khoá học nghề ngắn hạn (d−ới 12 tháng) thì đ−ợc cấp chứng chỉ nghề với cấp trình độ “Sơ cấp nghề“, còn học viên tốt nghiệp các khoá học nghề dài hạn (từ 12-36 tháng) sẽ đ−ợc cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề (với cấp trình độ "trung cấp nghề“ hoặc “cao đẳng nghề“-tuỳ theo khoá học) theo qui định của Luật Giáo dục.

Qua khảo sát về trình độ lao động của thanh niên làm việc tại doanh nghiệp và kết quả đào tạo nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc phân theo cấp trình độ đào tạo trong giai đoạn 1999-2004 cho thấy đại đa số (73,97%) thanh niên tham gia học nghề trong các khoá đào tạo nghề thuộc cấp trình độ "Sơ cấp", tỷ lệ thanh niên học nghề thuộc cấp trình độ "Cao đẳng nghề" chiếm tỷ trọng rất thấp (3,31%).

Biểu đồ 1: Phân bố lao động thanh niên làm việc tại doanh nghiệp và kết quả đào tạo nghề cho thanh niên tại các cơ sở đào tạo theo cấp trình độ đào tạo.

55.39 36.92 36.92 7.69 22.73 3.31 73.96 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00

Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề

Trình độ Tỷ lệ %

Lao động thanh niên làm việc tại doanh nghiệp Thanh niên học nghề tại các cơ sở đào tạo

Nguồn: - Báo cáo kết quả dạy nghề năm 2004, Sở LĐTBXH Vĩnh Phúc - Số liệu điều tra của đề tài, 2005.

Trong số lao động thanh niên làm việc tại doanh nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ "Sơ cấp" cũng cao nhất (55,76%) và tỷ lệ lao động có trình độ "Cao đẳng nghề" cũng thấp nhất (7,69%). Tuy nhiên, có thể thấy rằng tỷ lệ lao động thanh niên có trình độ "Trung cấp nghề" và "Cao đẳng nghề" trong số thanh niên làm việc tại doanh nghiệp cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ thanh niên học nghề trong cùng một cấp trình độ. Điều này cũng có nghĩa là cơ cấu đào tạo nghề phân theo cấp trình độ của hệ thống đào tạo nghề ch−a thực sự phù hợp với nhu cầu về lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, tỷ trọng đào tạo nghề thuộc cấp trình độ "Sơ cấp" trong hệ thống đào tạo nghề còn quá cao, trong khi tỷ trọng đào tạo nghề cấp trình độ "Trung cấp nghề" và "Cao đẳng nghề" còn thấp.

3. Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Cơ cấu ngành nghề đào tạo là một trong những nội dung chuyên môn quan trọng đối với cơ sở đào tạo cũng nh− đối với doanh nghiệp. Các cơ sở đào tạo thông qua danh mục nghề nghiệp (cùng với cấp trình độ đào tạo) có thể xây dựng đ−ợc kế hoạch đào tạo của mình, mặt khác cũng thông qua việc đánh giá giữa nhu cầu nghề nghiệp của doanh nghiệp với tỷ lệ học viên học nghề trong từng nhóm ngành/nghề tại các cơ sở đào tạo, có thể đánh giá đ−ợc mức độ phù hợp giữa đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo. Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn Vĩnh Phúc năm 2004 cho thấy:

Bảng 8: Tình hình phân bố lực l−ợng thanh niên học nghề theo cấp trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động ở tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 49)