Vị tríc ủa đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954 trong lịch sử đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 83 - 100)

hành văn tự Việt Nam

Đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954 nằm trong giai đoạn chuyển biến lớn về bối cảnh ngữ văn Việt Nam: chữ Quốc ngữ dần phổ biến và chữ Hán, chữNôm ngày càng ít được sử dụng. Điểm đáng chú ý của các văn bản đa hành văn

tự Phật giáo giai đoạn này là sự xuất hiện của chữ Quốc ngữ đứng song song với chữ Hán và chữ Nôm.

Đối với lịch sửđa hành văn tự trong các văn bản Phật giáo nói riêng và các văn

bản ngữ văn Việt Nam nói chung các xuất bản phẩm mới trong giai đoạn 1924 – 1954 ở miền Bắc có thay đổi đáng chú ý so với quá khứ:

Về mục đích in ấn: Trước đây, việc giải âm các bản kinh chữ Hán của các tu sĩ có uy tín trước hết là để “便初機學問” (tiện cho học vấn của bậc sơ cơ) như hòa thượng Phúc Điền đã nói, các bản kinh đó cũng có thể sử dụng để giảng nghĩa cho tín đồ Phật tử bình dân, bênh cạnh việc tụng đọc nguyên bản chữ Hán. Bên cạnh các

kinh điển, rất nhiều sách Phật giáo tồn tại hiện tượng song hành văn tự Hán – Nôm là các sách dậy luật, uy nghi, quy tắc ứng xử trong chùa dành cho bậc sơ cơ xuất gia, ví dụ như: Giải Sa di giới luật, Giải Phật tổ tam kinh của Minh Châu Hương Hải;

Quy Sơn cảnh sách, Sa di sớ, Thiền lâm bảo huấn, Hộ pháp luận của Phúc Điền,

Quy Sơn cảnh sách văn của tiểu sĩ Chính Đại, Tì ni Sa di Uy nghi Cảnh sách toàn tập của Hoằng Ân Minh Khiêm… Sang tới giai đoạn đầu thế kỉ 20, các sách Phật

giáo đa hành văn tự có chữ Quốc ngữ được xuất bản chủ yếu là các bộ kinh tụng phổ thông như Dược sư, Ngũ bách danh, Di Đà, Kim Cương, Đại bi chú… Cách sách vở về luật nghi chưa được phiên dịch ra Quốc ngữ và trình bày bằng nhiều loại

văn tự khi xuất bản. Từ đó có thể thấy được nhóm sách đa hành văn tự của Phật

giáo giai đoạn 1924 – 1954 ở miền Bắc chủ yếu hướng tới mục đích truyền bá kinh

điển, hướng đối tượng tín đồ bình dân trong phong trào chấn hưng Phật giáo, các sách phục vụ cho mục đích giáo dục luật nghi cho hàng xuất giao chưa được xuất bản dưới hình thức đa hành văn tự. Quy cách làm các sách đa hành văn tự của giai

đoạn chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ 20 đã để lại ảnh hưởng trong sựra đời của các xuất bản phẩm tương tự cho tới ngày hôm nay. Tuy nhiên, nếu như ở đầu thế kỉ 20

các sách đa hành văn tự chủ yếu hướng mục đích truyền bá kinh điển nhờ chữ Quốc ngữ, thì cho tới ngày nay các sách đa hành văn tự lại chủ yếu là giáo cụ giảng dạy chữ Hán và giáo lý trong các trường Phật học với nguyên văn chữ Hán đi kèm với chữ Quốc ngữ, trong bối cảnh chữ Quốc ngữ đã là loại văn tự chính thức ở Việt Nam.

Về kĩ thuật in ấn, các văn bản đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn này vẫn tồn tại song song hai cách in: in ván dàn trang dọc truyền thống, và in bằng máy dàn

trang ngang. Xu hướng chung của sựthay đổi kĩ thuật in ấn giai đoạn này là chuyển dần từ in ván sang in máy, tạo ra hình thức mới cho các xuất bản phẩm và phù hợp

hơn với việc đọc chữ Quốc ngữ.

Về số lượng các trường hợp đa hành văn tự: Từ chỗ chỉ có trường hợp song hành Hán – Nôm, đa hành văn tự Phật giáo miền Bắc giai đoạn 1924 – 1954 đã bổ

sung nhiều trường hợp đa hành Hán – Quốc ngữ(đối phiên, dịch, phiên – dịch), và Nôm – Quốc ngữ. Sự xuất hiện của những hiện tượng này chứng tỏ nhu cầu sử dụng ngôn ngữ bản địa, văn tự ghi ngôn ngữ bản địa trong các xuất bản phẩm ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện sự thích nghi của Phật giáo với

những sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, đa hành văn tự Phật giáo miền Bắc giai

đoạn này chưa xuất hiện những văn bản có hiện tượng tam hành Hán – Nôm – Quốc ngữnhư ở miền Trung.

Về hình thức trình bày: các bản in đa hành văn tự Phật giáo trong giai đoạn

đầu thế kỉ 20 có những thay đổi căn bản so với các bản in cùng loại trong quá khứ.

Trước đây, các bản in, sự kết hợp về mặt hình thức trình bày giữa chữ Hán và chữ

Nôm trong một văn bản song hành văn tự có thể xảy ra theo các trường hợp sau: “tách biệt cột Hán với cột Nôm theo chiều phải - trái (Phật thuyết) hoặc chiều trên –

dưới (Tam tự kinh), cũng có thể xen kẽ từng đoạn ngắn (chưa thành câu) chữ Hán với chữ Nôm (Tân biên Truyền kỳ mạn lục), cũng có thể trình bày hết nội dung chữ

Hán rồi mới đến nội dung văn Nôm (Nghĩ thuật nhất gia độc pháp)”. 71

Trong giai đoạn 1924 – 1954, các văn bản đa hành văn tự Phật giáo có các

trường hợp song hành Hán – Quốc ngữ và Nôm – Quốc ngữ. Sự kết hợp về mặt hình thức giữa chữ Quốc ngữ cùng chữHán, Nôm cũng lặp lại một số trường hợp

như trên, đồng thời cũng có những bố cục mới.

Ở nhóm song hành Hán – Quốc ngữ đối phiên có các dạng kết hợp như sau:

- Tách biệt cột Hán với cột Quốc ngữ theo chiều trái – phải: xuất hiện ở những

văn bản in ván truyền thống (Khóa lễ sám nguyện tịnh độ, Ngũ bách danh, Duy thức tam thập luận tụng), hoặc những bản in dàn trang dọc theo lối in mới (Kinh Dược sư, Từ bi tam muội thủy sám, Địa tạng…).

- Tách biệt dòng Hán và dòng Quốc ngữ theo chiều trên – dưới: xuất hiện ở

những văn bản in theo công nghệ mới dàn trang ngang:

Ở nhóm song hành Hán – Quốc ngữ phiên – dịch, bố cục các phần của sách có thểđược kết hợp bằng cách

71 Nguyễn Tuấn Cường (2016), “Hiện tượng song tồn văn tự Hán - Nôm trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam” (Script Co-existence of Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts), 「ベトナム古典文献における漢字・チュノム文字双存現象」(Script Co-existence of Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts),「漢字文化圏の100年+」国際シンポ ジウム, 日本富山大学, 2016年11月27日 (paper for International Symposium100+ Years of Sinograph Cosmopolis, Toyama University, Japan, Nov. 27, 2016).

- Đóng chung một nửa là song hành đối phiên (dàn trang dọc) với một nửa là bản dịch Quốc ngữ (dàn trang ngang): Phẩm Phổ Hiền, Khóa lễ xám nguyện, Thủy xám giảng nghĩa. Trong văn bản chúng tôi trực tiếp tiếp cận được là Phẩm Phổ Hiền thì nửa đối phiên được in ván trên giấy dó, văn bản này được in khá muộn vào năm 1951 nhưng vẫn giữphương pháp in ván.

- Bố cục xen kẽ giữa các đoạn chữ Hán và chữ Quốc ngữ, dàn trang ngang, trong

đó chữ Hán và phiên âm Hán Việt được đặt trước bản dịch: Bát nhã tâm kinh giảng nghĩa, Duy thức tam thập luận tụng, cácbài giảng kinh trênĐuốc Tuệ.

- Bố cục xen kẽ giữa các đoạn chữ Hán và chữ Quốc ngữ, dàn trang ngang, trong

đó chữ Hán và phiên âm Hán Việt được đặt trước bản dịch: Kinh Diệu pháp liên hoa – Như Lai thọ lượng phẩm thứ 16 (đây là văn bản được in muộn nhất, 1953).

Trước đây, trong các văn bản song hành Hán – Nôm, vềtương quan kích thước giữa chữ Hán và chữ Nôm “trong tuyệt đại đa số các trường hợp, phần chữ Hán

thường được viết to hơn phần chữ Nôm, chữ Hán được đặt ở vị trí trung tâm và trang trọng hơn chữ Nôm”.72 Cả chữ Hán và chữ Nôm đều là văn tự khối vuông, từ góc độ thư pháp thì chúng đều chiếm một không gian vuông hoặc chữ nhật đứng trên bề mặt chất liệu chứa nó. Trong khi in khắc kinh sách, kích thước tối đa của chữ Hán và chữ Nôm đã bị quy định bởi tờ mẫu viết chữ. Vì vậy, so sánh kích

thước của chữ Hán và Nôm trong văn bản tức là so sánh không gian vuông hoặc chữ nhật đứng mà nó chiếm chỗđã được quy định sẵn thống nhất trong cảvăn bản. Một yếu tố khác cần chú ý về không gian trong trang sách cổ là chữ Hán và chữ Nôm được khắc in theo chiều dọc nên sự liên kết theo cột dọc của các con chữđược

chú ý hơn sự liên kết theo chiều ngang.73 Trong các văn bản Phật giáo cổ thì sự ngăn cách giữa các cột được tạo ra bởi những đường kẻ dọc chạy dài cả trang sách.

72 Nguyễn Tuấn Cường (2016), “Hiện tượng song tồn văn tự Hán - Nôm trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam” (Script Co-existence of Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts), 「 ベト ナム古典文献における漢字・チュノム文字双存現象」 (Script Co-existence of Sinographs and Nôm Script in Vietnam’s Classical Texts),「 漢字文化圏の100年+」 国際シンポジウム, 日本富山大学, 2016年11月27日 (paper for International Symposium100+ Years of Sinograph Cosmopolis, Toyama University, Japan, Nov. 27, 2016).

73 Sự liên kết theo chiều dọc của các con chữ đáp ứng sự liền mạch của nội dung và yếu tố thẩm mỹ, trong khi sự liên kết theo chiều ngang chỉ đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.

Ảnh 16: Ván in tờ khung viết chữ khắc in Giải oan khoa (ván chùa Vĩnh Nghiêm). Mỗi bộ sách khi in sẽ có một ván in khung viết chữ như thế này, khiến cho kích thước chữ của cả

văn bản được thống nhất.

Khác với chữ Hán và chữ Nôm thì chữ Quốc ngữ lại chiếm không gian theo chiều chữ nhật nằm ngang Độ dài của một tổ hợp chữ Quốc ngữ ghi một âm tiết

cũng dài ngắn tùy theo số con chữ tham gia vào, còn độ cao của chữ thì ổn định trong cả văn bản. Với đặc trưng như vậy, chữ Quốc ngữ phù hợp để viết và in ấn theo chiều ngang hơn là chiều dọc. Sự khác biệt này đã dẫn tới những hiện tượng hình thức mới trong các văn bản đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954:

- Ởcác văn bản đối phiên dàn trang dọc: sự bố cục xen kẽ giữa một cột chữ Hán và một dòng chữ Quốc ngữđã tự tạo ra sự phân tách về mặt hình thức giữa các cột,

nên các đường kẻ dọc không cần được sử dụng nữa. Kích thước của chữ Hán và chữ

Quốc ngữ được bố trí tương đương nhau, sao cho chiều ngang của chữ Hán sẽ tương ứng với chiều ngang của chữ Quốc ngữ. Tương quan kích thước này khiến cho chiều cao của chữ Quốc ngữ thấp hơn chữ Hán, nhưng chiều rộng giữa các cột chữ bằng nhau và sẽ khiến cho trang sách có bố cục cân đối. Trong các văn bản mà chữ Quốc ngữđược in hoa (in ván) và in thường (in kẽm) thì tương quan kích thước

này đều được đảm bảo.

- Ở các văn bản dàn trang ngang (cả đối phiên và phiên – dịch): Các văn bản thuộc nhóm này đều là các bản in kẽm. Khác với công nghệ in ván khi những người chế tạo ván in có thể chủ động tăng giảm kích thước chữ, trong công nghệ in kẽm

về sắp khuôn. Kích thước chữ Hán và chữ Quốc ngữ trong các bản in dàn trang

ngang đều nhỏ hơn so với trong các bản in dàn trang dọc. Trong dòng chữ Hán, những chữ Hán cách nhau khá xa để đảm bảo một chữ Hán sẽ tương ứng với một chữ Quốc ngữở liền dưới chân dù cho chiều dài của tổ hợp chữ quốc ngữdài hơn

chiều ngang chữ Hán, và nhìn tổng thể cả trang sách thì chữ Hán vẫn thẳng nhau cả

hàng ngang và hàng dọc.

Khái quát lại, hình thức trình bày các văn bản đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954 phản ánh sự giao thoa giữa tư duy sử dụng chữ Hán và chữ latin (Quốc ngữ) ở nước ta đầu thế kỉ 20. Hình thức dàn trang dọc của sách chữ Hán vẫn được bảo lưu trong các sách song hành Hán – Nôm đối phiên, một số đoạn chữ Hán trên

Đuốc Tuệ, trong sách song hành Nôm – Quốc ngữ. Bên cạnh đó, tư duy sử dụng chữ latin cũng đã cũng đã khá phổ biến với việc nhiều văn bản có chữ Hán cũng được dàn trang ngang, và sử dụng nhiều loại dấu câu trong văn bản. Nếu như trước

đây trong một văn bản song hành văn tự thì chữ Hán có kích thước lớn, được xếp lên trên, và giữ vị trí chủ đạo, thì ở trong các văn bản đa hành văn tự Phật giáo đầu thế kỉ 20 các loại văn tự tham gia vào văn bản có vị trí tương đương nhau: kích thước chữ Hán hoặc Nôm và Quốc ngữtham gia vào văn bản lớn gần bằng nhau, và

được bốtrí đểđảm bảo tính cân đối của trang sách. Trong đa sốcác văn bản dịch và giảng nghĩa kinh điển, phần chữ Hán cùng phiên âm Quốc ngữ vẫn được đưa lên trước bản dịch Quốc ngữ, nội dung chữ Hán vẫn được coi như một nội dung quan trọng và cần được giảng nghĩa (tương tựnhư các bản dịch Phật giáo song hành Hán – Nôm trước đây). Tuy nhiên, ở một văn bản xuất hiện muộn là Kinh Diệu pháp liên hoa Như Lai thọ lượng – phẩm thứ 16 (1953) thì bản dịch Quốc ngữđã được đưa

lên trên phần chữ Hán và phiên âm. Có thể nhận thấy từ hình thức các văn bản đa hành văn tự Phật giáo giai đoạn 1924 – 1954 rằng chữ Quốc ngữ cũng có vai trò tương đương, thậm chí quan trọng hơn chữ Hán trong các văn bản này.74 Điều đó

phản ánh vai trò quan trọng của chữ Quốc ngữ đối với các văn bản Phật giáo và

74 Ngoài vai trò tương đương về hình thức với chữ Hán, thì về nội dung, chữ Quốc ngữ còn được sử dụng cho phần mở đầu, bài tựa, thông tin xuất bản… thay vì chữ Hán.

hoạt động hoằng pháp của Phật giáo từ đầu thế kỉ 20, cũng như dự báo trước sự

chiếm ưu thế của chữ Quốc ngữ so với chữ Hán trong các văn bản Phật giáo của

giai đoạn sau.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in Phật giáo miền Bắc giai

đoạn 1924 – 1954 đã được phân tích ở từng trường hợp đa hành với những tài liệu

tương ứng. Với số tư liệu tìm được (35 đầu sách, 1 tờ bướm 4 bộ ván, 55 số báo

Đuốc Tuệ), hiện tượng đa hành văn tự ở bản in Phật giáo có thể phân làm 2 nhóm với 4 trường hợp song hành văn tự: Hán – Quốc ngữ( đối phiên, phiên – dịch, dịch) và Nôm – Quốc ngữ.

Ở nhóm song hành Hán – Quốc ngữ, trường hợp đối phiên và phiên – dịch xuất hiện khá phổ biến, phục vụ cho nhu cầu đọc tụng và tìm hiểu kinh điển đối với cả tu

sĩ và tín đồ bình dân. Ở nhóm tư liệu đối phiên, hiện tượng lệch chuẩn chính tả

(nhất là lệch chuẩn phụâm đầu ch/tr, d/r/gi, x/s…), phiên âm thuật ngữ khác với âm Hán Việt xuất hiện khá phổ biến. Những hiện tượng đó phản ánh đặc trưng chữ ghi âm bằng chữ Quốc ngữđương thời của miền Bắc, thói quen phát âm các thuật ngữ

Phật giáo, cũng như những tiếp xúc mới mẻ của Phật giáo Việt Nam với những nguồn tài liệu ngoài Hán tạng. Trường hợp song hành phiên dịch với một bản dịch Quốc ngữ chủ yếu thuộc hình thái dịch ngữnghĩa, thoát khỏi thói quen dịch thuật từ

Hán sang Nôm trong quá khứ, giúp cho độc giả có thể hiểu rõ được nghĩa lý kinh điển.

Ở nhóm song hành Nôm – Quốc ngữ, số văn bản xuất hiện tuy không nhiều

nhưng cho thấy sự phổ biến và ưu thếhơn của chữ Quốc ngữ so với chữ Nôm ở nửa

đầu thế kỉ 20, đồng thời cũng dựbáo được sự thay thế hoàn toàn của chữ Quốc ngữ đối với chữ Nôm ở Việt Nam kể từgiai đoạn nửa sau thế kỉ này.

Đối với lịch sửđa hành văn tự Việt Nam, các văn bản đa hành văn tự Phật giáo 1924 – 1954 đã có nhiều đóng góp mới về mục đích in ấn, kĩ thuật in ấn, sốlượng

đổi về hình thức trình bày, đã báo hiệu trước sự thay thế của chữ Quốc ngữđối với chữHán trong các văn bản Phật giáo giai đoạn sau.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 83 - 100)