Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 87)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác từ thiện xã hộ

3.2.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn

Phối hợp chặt chẽ với các Ban Trị sự huyện, cơ quan chức năng thực hiện tốt việc tìm và liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ học bỗng, tổ chức giao lưu tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...

Tiếp tục mở rộng, triển khai trợ giúp các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo phương châm “giúp cần câu nhiều hơn giúp con cá”. Tránh các cách thức hỗ trợ bề nổi, không tận gốc. Đó chỉ là cách hỗ trợ mang giải pháp tình thế. Với cách thức này, người được cứu trợ, giúp đỡ sẽ trở nên ỷ lại, trông chờ, thụ động trong cuộc sống, không chủ động vươn lên trong cuộc sống. Do đó, bênh cạnh việc cứu trợ, giúp đỡ, cần thiết có các giải pháp tạo công việc cho đối tượng cần giúp, phải đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Phật pháp. Bát Chánh Đạo được xem là kim chỉ nam cho vấn đề kinh tế, Đức Phật đã dạy rõ phải dùng Bát Chánh Đạo để làm giàu.

Xây dựng các mô hình từ thiện xã hội điển hình, bởi vì trên tất cả các nội dung của công tác từ thiện xã hội đều có thể xây dựng mô hình điển hình. Thông qua thực tiễn hoạt động, Giáo hội Phật giáo các cấp sẽ có đút kết khái quát phương thức, nội dung, ưu điểm, hiệu quả và kinh nghiệm hoạt động của từng mô hình để từ đó có nhân rộng điển hình. Bên cạnh việc xây dựng các mô hình từ thiện xã hội thì việc đa dạng hóa các hình thức từ thiện xã hội là một việc làm cần thiết như tập trung vào các nội dung an sinh xã hội như giáo dục mầm non, y tế. Từ thiện xã hội về lĩnh vực tinh thần là một nội dung cần thiết được quan tâm trú trong, bởi thực tế cuộc sống hiện đại luôn hàm chứa nhiều nguy cơ gây bất an về tinh thần.

Hiện nay, nhìn chung trình độ phát triển tín đồ Phật giáo Kiên Giang còn thấp hơn các vùng khác. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư của Nhà nước cho đồng bào tín đồ Phật giáo là cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định đầu tư

không phải để tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà đầu tư để thúc đẩy phát triển toàn diện đời sống xã hội. Việc đầu tư cần tránh dàn trải, cần xác định trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện hiện nay cần tiếp tục ưu tiên cho việc phát triển kết cấu hạ tầng, tập chung nhựa hóa các tuyến giao thông tỉnh lộ, huyện lộ, bê tông hóa các tuyến giao thông liên xã, liên thôn, bê tông hóa kênh mương nội đồng; xây dựng trường học, bệnh xá, bưu điện, nhà văn hóa, trạm điện, trạm bơm thủy nông.

Cùng với việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng, Nhà nước cần tổ phải tổ chức tốt lao động sản xuất và đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tín đồ để họ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Chính trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào Phật giáo có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và các tri thức về đời sống xã hội, giúp họ dần hình thành nhận thức và lối sống mới.

Từ đó, trong sinh hoạt tín ngưỡng họ sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, giảm bớt những sinh hoạt không phù hợp với lối sống mới. Việc tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm cho đồng bào Phật giáo theo quỹ đạo chung của đất nước có nghĩa là Đảng, Nhà nước phải giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo nhu cầu cho những người trong độ tuổi lao động, đồng thời với việc giải quyết nhu cầu việc làm phải thường xuyên tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với từng nghành nghề, từng địa phương để nâng cao năng suất lao động nhằm đem lại hiệu qủa kinh tế, nâng cao đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Tổ chức tốt lao động sản xuất và giải quyết nhu cầu việc làm cho đồng bào có đạo sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng đất nước.

Qua lao động sản xuất Đảng và Nhà nước sẽ tập hợp được sức mạnh và khả năng sáng tạo trong đồng bào tín đồ Phật giáo ở Kiên Giang vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, tổ chức tốt lao động sản xuất và việc làm trong vùng đồng bào tín đồ Phật giáo sẽ từng bước nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, về trình độ phát triển giữa vùng đồng bào Phật giáo và vùng đồng bào không có đạo, tạo được niềm tin của quần chúng đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực cho đồng bào có đạo phát huy và cống hiến khả năng sáng tạo vào sự nghiệp chung của cả dân tộc.

Mặt khác, qua lao động sản xuất theo đúng quỹ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhận thức của tín đồ Phật giáo ngày càng được nâng cao, mức sống của họ từng bước được cải thiện.

Việc tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng, các sự kiện nổi bật rất cần thiết để qua đó thu hút đông đảo cộng đồng và thành viên tham gia. Tiếp tục tìm hiểu, lên kế hoạch, phát động trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh.

Tổ chức các chương trình, sự kiện mang tính cộng đồng để kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ cho công tác từ thiện xã hội. Xây dựng các chương trình, sự kiện chuyên đề hưởng ứng “Ngày vì người nghèo”, chương trình thiện nguyện nhân dịp Tết nguyên đán và các ngày lễ trọng… Vận động Chư Tôn đức Tăng ni, Phật tử thăm và tặng quà, giúp đỡ cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn, nạn nhân chất độc da cam, thiên tai...

Phát động phong trào mỗi thành viên Ban TTXH vận động được ít nhất một tổ chức, cá nhân góp phần thực hiện chương trình nhân đạo.Tiếp tục kêu gọi giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bất hạnh tại Trung tâm TTXH Phật Quang... Bên cạnh đó, thực hiện các Chương trình nhân đạo như:

+ Chương trình “ Vì học sinh nghèo vượt khó”.

+ Chương trình “Quà Tết cho học sinh và người nghèo”. + Chương trình “Chương trình tiếp sức mùa thi”.

+ Chương trình “Giúp đỡ trẻ em nhiễm chất độc da cam”.

Thực hiện Chương trình “Tiếp sức mùa thi” tốt nghiệp THPT hằng năm do Sở GDĐT tỉnh Kiên Giang phối hợp với các Hội trong tỉnh Kiên Giang tổ chức. Tiến hành rà soát những học sinh khó khăn có nhu cầu đăng ký ăn “cơm trưa miễn phí” tại các Hội đồng thi tốt nghiệp THPT;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các Tự viện và Phật tử phát huy tinh thần tương thân tương ái, thiết thực giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn, người nhiễm chất độc màu da cam, nhiễm HIV, neo đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo hiếu học.... tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Bên cạnh các công tác kêu gọi trực tiếp, cung cần những phương tiện gián tiếp bằng phương tiện truyền thông. Vẫn có ý kiến cho rằng, từ thiện xã hội là hoạt động tự nguyện, tự giác, không nên đưa lên báo chí để khoe khoang. Một thực tế cho thấy, vấn đề từ thiện của Phật Giáo Kiên Giang chưa được phổ biên rộng rãi, dù các phật tử thực hiện rất nhiều. Có thể vì người theo đạo Phật nghĩ là chuyện tạo phước lập đức là điều vô hình, tâm linh, không cần nói đến, chỉ chư Phật biết đến là đủ. Dẫn đến thông tin về công tác từ thiện xã hội bị hạn chế.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý, khi thông tin rộng rãi về hoạt động từ thiện xã hội đến đông đảo công chúng, chính là chúng ta đã làm cho nhiều người được biết về những hoạt động từ thiện xã hội cụ thể và như thế là đã gián tiếp tạo thuận lợi để nhiều người hơn tham gia vào hoạt động từ thiện xã hội, vì có biết thì mới quan tâm, ủng hộ, quyên góp, tham gia trực tiếp.

Hiện tại truyền thông Phật Giáo Kiên Giang đã có nhưng hoạt động chưa mạnh, bởi nhiều yếu tố tạo thành. Thế nên phải dùng nhiều cách, dùng web, blog, facebook, sách báo, tờ rơi, tờ gấp, dĩa hình thậm chí dùng email, fax, thư bưu chính… Mục tiêu là làm sao cho càng nhiều người biết đến những chương trình từ thiện xã hội cụ thể, có thể tham gia bằng cách thuận tiện nhất như chuyển khoản, gởi tiền đến điểm nhận ở từng khu vực, đến tận nơi thăm viếng, mua các sản phẩm ủng hộ…

Nhưng khi thực hiện truyền thông cần truyền thông đúng thực tế, đúng theo Phật pháp. Tránh các cường điệu hóa trong truyền tải, phóng đại, truyền thông giả hay mồi nhằm mục đích kêu gọi giúp đỡ.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đã nhìn nhận một cách khách quan về Từ thiện Phật giáo Kiên Giang hiện nay. Trên cơ sở những kết quả công tác từ thiện xã hội mà Phật giáo Kiên Giang đã đạt được, tác giả đánh giá các nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan những thuận lợi, khó khăn hạn chế. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang trong thời gian tới.

Nhìn chung CTTTXH của Phật giáo Kiên Giang ở thời điểm hiện tại có nhiều tiềm lực lớn để phát triển hơn trong tương lai. Việc phát triển là quá trình lâu dài với nhiều sự cố gắng và nỗ lực của cộng đồng. Nhưng với sự có mặt của các vị Tăng ni, phật tử và trong các tổ chức hoạt động chính trị - xã hội của nhà nước ở các cấp sẽ là động lực giúp công tác Từ Thiện Phật giáo Kiên Giang phát triển bền vững thiết thực và hiệu quả hơn thể hiện rõ nét tinh thần: “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”.

Việc vận dụng và phát huy tốt các giải pháp thúc đẩy công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang còn tạo sự đồng thuận của xã hội đối với

hoạt động từ thiện. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo trên cơ sở các giải pháp phải là tổ chức chủ đạo, tiên phong, gương mẫu trong ngôi nhà chung của Phật giáo.

Đạo Phật ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Kiên Giang nói riêng trong công tác từ thiện xã hội luôn thể hiện rõ tinh thần và truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. Công tác từ thiện xã hội của Phật giáo đã làm sáng ngời lý tưởng của dân tộc và đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo chính là chiếc vòng kết nối, hội tụ những tấm lòng nhân ái, vị tha, đưa con người đến gần nhau hơn nữa. Phật giáo sẽ còn gắn kết với dân tộc Việt Nam nhiều hơn nữa, bền bỉ hơn nữa mà chiếc cầu nối lớn nhất đó chính là công tác từ thiện xã hội./.

KẾT LUẬN

Phật Giáo được xem là đạo Từ bi và Trí tuệ, tính Từ bi va Trí Tuệ tồn tại từ khi Phật Giáo thành lập. Tinh thần nhập thế của Phật giáo được cũng cố và phát triển theo thời gian qua công việc Từ Thiện. Hoạt động từ thiện xã hội không chỉ trở thành tôn chỉ của nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành, và phật tử mà còn là một nét đạo đức, một hạt nhân tích cực trong giáo lý của Phật giáo.

HĐTTXH của cộng đồng Phật giáo ở Kiên Giang rất sôi động, hiệu quả và phong phú, đa dạng. Trong lĩnh vực y tế, giáo dục và kinh tế- xã hội... các chức sắc, phật tử đã tham gia tích cực tiếp thêm cho những người có hoàn cảnh khó khăn niềm tin trong cuộc sống, có cơ hội trở thành những công dân khỏe mạnh, có ích, giảm bớt được cái nghèo; bên cạnh đó góp phần cùng với Đảng, Chính quyền giải quyết an sinh xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, trong HĐTTXH của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang vẫn còn những hạn chế, bất cập. Các hiện tượng nhân danh huy động quỹ từ thiện để trục lợi, khiếu kiện đòi cơ sở từ thiện, các cơ sở giáo dục và y tế từ thiện hoạt động không xin phép và không tuân thủ quy định của nhà nước... gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội. Trong chính sách cũng như trong thực tiễn vẫn chưa xác định rõ được mức độ tham gia của tổ chức Phật giáo vào hoạt động xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo. Sự phối hợp của các tổ chức chính trị-xã hội với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang trong HĐTTXH chưa chặt chẽ, thống nhất...

Để HĐTTXH của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang ngày càng đi vào chiều sâu hiệu quả, cần tiếp tục nghiên cứu thêm để xác định

chính xác không chỉ những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong hoạt động này, mà còn phải tìm ra những giải pháp và kiến nghị cụ thể góp phần giải quyết vấn đề từ thiện nhân đạo của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang trong tổng thể chiến lược chung giải quyết mối quan hệ với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Biên dịch Đạo Uyển (2016), Từ điển Phật học, Công ty Sách Thời Đại và Nhà xuất bản Tôn giáo

2. Thích Thiện Chánh (dịch) (2017), Đạo đức Phật giáo, Nhà xuất bản Hồng Đức.

3. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Kinh Tăng chi, Nhà xuất bản Tôn Giáo 4. Tâm Diệu (2014), Phật Pháp trong đời sống, Nhà xuất bản Hồng Đức. 5. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về Tôn

giáo và vấn đề Tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia.

6. Từ Thành Đạt (2016), “Hoạt động giáo dục tại Trung tâm từ thiện xã hội Phật Quang”, Đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam: quá trình hình thành và

phát triển, Nxb Tôn giáo

7. Đại tạng kinh Việt Nam (1996), Kinh Tăng Chi Bộ 2, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành.

8. Đại tạng kinh Việt Nam (2002), Kinh Tiểu bộ, Nxb Tôn giáo

9. Pháp sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đồng dịch, Tứ Thập Nhị

chương kinh, Nxb Phương Đông.

10. Dương Quang Điện (2016), “Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10 (107).

11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2015), Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự

năm 2015 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lưu hành nội bộ.

12. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (2017), Phật giáo Kiên Giang với hoạt động công tác xã hội từ thiện nhân đạo và giáo dục

13. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Bản tu chỉnh lần thứ VI tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần

thứ VIII), Nxb Tôn giáo

14. Phạm Kim Khánh dịch (2005), Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản Tôn giáo.

15. Dalai Lama, Jean – Claude Carrière (2008), Sức mạnh của đạo Phật để

sống tốt hơn trong thế giới ngày nay, Nxb Phương Đông.

16. Đặng Thị Lan (2006), Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Ngô Văn Lê (2017), Vùng đất Nam Bộ - Đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo

và sinh hoạt văn hóa tập 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật.

18. Trần Hồng Liên (2010), Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Thành phố Hò Chí Minh.

19. Nguyễn Đức Lữ (2013), Tôn giáo với Dân tộc và Chủ Nghĩa Xã Hội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.

20. Thích Minh Nhẫn (2017), Mười lăm năm- một chặng đường- Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 87)