Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác từ thiện xã hộ

3.2.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý

Làm tốt công tác từ thiện xã hội là góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, do đó cần có những giải pháp hiệu quả quản lý công tác từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang trong thời gian tới cần tập trung:

Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của Chư Tôn đức Tăng ni và Phật tử trong toàn tỉnh Kiên Giang, toàn xã hội về truyền thống nhân ái, sự gắn bó đoàn kết trong cộng đồng. Tích cực góp phần chăm lo đời sống và sức khoẻ của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi công tác Phật sự của Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Kiên Giang và nhiệm vụ kinh tế -xã hội tại địa phương.

Tiếp tục đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động nhân đạo theo hướng xã hội hoá công tác nhân đạo. Tích cực đẩy mạnh các phong trào từ thiện "người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm

việc thiện". Mọi hoạt động của Ban TTXH tập trung trên tinh thần chủ động

và tại chỗ, kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn, công tác vận động quần chúng, sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong tình hình mới, đủ sức làm nòng cốt trên lĩnh vực xã hội nhân đạo. Tránh làm công tác từ thiện một cách tự phát, không có tính thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kịp thời hưởng ứng các các chủ trương phát động, kêu gọi đóng góp của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.

Người đứng đầu các cơ sở tôn giáo có chủ động nắm bắt hoàn cảnh địa phương để hiểu rõ những đối tượng, những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ. Nên chuyên nghiệp hóa công tác từ thiện xã hội, người đứng đầu các cơ sở tôn giáo cần có chuyên môn nghiệp vụ về công tác từ thiện xã hội, cần nắm rõ các chương trình, đề án mà Giáo hội Phật giáo tỉnh kết hợp với Mặt trận tổ quốc tỉnh, cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẩn nhau.

Bên cạnh đó các Tăng, Ni, Phật tử đứng đầu các cơ sở từ thiện xã hội cần được trang bị những kiến thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác từ thiện xã hội để thực hiện công tác đúng quy định.

Không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, sự chỉ đạo hỗ trợ của Ban Từ thiện Trung ương GHPGVN, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kiên Giang. Phát huy có hiệu quả các nguồn viện trợ, các chương trình, dự án trong lĩnh vực nhân đạo, góp phần vào sự phát triển chung của Giáo hội trong hoạt động nhân đạo; nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh nhà. Tiếp tục phát huy tinh thần các công tác TTXH do Ủy ban MTTQ phát động, hưởng ứng cuộc vận động vì người nghèo…

Bên cạnh vận động đóng góp từ thiện các chức sắc cần chú ý đến nguồn tài trợ nhằm mục đích gì? Hiện tại một bộ phận chức sắc, tín đồ Phật giáo Việt Nam đã và đang bị các thế lực chính trị thù địch lợi dụng, lôi kéo đi ngược lại với lợi ích dân tộc làm mất đoàn kết nội bộ Phật giáo, gây phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân. Con đường giúp từ thiện có thể bị thù địch lợi dụng để lôi kéo.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh Kiên Giang và các đoàn thể chính trị xã hội là những thành viên của của hệ thống chính trị, có trách nhiệm cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt công tác tôn giáo theo chức

năng, nhiệm vụ. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội có vai trò trách nhiệm to lớn trong công tác tôn giáo. Cụ thể là: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo khi thực từ thiện.

Phật Giáo Kiên Giang cần đổi mới về tư duy, đổi mới về phương thức, phát triển tính năng từ thiện, mà phải hướng dẫn các đối tượng tiếp nhận từ thiện phát huy nội lực tham gia phát triển kinh tế- xã hội, trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đó cũng tức là góp phần phát huy ảnh hưởng tích của văn hóa, đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội.

Tất cả các chức sắc cần nâng cao nhận thức cho quần chúng tín đồ, tăng cường giáo dục ý thức công dân, nêu cao tinh thần cảnh giác và xây dựng lực lượng cách mạng trong quần chúng tín đồ chức sắc Phật giáo.

Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban ngành với những cơ chế chính sách phù hợp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hướng dẫn Giáo hội Phật giáo các cấp thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, nêu cao tinh thần cảnh giác chống các âm mưu, thủ đoạn lợi dụng Phật giáo và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm bằng luật pháp của Nhà nước. Thực hiện được điều này không những lợi ích quốc gia, dân tộc được bảo đảm mà còn đảm bảo được các giá trị văn hoá, đạo đức của Phật giáo được bảo tồn và phát huy trong quá trình hội nhập của đất nước.

Vì vậy, để có thể phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong Phật giáo, hạn chế những tác động tiêu cực của nó thì Đảng, Nhà nước cần chú trọng củng cố, xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên... trong các vùng tập trung đông đồng bào Phật giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phật giáo Kiên Giang đối với công tác từ thiện xã hội giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 70)