Phật giáo Kiên Giang giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 39)

1.2. Khái quát chung về Phật giáo Kiên Giang

1.2.2. Phật giáo Kiên Giang giai đoạn hiện nay

Hiện nay, toàn tỉnh có 15 huyện, thị, thành phố, có nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Cao Đài, Tin lành và một số sinh hoạt tín ngưỡng dân gian khác. Trong đó, Phật giáo có số lượng tín đồ đông nhất, luôn thể hiện tinh thần đoàn kết các tôn giáo bạn và đoàn kết dân tộc góp phần xây dựng quê hương Kiên Giang.

Phật giáo Kiên Giang bao gồm ba hệ phái: Nam tông, Bắc tông và Khất sĩ. Toàn tỉnh Kiên Giang hiện nay có 214 ngôi Tư viện, trong đó Phật giáo Nam Tông có 76 ngôi chùa (một ngôi chùa Nam Tông người Kinh) gồm có ở các huyện Gò Quao 14 chùa, Giồng Riềng 14 chùa, Châu Thành 13 chùa, Tân Hiệp 1 chùa, An Biên 2 chùa, U Minh Thượng 3 chùa, Vĩnh Thuận 5 chùa, TP.Rạch Giá 4 chùa, Hòn Đất 8 chùa, Kiên Lương 5 chùa, Hà Tiên 3 chùa, Giang Thành 3 chùa và 01 chùa tại Phú Quốc (có một ngôi Tháp bốn Sư Liệt Sĩ). Toàn tỉnh có 6 ngôi Chùa được công nhận Di Tích lịch sử cấp Quốc gia là: Chùa Tam Bảo, Chùa Láng Cát, Chùa Phật Lớn (TP. Rạch Giá), Chùa Sóc Xoài (huyện Hòn Đất), Chùa Hang – Kiên Lương, Chùa Tổng Quản (huyện Gò Quao), bốn Chùa được công nhận Di Tích lịch sử cấp tỉnh: Chùa Xẻo Cạn (huyện U Minh Thượng), Chùa Phù Dung, Chùa Tam Bảo (Thị xã Hà Tiên), chùa Thủy Liễu (huyện Gò Quao).

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang đã hoàn thiện hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cấp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi trong xu thế phát triển và

hoàn thành mọi công tác Phật sự. Số lượng tín đồ trên 300.000 người, 206 cơ sở thờ tự, gần 1.500 tăng, ni. Với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ

nghĩa xã hội”, những năm qua, Phật giáo Kiên Giang luôn quan tâm hướng

dẫn các tín đồ tích cực tham gia các phong trào yêu nước của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc phát động. Tiêu biểu cho phong trào đó là Giáo hội luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động từ thiện xã hội” [30, tr. 531]. Tính trong 3 năm (2012- 2015), Phật giáo Kiên Giang có hơn 80% các tự viện, tịnh xá, tịnh thất tham gia công tác từ thiện xã hội. Sự đóng góp của Phật giáo đã chiếm gần 50% tổng giá trị so với tổng số các tôn giáo trong tỉnh tham gia công tác từ thiện xã hội.

Trong năm 2010, việc phối hợp với Trung ương Giáo hội tổ chức thành công hai sự kiện Phật giáo mang tầm quốc gia là Hội thảo & tập huấn Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 vào tháng 5 năm 2010 và Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần IV vào ngày 15 tháng 12 vừa qua, tạo được ấn tượng tốt trong lòng tăng ni, đại biểu cả nước. Ngoài những thành công trên, Ban Trị sự Tỉnh hội luôn duy trì và tổ chức đều đặn hàng năm các khóa bồi dưỡng trụ trì, an cư kiết hạ, chỉ đạo cho các tự viện trong toàn tỉnh tổ chức trang nghiêm, trọng thể các lễ quan trọng như lễ Phật đản, Vu lan, tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông… và chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự đều đến chứng minh, tham dự đầy đủ. Đặc biệt, công tác từ thiện xã hội trong năm 2010 đạt trên 22 tỷ đồng cũng là một thành tựu nổi bật trong năm 2010.

Có thể thấy qua thành công tại “Hội thảo & tập huấn Hoằng pháp toàn

quốc năm 2010”, “Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần IV”,

các ngày lễ trọng của Phật giáo được Ban Trị sự và các chùa tổ chức trang nghiêm, long trọng. Đặc biệt, tại hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần IV vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 12 vừa qua đã thành công tốt đẹp, đó là nhờ sự đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng giữa Trung ương

Giáo hội, Phật giáo Nam tông, Bắc tông cũng như Khất sĩ trong tỉnh, cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương đối với Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng, đồng bào dân tộc Khmer nói chung. Năm 2010 cũng là năm mà Phật giáo Nam tông đã có những đóng góp tích cực trong công tác từ thiện xã hội và trong các Phật sự chung của Ban Trị sự điển hình như: công tác xây dựng nhà Đại đoàn kết, hốt thuốc, khám chữa bệnh miễn phí, xây cầu, đường giao thông nông thôn, dạy nghề, chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho con em đồng bào nghèo … Đặc biệt, các chùa Nam tông trong tỉnh đã hưởng ứng tích cực công tác cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt vừa qua do Ban Trị sự phát động, đóng tiền niên liễm hàng năm như các chùa Bắc tông và Khất sĩ, ...

Theo tổng kết hoạt động Phật sự của ban trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ VIII (2012 – 2017). Đã xây dựng quy chế làm việc, tổ chức họp định kỳ và sinh hoạt Tăng sự giữa các hệ phái, tạo được sự đồng thuận của tập thể Tăng ni, Phật tử nên đã hoàn thành xuất sắc nhiều công tác Phật sự mà nghị quyết Đại hội Phật giáo khóa VIII đã đề ra.

Hoạt động bồi dưỡng Trụ trì được bắt đầu từ năm 2012, với mục đích giúp nâng cao vai trò lãnh đạo và hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử sinh hoạt, tu học theo đúng Hiến chương GHPGVN, pháp luật Nhà nước, nâng cao trình độ Phật pháp và nắm bắt những thông tin cập nhật theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Giáo hội.

Thời gian qua đã tổ chức thành công Đại hội Phật giáo cấp huyện, thị, thành phố và đã bổ nhiệm hoàn tất 15 Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện. Mỗi Ban Trị sự có từ 15 đến 21 thành viên để điều hành công tác Phật sự tại Phật giáo huyện, từng bước đạt được nhiều hiệu quả thiết thực, đồng thời đã hoàn thiện hệ thống tổ chức từ Tỉnh đến cấp cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi trong xu thế phát triển và hoàn thành mọi công tác Phật sự.

TT.Thích Minh Nhẫn, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Kiên Giang cho biết: “Trong nhiệm kỳ qua, sự thành công lớn nhất của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang đạt được chính là xây dựng được tinh thần trách nhiệm đoàn kết nội bộ và các hệ phái, từ đó tạo được sự đồng thuận của tập thể Tăng Ni, Phật tử, từ đó dẫn đến kết quả hoàn thành xuất sắc nhiều công tác Phật sự mà nghị quyết Đại hội Phật giáo khóa VIII đã đề ra”.

Không chỉ lo về mặt tôn giáo mà GHPGVN tỉnh Kiên Giang còn tham gia các Cơ quan dân cử và Mặt trận, đoàn thể. Qua việc là thành viên trong khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Pháp luật, Ban Trị sự Phật Giáo Tỉnh đã giới thiệu những Tăng, Ni ưu tú, tiêu biểu, có uy tín và năng lực ứng cử Đại biểu Hội Đồng nhân dân, tham gia UBMTTQVN và các đoàn thể các cấp,

Trong năm 2018 Hội Hoằng Pháp Kiên Giang tích cực tham gia việc thuyết giảng Phật pháp lồng ghép công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt vào ngày rằm và 30 hàng tháng các vị trụ trì ở các điểm chùa đều có chương trình hướng dẫn Phật tử tu học đúng theo chánh pháp, lồng ghép việc hướng dẫn sư sãi và Phật tử thực hành theo chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: vận động thực hiện Kế hoạch và Quy chế phối hợp Số 627/KHPH-CAT-BTC, BĐCTG và Quy chế phối hợp Số 628/QCPH-CAT-BTC, BĐDCTG ngày 11/5/2016 giữa Công an tỉnh với Ban tổ chức, Ban đại diện các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện chương trình phối hợp giữa UBMTTQVN tỉnh, Sở tài nguyên môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020, vận động sư sãi và Phật tử tích cực hưởng ứng chương trình “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, vận

động “Ngày vì người nghèo”, vận động sư sãi và Phật tử tích cực hưởng ứng công tác an sinh xã hội do Ban Trị sự tỉnh và chính quyền các cấp phát động.

Tính hết năm 2018 chùa Phật giáo Nam tông đã 67/76 chùa có trụ trì, còn lại 6 chùa đang xem xét hồ sơ hoặc chưa đủ điều kiện. Về tăng sự: tổ chứ 4 đại giới đàn có 98 vị sadi được thọ giói tỳ khưu. Các chùa trong tỉnh tổ chức lễ xuất gia cho con em Phật tử có nguyện vọng vào dịp tết chol-chnam-thmay và rằm tháng 5 âm lịch đúng theo truyên thống của hệ phái. Công tác giáo dục tổ chức hội đồng thi tốt nghiệp tiểu học Pali, kinh luận giới năm 2017 tại hội đồng thi chùa Rạch Sỏi có 174 thí sinh đăng ký thi giảm 46 thí sinh so với năm 2016. Có 177 vị chư tăng học xa chùa đặt biệt có 8 vị du học tại thái lan, mùa hè năm 2017 các chùa còn tổ chức dạy chữ Khmer, Pali, Kinh luận giới cho chư tăng và con em Phật tử. Năm 2017, công tác từ thiện – xã hội của Hội là 10.838.082.000 đồng.

Theo báo cáo của TT.Thích Minh Nhẫn, UV HĐTS, Phó ban kiêm chánh Thư ký BTS tỉnh Kiên Giang nhân dịp “Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo

Tỉnh Kiên Giang Lần Thứ VIII Nhiệm Kỳ 2017-2022” được tổ chức vào ngày

18/06/2017 tại chùa Phật Quang, TP. Rạch Giá với hơn 1.200 đại biểu tham dự. TT.Thích Minh Nhẫn cho biết: “Trong nhiệm kỳ qua nhờ vào sự chỉ đạo sâu sát của TƯ GHPGVN, Văn phòng 2 TƯGH, sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Chính quyền tỉnh Kiên Giang và nhờ vào tinh thần đoàn kết, dân chủ, tập trung trí tuệ của tập thể mà BTS tỉnh nhà đã đạt được những thành tựu Phật sự quan trọng. Không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy hành chính đạo, cải cách phương thức tổ chức điều hành Phật sự và quản lý. Có thể nói, thời gian 05 năm của khóa VIII, uy tín của Giáo hội tỉnh nhà ngày càng được nâng cao, Tăng ni, phật tử ngày càng gắn bó, tin tưởng vào mục tiêu xương minh đạo pháp và phù hợp với phương châm “ Đạo pháp – Dân tộc – CNXH”.

Trong 5 năm qua, công tác từ thiện xã hội nổi bật với tổng số tiền làm từ thiện 334.719.949.000 đồng (Ba trăm ba mươi bốn tỷ, bảy trăm mười chín triệu, chín trăm bốn mươi chín nghìn đồng thông qua nhiều hình thức như: nuôi dạy trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Trung tâm TTXH Phật Quang), nuôi dưỡng người già neo đơn (nhà dưỡng lão TP.Rạch Giá), tặng nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết, xây cầu, làm đường giao thông, tặng học bổng học sinh nghèo, cứu trợ thiên tai, tặng quà người khuyết tật, khám chữa bệnh cho bệnh nhân nghèo… Trong đó: Phật giáo Nam tông: 24.479.555.000 đồng. Phật giáo Bắc tông và Khất sĩ: 310.240.394.000 đồng.

Dưới sự điều hành của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS nhân sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang khóa IX, nhiệm kỳ 2017-2022 gồm 57 thành viên, Ban Thường trực 25 vị. HT.Danh Đổng, UV Thường trực HĐTS TƯGH được suy cử làm Trưởng ban Trị sự tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực kiêm Trưởng ban Tăng sự do TT.Thích Minh Nhẫn, UV HĐTS TƯGH đảm nhiệm.

Nhằm đào luyện thanh thiếu đồng niên thành Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo. Gia đình Phật tử Kiên Giang có tất cả 15 tự viện có sinh hoạt GĐPT được, gồm : Tp Rạch Giá có 6 đơn vị là: Phật Quang, Bửu Quang, Tam Bảo, Bửu Khánh, Kim Quang và Ngọc Hải. Thị xã Hà Tiên có 2 đơn vị là: Tam Bảo và Thanh Hòa. Huyện An Biên có 2 đơn vị là: Bửu An và Ngọc Hưng. Huyện Tân Hiệp có 1 đơn vị là: Bửu Sơn. Huyện Châu Thành có 02 đơn vị là: Bửu Thọ và Phước Lập (đang hình thành). Huyện đảo Phú Quốc có 1 đơn vị là Sùng Đức (Thị trấn An Thới). Huyện Vĩnh Thuận có 01 đơn vị là: Bửu Liên. Các đơn vị nói trên sinh hoạt dưới sự trách nhiệm trực tiếp của Thầy trụ trì và sự quản lý về chuyên môn của Ban hướng dẫn Phân ban Gia Đình Phật Tử trực thuộc Ban Hướng dẫn GHPGVN tỉnh Kiên Giang.

Đặc biệt trong năm 2018, kết hợp với Ban Thông tin truyền thông tỉnh tổ chức các buổi thuyết giảng truyền hình trực tiếp trên Fanpage Facebook và kênh Youtube Pháp âm Kiên Giang, tạo điều kiện cho Phật tử các giới và khắp nơi đều có thể theo dõi, góp phần đưa Phật pháp lan tỏa càng thêm sâu rộng. Kết quả trong năm qua việc hướng dẫn tín đồ, Phật tử tu học tại các đạo tràng được đi vào ổn định, nề nếp, đúng theo Hiến chương của Giáo hội. Từ kết quả đạt được, Phật giáo tỉnh Kiên Giang tiếp tục phát huy vai trò hướng dẫn các tín đồ, Phật tử tu học theo chánh pháp của Phật giáo và lồng ghép triển khai các luật mới được Nhà nước ban hành nhằm giúp cho tín đồ, Phật tử hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật của Nhà nước.

Năm 2018 công tác Phật sự nổi bậc là hoạt động từ thiện xã hội đạt nhiều kết quả đáng biểu dương như: xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà theo chương trình “An cư lạc nghiệp”, nhà đại đoàn kết, làm cầu đường giao thông nông thôn, ủng hộ quỹ các nguồn quỹ cứu trợ thiên tai lũ lụt…. bao gồm của Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông và Khất sĩ. Tổng trị giá 89.066.327.000 đồng (Tám mươi chín tỷ không trăm sáu mươi sáu triệu ba trăm hai mươi bảy nghìn đồng). Cụ thể:

Với đặc thù của Phật giáo tỉnh, Ban Trị sự cũng đặc biệt chú trọng hỗ trợ hệ phái Nam tông Khmer hoàn thành các mục tiêu về giáo dục, văn hóa, hoằng pháp… để cùng nhau phát triển trong lòng Giáo hội.

Theo thống kê của Giáo hội Phật giáo Kiên Giang đến 2017 thì số lượng Việt kiều là chức sắc, nhà tu hành khoảng 10 vị, tín đồ là Việt kiều về nước tham gia các sinh hoạt tôn giáo tại tỉnh Kiên Giang khoảng 7.000 tín đồ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Kiên Giang tiếp tục phát huy tinh thần phụng đạo yêu nước, thiết thân cùng xã hội, kêu gọi tăng, ni, Phật tử tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ môi trường ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, xây dựng chùa cảnh văn hóa, ủng hộ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Vừa qua Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Kien Giang hửng ứng bằng cách: Xây cầu; xây nhà “An cư lạc

nghiệp”, tặng quà giúp đỡ cho các hộ nghèo, hướng dẫn đạo tràng tu học tinh

tấn, phóng sanh… góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội theo tinh thần “Đạo và Đời”.

Phương hướng hoạt động Phật sự năm 2019, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang đề ra nhiều công tác Phật sự quan trọng như: hướng dẫn các tự viện, tịnh xá, tịnh thất tu học tinh tấn, nghiêm trì giới luật; hoạt động Phật sự đúng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhất là thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định của Chính phủ; tổ chức tốt các sự kiện lớn trong năm, tham gia tốt các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, làm tốt công tác từ thiện xã hội và nhiều hoạt động Phật sự quan trọng khác mà Hội nghị đã đề ra…

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả lần lượt phân tích các khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó nói lên quan điểm của Phật Giáo về Từ thiện, ý nghĩa của Từ thiện đối với người cho và người nhận. Từ đó nói lên chức năng, nhiệm vụ công tác từ thiện của Phật Giáo đối với xã hội.

Ngoài cơ sở lí luận của đề tài, tác giả còn khái quát lịch sử du nhập của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 39)