Những thành tựu đạt được trong công tác từ thiện xã hội của Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)

3.1. Những thành tựu và hạn chế của công tác từ thiện xã hội Phật giáo

3.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác từ thiện xã hội của Phật

HIỆN NAY: NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Những thành tựu và hạn chế của công tác từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang giáo Kiên Giang

3.1.1. Những thành tựu đạt được trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang Phật giáo Kiên Giang

Với mục tiêu, phương hướng hoạt động từ thiện rõ ràng, gắn liền với tinh thần “vô ngã vị tha” của Đạo Phật, ban Trị sự Phật giáo Kiên giang ngày càng được nhiều Tăng Ni, Phật tử, các doanh nghiệp, doanh nhân ủng hộ. Qua đó, công tác từ thiện xã hội trong những năm qua luôn đạt số liệu rất cao, đạt chỉ tiêu được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang đề ra.

Theo báo cáo của Tổng kết hoạt động Phật Sự của ban trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ VIII (2012 – 2017) đạt được nhiều thành tựu Phật sự một cách viên mãn, hoàn thành các phương hướng nhiệm vụ mà Đại hội VIII Phật giáo tỉnh đề ra, cũng như yêu cầu chỉ đạo của Hội đồng Trị sự Trung ương giao phó và yêu cầu thực tế đòi hỏi. Qua khảo sát lấy phiếu kín về tín nhiệm và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu hoạt động Phật sự, nguyện vọng tu học, quản lý và phục vụ các Phật sự tại tỉnh nhà đối với Tăng ni trụ trì trong toàn tỉnh đạt 80% .

Hoạt động của BTS-GHPGVN Tỉnh Kiên Giang luôn bám sát đường hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa

xã hội”. Nhờ vậy, uy tín của Phật giáo nói chung, Giáo hội Tỉnh nói riêng

không ngừng được củng cố, nâng lên trong xã hội, cũng như trong Phật tử. Phật giáo Kiên Giang luôn gắn bó, đồng hành cùng các dân tộc trên địa bàn

tỉnh với truyền thống nhập thế, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác từ thiện xã hội.

Kết quả đạt được vì đã luôn chiếm được niềm tin từ quần chúng, nên công việc huy động, kêu gọi lòng hảo tâm từ các tổ chức tập thể, cá nhân, những mạnh thường quân một cách thuận lợi và được sự hưởng ứng nhiệt tình.

Ngoài ra còn có được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Giáo hội và sự giúp đỡ mọi mặt của các cơ quan chức năng, Ban ngành đoàn thể trong mọi hoạt động Phật sự đạt kết quả tốt.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang luôn phát huy tinh thần dân chủ hòa hợp, đoàn kết nội bộ, đồng tâm hiệp lực, vận dụng trí tuệ tập thể, tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước các cấp, sự đồng tình ủng hộ của Tăng Ni và Phật tử, nhờ đó mà hoàn thành mọi công tác Phật sự Giáo hội cấp trên giao phó.

Các Ban ngành trực thuộc và các Ban Trị sự Phật giáo huyện luôn phấn đấu để hoàn thành Phật sự góp phần thành tựu chung Phật sự của Giáo hội Tỉnh.

Ban Thường trực Ban Trị sự tiếp tục kêu gọi, Tự viện, Tăng Ni, Phật tử luôn ý thức cảnh giác cao độ trước những âm mưu về “diễn biến hòa bình” của các thế lực tiêu cực trong và ngoài nước, của một ít cá nhân đã lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp thống nhất Phật giáo cả nước, phá hoại sự nghiệp Đại Đoàn kết của toàn dân tộc.

Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến sự thành tựu cơ bản các Phật sự vừa nêu, phải kể đến việc Ban Thường trực Ban Trị sự kịp thời nắm bắt thông tin và xử lý các Phật sự, từ đó tạo nên nề nếp trong mọi hoạt động của Ban Trị sự, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo nói chung trong đó có Phật giáo nói riêng được được đóng góp thiết thực vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác từ thiện xã hội là một trong lĩnh vực này. Đó trước hết thể hiện ở Nghị quyết số 24-NQ/TW Về tăng cường công tác tôn giáo trong

tình hình mới. Hà Nội, ngày 16-10-1990. Nghị quyết nêu rõ quan điểm của

Đảng: “Hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo của tôn giáo được Nhà nước khuyến khích, nhưng không cần thiết lập ra những tổ chức riêng mà nên gia nhập hệ thống phúc lợi xã hội công cộng. Đối với những tổ chức đang phát huy tốt thì cần được hướng dẫn để hoạt động tốt hơn theo hướng hòa nhập vào mạng lưới chung”.

Chỉ thị số 37 của Bộ chính trị: Về công tác tôn giáo trong tình hình mới

ngày 2-7-1998 khẳng định: “Những hoạt động tôn giáo là ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ được đảm bảo. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được duy trì và phát huy”.

Nghị quyết 25-NQ/TW Về công tác tôn giáo ngày 12-3-2003 đưa ra nguyên tắc: “Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…của Nhà nước, theo nguyên tắc:

Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật.

Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ban hành những chính sách cụ thể. Ngày 18-6-2004, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Pháp lệnh gồm 6 chương, 41 điều. Điều 33

của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo quy định:”1- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo tham gia nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khỏe người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định pháp luật.

2- Chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức và hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật”.

Ngày 18-11-2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Điều 55 của Luật quy định về hoạt động từ thiện, xã hội: “Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra hàng loạt các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ của các Bộ, ngành quy định về các hoạt động từ thiện xã hội như: Nghị quyết số 50/2005/NQ-CP, ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao: Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 30-5-2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30-5 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực anh sinh xã hội của tôn giáo trong đó có Phật giáo đã và đang đi vào cuộc

sống tạo điều kiện cho Phật giáo tham gia ngày một nhiều hơn, hiệu quả hơn, đóng góp tích cực hơn vào công việc an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)