Thực trạng tổ chức quản lý trong công tác từ thiện xã hội của Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 41)

2.1. Thực trạng tổ chức quản lý trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang Phật giáo Kiên Giang

2.1.1. Mô hình quản lý trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang Kiên Giang

Công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh Kiên Giang do Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang phụ trách, gồm 27 thành viên.

Xét theo chiều ngang, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang là một thành tố, ban chuyên môn trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (cấp tỉnh thành), dưới sự quản lý trực tiếp của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang. Về chiều dọc, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang là Ban từ thiện cấp tỉnh, cùng hệ dọc, nằm dưới sự chỉ đạo của Ban Từ thiện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chính vì thế, các hoạt động của Ban Từ thiện luôn tuân theo các nguyên tắc:

Thực hiện tốt quy chế hoạt động và sự chỉ đạo của Ban Từ thiện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác từ thiện xã hội, triển khai thực hiện tốt các công tác Phật sự của Giáo hội và các cấp chính quyền đề ra.

Quan hệ phối hợp giữa các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể luôn được phát huy.

2.1.2. Phương thức tổ chức triển khai hoạt động trong công tác từ

thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang

Trong thời gian qua, các hoạt động của Ban Từ thiện xã hội luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Kiên Giang, sau đó Ban Từ thiện sẽ chỉ đạo công tác từ thiện đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, thị, thành phố và các tự viện trong toàn tỉnh.

Từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn cụ thể, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang đều xác định cho mình phương hướng công tác chung và những công tác trọng tâm cụ thể, từ đó có những định hướng cho các hoạt động của thực tiễn.

Phương hướng hoạt động đó là kim chỉ nan để triển khai trong thực tiễn. Trên cơ sở chủ trương đó, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang triển khai cụ thể xuống các đơn vị là Ban Từ thiện các cấp huyện, thị, thành phố và các tự viện. Chính vì vậy, phương thức triển khai các hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Kiên Giang diễn ra rất nhanh nhạy, kịp thời, chủ trương luôn được thống nhất các độ và có tính chất tổ chức cao, diễn ra dưới nhiều hình thức rất đa dạng và phong phú,...

Trong công tác từ thiện, Ban Trị sự các cấp dưới như quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ thực hiện đúng sự chỉ đạo của Ban Trị sự cấp tỉnh cụ thể là Ban Từ thiện xã hội tỉnh, hàng quý, hàng tháng phải báo cáo đầy đủ về các hoạt động từ thiện xã hội với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh.

Về chủ thể của công tác từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang là toàn thể Chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong toàn tỉnh Kiên Giang.

- Mục đích của công tác từ thiện được xác định ở nhiệm kỳ IX là: góp phần chăm lo đời sống và sức khỏe của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi công tác Phật sự của Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang và nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phương

Nguồn lực: Trong thời gian gần đây, nhận thấy xã hội hóa công các từ thiện là nguồn lực chính của công tác từ thiện xã hội, Ban Từ thiện Phật giáo

tỉnh Kiên Giang đã quán triệt sâu sắc tinh thần: đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhân đạo theo hướng xã hội hóa công tác nhân đạo.

Phương thức thực hiện: “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”. Mọi hoạt động của Ban TTXH tập trung trên tinh thần chủ động và tại chỗ, công tác vận động quần chúng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong tình hình mới, đủ sức làm nòng cốt trên lĩnh vực xã hội nhân đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 41)