Những hạn chế trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)

3.1. Những thành tựu và hạn chế của công tác từ thiện xã hội Phật giáo

3.1.2. Những hạn chế trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên

Kiên Giang

Nhìn chung hiện nay, các công tác tổ chức từ thiện Phật giáo Kiên Giang chưa có một kế hoạch, phương hướng hoạt động và thực hiện cụ thể, lâu dài. Các hoạt động từ thiện chủ yếu là từ những nhóm, của các chùa, tự viện tự phát theo mùa, và tùy theo sự phát tâm đơn lẻ của vài tổ chức và các cá nhân khác nhau. Một số thành viên của Ban Từ thiện và Ban Trị sự huyện, các tự viện chưa dành nhiều thời gian cho công tác từ thiện xã hội, chưa thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang. Các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên giang còn chưa thực sự quy củ, hệ thống mà vẫn mang tính tự phát, manh mún.

Thành viên của Ban Từ thiện còn mang nặng hình thức, chưa sáng tạo trong công tác từ thiện, nhằm cuốn hút các tổ chức, cá nhân, doanh nhân và doanh nghiệp tham gia...Công tác từ thiện vẫn còn nhiều hoạt động cần có sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban TTXH Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang.

Chính quyền một số địa phương chưa sâu sát thông cảm với việc làm từ thiện của Giáo hội để tạo điều kiện thuận duyên cho công tác từ thiện xã hội nên hiệu quả chưa cao [31, tr. 595].

Bên cạnh được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành chức năng trong tỉnh, cũng như sự phát tâm hùn phước cúng dường của thập phương thí chủ. Nên việc trùng tu các cơ sở tự viện của Giáo hội được nhiều thuận lợi, một số các tự viện được xây dựng mới mang tính quy mô phù hợp với văn hóa, kiến trúc mỹ quan của Phật giáo. Đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, tu học của tín đồ Phật tử tại địa phương, góp phần cho sự phát triển chung của Phật giáo tỉnh Kiên Giang.

Cụ thể các công trình trùng tu xây dựng diễn ra: Chùa Phật Quang, chùa Ngọc Bửu Hương, chùa Phước Thạnh, Chùa Bửu Quang (TP. Rạch Giá), Chùa Phổ Quang, Chùa Hang (huyện Kiên Lương), TX.Ngọc Phước, TX.Ngọc Hoa, Chùa Bửu Minh (huyện An Minh), chùa Giải Thoát, Chùa Tam Bảo, Chùa Phù Dung (Thị xã Hà Tiên), Chùa Từ Vân, chùa Bửu Đức (huyện Gò Quao), Chùa Bửu Sơn (huyện An Biên), chùa Phật Quang Chánh Giác (huyện Hòn Đất), Chùa Giác Ngộ, Chùa Đông Hải, Chùa Quan Âm (huyện Tân Hiệp), TX.Ngọc Hòa, Chùa Bửu Thọ, Chùa Phước Liên, Chùa Phước Lập, Chùa Giác Huệ, Chùa Môn Quang, TX.Ngọc Giang (huyện Châu Thành), Tịnh thất Trúc Mai (U Minh Thượng)... Nhưng xét đến thì cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động từ thiện xã hội còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn kinh phí cho các hoạt động từ thiện xã hội còn hạn hẹp.

Từ những khó khăn trên dẫn đến công tác từ thiện Phật giáo Kiên Giang mất đi tính chủ động, sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía, và thiếu sự đồng bộ từ cấp trên xuống lãnh đạo cấp dưới. Dẫn đến sự huy động, kêu gọi chồng chéo, gây mất thiện cảm đối với các nhà hảo tâm. Từ sự chồng chéo trên, công tác quản lý về thu chi, báo cáo sẽ khó có sự rõ ràng, minh bạch, khó tạo được niềm tin từ quần chúng. Ngoài ra, tính kết hợp đồng bộ với chính quyền địa phương trong công tác hướng dẫn, định hướng người nhận, nơi được trao, chốn cần trợ giúp chưa cao, dẫn đến sự bất đồng và mất đi sự hỗ trợ cần thiết từ nhiều phía.

Một hạn chế mà từ thiện Phật Giáo Kiên Giang đang gặp phải là vấn đề Hoằng Pháp khi từ thiện, việc hỗ trợ vật chất là điều được khích lệ, nhưng bên cạnh đó phải giúp được người được hổ trợ nhận ra nguyên nhân đau khổ, nghèo đói, bệnh tật… tất cả là do tính vị kỷ, hẹp hòi, tính ỷ lại, lười biếng sinh ra nhiều hệ quả xấu; nhận diện được nguồn khổ ải của kiếp người là do

Comment [A1]: Phần này là đang nêu các khó khăn!

tri giác sai lầm; thấy biết sai lầm, chính là vô minh, đó là gốc rễ của mọi khổ đau. Ngoài đau khổ về vật chất đương sự phải biết buông bỏ vọng tưởng loạn tâm để vượt thoát khỏi khổ đau tinh thần, gọi chung là Hoằng Pháp. Nếu việc này không được đặt ra bàn kỹ, thì sẽ dẫn đến việc từ thiện chỉ là bề nổi, nặng nữa là không đúng với Đạo Pháp.

Công tác từ thiện còn thiếu những thông tin, hiểu biết đầy đủ về chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Trong hoạt động y tế, một số cơ sở khám, chữa bệnh. Cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động xã hội hóa còn hạn hẹp, nhiều nơi chưa đáp ứng được quy định của pháp luật. Kinh phí, cơ sở vật chất để thực hiện công tác từ thiện xã hội có được từ sự tự nguyện đóng góp của các cá nhân, tổ chức nên nguồn kinh phí và cơ sở vật chất này không ổn định. Đôi lúc, hoạt động xã hội hóa còn mang tính tự phát, không bền vững, chưa đặt mình trong sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước.

Trước yêu cầu đổi mới, đặc biệt là xu thế hội nhập quốc tế thì về phía đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vẫn còn bó hẹp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc quy định cho các tôn giáo, trong đó có Phật giáo hoạt động từ thiện, nhân đạo. Còn nhiều nội dung trong tình hình mới mà các chính sách của Nhà nước vẫn chưa đề cập đến (vấn đề này, tác giả luận văn sẽ đề cập ở phần sau).

CTTTXH của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nguyên nhân là các hiện tượng nhân danh huy động quỹ từ thiện để trục lợi, tại nhiệm kỳ 2012 – 2017, tình trạng sư giả khất thực phi pháp hiện nay tại Kiên Giang thỉnh thoảng vẫn xảy ra một số nơi ở các huyện thị, do vậy Giáo hội và Ban Kiểm tăng đã kết hợp với các ngành chức năng giải quyết và xử lý gần 30 trường hợp.

Việc khiếu kiện đòi cơ sở từ thiện, các cơ sở giáo dục và y tế từ thiện hoạt động không xin phép và không tuân thủ quy định của nhà nước cũng gây

khó khăn cho công tác quản lý xã hội. Trong chính sách cũng như trong thực tiễn vẫn chưa xác định rõ được mức độ tham gia của tổ chức Phật giáo vào hoạt động xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo. Sự phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang trong HĐTTXH chưa chặt chẽ, thống nhất...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 67)