Thực trạng hoạt động về an sinh xã hội của Phật giáo Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 60)

2.2. Thực trạng các hoạt động thực tiễn trong công tác từ thiện xã hộ

2.2.1. Thực trạng hoạt động về an sinh xã hội của Phật giáo Kiên Giang

phương thức hoạt động nhân đạo theo hướng xã hội hóa công tác nhân đạo.

Phương thức thực hiện: “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”. Mọi hoạt động của Ban TTXH tập trung trên tinh thần chủ động và tại chỗ, công tác vận động quần chúng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong tình hình mới, đủ sức làm nòng cốt trên lĩnh vực xã hội nhân đạo.

2.2. Thực trạng các hoạt động thực tiễn trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang hội của Phật giáo Kiên Giang

2.2.1. Thực trạng hoạt động về an sinh xã hội của Phật giáo Kiên Giang Giang

Đối với đời sống vật chất: Xuất phát từ tấm lòng nhân ái, không quản

ngại khó khăn, trong thời gian qua, Ban Từ thiện đã thực hiện sự chỉ đạo của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, triển khai các chương trình, phát động trợ giúp các hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang tổ chức thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có công và gia đình nghèo vào các ngày lễ trọng, thăm, tặng quà. Vận động hỗ trợ ăn, mặc ở bệnh định kỳ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể:

Tại chùa Giác Đạo, ấp An Thành, xã Bình An, huyện Châu Thành, Kiên Giang đã long trọng tổ chức lễ an vị Phật và tặng quà tết cho hộ nghèo vào ngày 31/01/2018. Thành phần tham dự có HT.Thích Huyền Thông, Thành viên HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Trụ trì chùa Giác Đạo; HT.Thích Minh Nhuần và HT.Thích Minh Tông, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang cùng chư Tôn đức Thường trực BTS tỉnh, BTS các huyện, thị, thành phố, Tăng ni trụ trì và Phật tử các tự viện trong và ngoài tỉnh. Trên tinh thần hoan hỷ của lễ an vị Phật,

Đại Đức Thích Tâm Minh, đại diện chùa Giác Đạo đã vận động Phật tử, các mạnh thường quân đóng góp để trao tặng 280 phần quà tết cho hộ nghèo. Mỗi phần gồm: 10kg gạo, 1 thùng mì, đường, bột ngọt, 1 chay dầu ăn… trị giá 350 ngàn đồng, tổng trị giá đợt phát quà trên 98 triệu đồng. Đặc biệt là mãnh đất mà Chùa Giác Đạo đang tọa lạc là do gia đình Phật tử Huệ Thông đã hiến cúng khu đất với mong muốn xây dựng một ngôi chùa để phục vụ nhu cầu tu học, chiêm bái của người dân địa phương.

Chương trình ngày 3/2/2018 (nhằm ngày 18/12 ÂL) tại chùa Vĩnh Thới, ấp Vĩnh Tây 2, xã Vĩnh Phong, Vĩnh Thuận, Kiên Giang. TT.Thích Thiện Linh (trụ trì chùa) phối hợp cùng chính quyền địa phương trao tặng 150 suất quà tết cho bà con nghèo. Tổng kinh phí lên tới gần 50 triệu đồng.

Với 2.000 suất gạo cho gia đình các hộ nghèo, người khuyết tật… trên địa bàn TP Rạch Giá. Do Hòa thượng Thích Minh Nhuần, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, trụ trì tịnh xá Ngọc Sơn (P.Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, Kiên Giang) đã tặng vào ngày 28/08/2018. Kinh phí lên tới 120 triệu đồng trên 10 tấn gạo do Hòa thượng Thích Minh Nhuần, trụ trì tịnh xá Ngọc Sơn vận động Phật tử bổn tự, các nhà mạnh thường quân xa gần ủng hộ. U Minh Thượng là một huyện vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Kiên Giang, cuộc sống một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Ở hai nơi, chùa Phổ Hiền và chùa Thiên Sơn, đoàn đã trao tặng hơn 200 phần quà gồm: Mì gói, gạo, mùng mền, mỗi phần trị giá 400 nghìn đồng. Do Ni Sư Kim Sơn, trụ trì Quan Âm Tu viện tỉnh Đồng Nai trao tặng vào ngày 07/2/2018, Tổng kinh phí cho chuyến từ thiện này là trên 80 triệu đồng. Đây cũng là tinh thần từ bi nhập thế của người con Phật trong việc “phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật” để giải quyết những khó khăn cho những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịp tết cùng góp phần trong công tác xóa đói giảm nghèo tại huyện U Minh Thượng nên đã nỗ lực vận động Chư Tăng ni, mạnh thường quân đến U Minh Thượng trao tặng quà tết cho người nghèo.

Ngày 10/3/2018, tịnh xá Ngọc Giang, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang phối hợp với câu lạc bộ từ thiện “Ánh sáng nghĩa

tình” đến từ TP.HCM thực hiện chương trình từ thiện khám bệnh, phát thuốc

và tặng quà cho người nghèo tại địa phương. Đến dự có Đại đức Thích Tuệ Tánh, Ủy viên Ban Trị sự, Phó ban Thông tin truyền thông GHPGVN tỉnh Kiên Giang và đại diện chính quyền, các ban ngành, đoàn thể xã Giục Tượng. Tại đây, đoàn từ thiện với hàng chục y, bác sĩ với nhiều chuyên khoa như: nội tổng quát, tai – mũi – họng, mắt, y học cổ truyền… đã khám và cấp thuốc, mắt kính cho 1.000 người và tặng 100 phần quà cho người dân tại xã Giục Tượng với đa số là đồng bào dân tộc Khmer.

Tịnh xá Ngọc Hòa tại thị trấn Minh Lương vào ngày 15/12/2018, Ni sư Thích Nữ Phương Liên, trụ trì tịnh xá Ngọc Hòa phối hợp cùng bà Trần Kim Quyết, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy thị trấn Minh Lương, ông Dương Hoàng Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thị trấn Minh Lương và đại diện các ban ngành, đoàn thể thị trấn Minh Lương, trao tặng 200 phần quà tết cho hộ nghèo tại khu phố Minh An. Ngoài thăm hỏi và động viên đến bà con tại địa phương, chúc năm mới được đầy đủ sức khỏe, đón thêm một mùa xuân mới an lạc, mà mỗi phần trị giá 500 ngàn đồng gồm gạo, mì, nước ngọt và tiền mặt.

Chương trình “Tết”“Trung thu” được diễn ra 23/9/2018 (nhằm ngày 14/8 âm lịch) do Đại đức Thích Pháp Trí, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, trụ trì chùa Sắc tứ Thập Phương (TP. Rạch Giá, Kiên Giang) tổ chức. Với hơn 500 em thiếu nhi là học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con em các Phật tử, trẻ em trên địa bàn phường Vĩnh Thanh. Tổng trị giá quà tặng trên 80 triệu đồng do Đại đức Thích Pháp Trí vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp. Đại đức Thích Pháp Trí, Đại đức Thích Minh Khải, các nhà tài trợ và Phật tử chùa Thập Phương đã trao

tặng hơn 500 phần quà gồm: bánh trung thu, kẹo, lồng đèn truyền thống và 55 suất học bổng trị giá 500 ngàn đồng mỗi suất. Đây là hoạt động từ thiện hàng năm của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang nói chung, chùa Sắc tứ Thập Phương nói riêng nhằm mang niềm vui đến với trẻ em nghèo, nhất là trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp tết thiếu nhi. Thể hiện sự quan tâm của Phật giáo, góp phần cùng với chính quyền, xã hội chăm lo đời sống cho đối tượng trẻ em nghèo, bất hạnh.

Chiều ngày 27/1/2019 Chùa Bửu Kim tọa lạc tại phường Vĩnh Thanh Vân, TP. Rạch Giá, đã đến thăm và tặng quà cho các cụ đang được nuôi dưỡng tại nhà dưỡng lão TP. Rạch Giá. Thành phần tham dự ngoiaf trụ trì Chùa Bửu Kim còn có TT. Thích Thiện Thành, UV Ban Nghi lễ TƯ, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN tỉnh Kiên Giang. Tại đây, TT. Thích Thiện Thành đã trao tận tay các cụ 26 phần quà gồm bánh, sữa, dầu gió, khăn… và phong bao lì xì. Mỗi phần quà trị giá 150 ngàn đồng và gửi số tiền ủng hộ 2 triệu đồng, 200kg gạo, mì, nhu yếu phẩm… Tổng kinh phí đợt từ thiện gần 15 triệu đồng. Những phần quà giá trị tuy không lớn, nhưng tin rằng với sự quan tâm của chư Tăng, Phật tử chùa Bửu Kim sẽ giúp cho các cụ cảm thấy bớt hiu quạnh, có một cái Tết cổ truyền đầm ấm hơn, sung túc hơn.

Nhóm từ thiện Chơn Duyên (TP. Rạch Giá) do Phật tử Chơn Duyên – Lê Thị Thúy Loan làm trưởng đoàn cùng các anh chị em trong nhóm đã đến thăm và gửi tặng một suất ăn cho các em học sinh của trung tâm Phật Quang vào ngày 10/03/2019 (mùng 05/02 Kỷ Hợi). Nhóm từ thiện Chơn Duyên đã tặng các phần quà gồm có: tiền mặt, cơm chiên Dương Châu, rau câu, nước ngọt, sữa, mì gói, dầu ăn v..v…Tổng giá trị phần quà khoảng hơn 5.000.000 đ (năm triệu đồng) nhằm hỗ trợ Trung tâm trong công tác nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, nhóm Từ thiện Chơn Duyên còn đi quyên góp để ủng hộ cúng dường các chùa trong tỉnh. Hàng tuần nhóm còn đi

thăm và ủng hộ các cơ sở từ thiện khác như: Trung tâm bảo trợ xã hội (xã Mong Thọ), bếp ăn từ thiện bệnh viện đa khoa Kiên Giang, bệnh viện Y học cổ truyền (TP. Rạch Giá),…

Những lĩnh vực từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang tham gia như: Cất nhà đại đoàn kết chiếm gần 60%; cứu trợ đồng bào bị thiên tai, các hoạt động giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn….chiếm 48.54%; bắt cầu, làm đường giao thông nông thôn chiếm 22.72% [Xem 30, tr.531 – 534]

Từ các ngày lễ trọng, xây dựng Chùa, làm từ thiện… đã có đóng góp hơn 9 tỷ đồng trong năm nay cho các công tác trên. Ngoài ra, các Kiều bào còn thường xuyên nghe thuyết giảng, theo dõi trang tin Phật sự qua các trang mạng của Giáo hội Phật giáo tỉnh, dù ở xa quê hương nhưng nhờ có công nghệ truyền thông của Phật giáo phát triển nên Kiều bào cảm thấy ấm lòng khi nghĩ về quê nhà và thuận lợi khi trở về quê hương đi chùa, làm từ thiện. Thượng tọa cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hỗ trợ cho tín đồ Phật tử là Kiều bào để họ hiểu quan tâm và gắn bó với quê hương cội nguồn đất Việt.

Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, Ban từ thiện Phật giáo tỉnh Kiên Giang và Tăng ni, Phật tử trong tỉnh được sự chỉ đạo của Giáo hội đã nỗ lực vận động tài chính, vật phẩm cứu trợ đồng bào bị thiên tai, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ nuôi dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, xây dựng đường giao thông nông thôn, bắc cầu; hưởng ứng các phong trào đền ơn đáp nghĩa như: mở trường học, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ các chiến sĩ biên phòng, hải đảo, thăm hỏi và động viên hỗ trợ các thương binh, bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại phong, nhà dưỡng lão. Ủng hộ, trợ cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; hỗ trợ các bà mẹ đơn thân và người nghèo trong trường hợp khẩn cấp…

Qua các tư liệu trên, nguồn kinh phí hoạt động từ thiện-xã hội của Phật giáo Kiên Giang là rất lớn, với nhiều nguồn đóng góp khác nhau ở trong và

ngoài tỉnh, thu hút nhiều tầng lớp, nhiều giới trong xã hội tham gia ủng hộ. Điều này cho thấy, hiệu quả và uy tín hoạt động của các vị tăng ni lãnh đạo Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang. Vì thế, trong thời gian tới, hoạt động này của Phật giáo Kiên Giang sẽ còn tiếp tục phát triển rộng rãi, thu hút nhiều nguồn kinh phí từ nhiều nơi và ngày càng khẳng định thế mạnh của mình trong việc thực hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn của đức Phật đến chúng sinh.

Thực hiện theo lời kêu gọi của Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh về những công tác phúc lợi xã hội, ngoài những công tác từ thiện nêu trên còn có các công việc khác như: Phối hợp với các cơ sở từ thiện trong và ngoài nước Mổ mắt được 1.200 ca. Hỗ trợ hòm từ thiện tổng cộng 320 cái. Đều được Ban Từ thiện xã hội tỉnh Kiên Giang, Ban Trị sự các huyện, Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia. Toàn tỉnh đã xây dựng hoàn thành 212 căn nhà Đại đoàn kết và theo kế hoạch.

Bên cạnh đó với sự đoàn kết của tăng ni, Phật tử, các mạnh thường quân trong tỉnh, các công tác chăm lo cho người nghèo được đẩy mạnh như: cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, khám chữa bệnh, tặng quà cho người già neo đơn, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học… tổng số tiền từ thiện gần 22 tỷ đồng.

Ngày 25/12/2017 Chùa Phật Quang kết hợp với chính quyền Tp.Rạch Giá đã đưa nhiều hộ gia đình ở khu vực gần bờ biển và khu lấn biển gồm người già, trẻ em và phụ nữ về lưu trú tại chùa Phật Quang để tránh bão trong đợt bão Tembin năm 2017 tại Kiên Giang.

Như đã được đề cập, nhằm hưởng ứng chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2019, Phật giáo Kiên Giang đã đi khảo sát xây cầu và xây xây dựng nhà “An cư lạc nghiệp”. Cụ thể Ngày 2/3/2019, ĐĐ. Thích Minh Khải, Trưởng ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Kiên Giang cùng nhà tài trợ công ty TNHH TM Kim Điệp (TP. Rạch Giá) đã đi thực địa, và sẽ hổ

trợ cho 15 huyện, thị trong toàn tỉnh Kiên Giang. Được biết do công ty TNHH TM Kim Điệp tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng. Hiện tại chương trình xây dựng đã diễn ra đúng tiến độ và đem lại an lạc cho người dân nói chung, tín đồ nói riêng.

Trong nhiệm kỳ qua, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang cũng vinh dự đón nhận sự hỗ trợ của Bác sĩ Trần Thủy Cần, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang và nhóm bảo trợ đã nhiệt tình hỗ trợ tịnh tài tịnh vật cũng như công tác vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và người thân, đã vận động các nhà tài trợ cúng dường trùng tu di tích xứ Ủy Nam kỳ chùa Tam Bảo, Chùa Sắc Tứ Thập Phương (TP. Rạch Giá) và nâng cấp sửa chữa đường Lê Lai, vận động kinh phí cúng dường xây dựng nhà giữ trẻ Nhân Ái Phật Quang giai đoạn 2, khu dạy nghề cho người nghèo tại Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang để chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo Kiên Giang.

Riêng năm 2018 Phật giáo Kiên Giang đã xây được 72 ngôi nhà tình thương. Xây dựng cầu đường nông thôn được 8 cây cầu bê tông và xây được 5 cây cầu sắt mỗi cây trị giá 90.000.000đ. Khoan giếng nước 25 cây, mỗ mắt từ thiện 1.550 ca, cấp được 35 chiếc xe lăn cho người khuyết tật.

Đối với đời sống tinh thần: Không chỉ hỗ trợ về vấn đề vật chất, các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Kiên Giang còn trở thành điểm tựa tinh thần cho người dân, đặc biệt hiệu quả khi Công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang gắn liền với công tác hoằng pháp.

Hoạt động Hoằng pháp là công tác mũi nhọn của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang, nhằm hỗ trợ cho công tác thuyết giảng các Khóa An cư kiết hạ hằng năm do Ban Trị sự tổ chức, nâng cao trình độ và sách tấn hạ sinh tu học, Ban Hoằng Pháp Giáo hội tỉnh ngoài việc đệ trình Ban Trị sự cung thỉnh Chư Tôn đức Trung ương Giáo hội hỗ trợ còn cử các thành viên Ban Hoằng

pháp Phật Giáo Tỉnh đến thuyết giảng tại các trường hạ trong tỉnh, tổ chức thực tập diễn giảng giáo lý, làm báo tường để nâng cao chuyên môn cho hạ sinh, cuối khóa An cư kiết hạ đều có tổ chức thi kiểm tra chất lượng và phát thưởng cho hạ sinh học tập xuất sắc.

Để hướng dẫn Phật tử tu học đúng Chánh pháp, Ban Hoằng pháp Phật giáo Tỉnh đã đến thuyết giảng Phật pháp tại các Đạo tràng tu học trong tỉnh như: Đạo tràng Bát quan trai, Đạo tràng niệm Phật, khóa tu 01 ngày An Lạc, các lớp giáo lý, Đạo tràng Dược Sư… tại các Tự, viện với số lượng từ 60 – 700 Phật tử tham dự thính pháp và tu học.

Hiện nay trong tỉnh có 30 đạo tràng tu học thường xuyên hàng tháng, hàng tuần với nhiều pháp môn khác nhau như: Đạo tràng Bát Quan Trai, Đạo Tràng Niệm Phật, Đạo Tràng Dược Sư với số lượng tham dự là 3.000 vị. Ngoài ra, số Phật tử Quy y tại các tự viện Ni hàng tháng, hàng quý lên đến số lượng rất khả quan và hằng năm các Chùa cũng chọn các Phật tử tiêu biểu tham dự lớp hoằng pháp viên do Ban Trị sự Phật giáo Kiên Giang tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 60)