Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 33)

1.3 Những yếu tố tác động tới ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20

1.3.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 20

Tới đầu thế kỉ 20, Phật giáo ở Việt Nam ở trong tình trạng suy đồi. Một bộ

phận Tăng già không có đường lối tu hành rõ ràng và xuống cấp về đạo hạnh. Sự

chia rẽ giữa các sơn môn trở nên trầm trọng. Điều này được phản ánh trong nhiều

phát ngôn trên báo chí đương thời. Ởđây trích dẫn 1 ví dụ tiêu biểu:

“Than ôi, nói thì không nỡ, mà không nói thì không đành. Cái ngọn lửa Phật pháp phập phù le lói, cho tới ngày nay, chỉ còn cái xác sơn môn mà cái hồn sơn môn như

mất hẳn, chỉ còn cái tiếng Tăng mà cái thực Tăng hầu như không có. Mỗi một sơn

môn chia lìa xẻ rẽthành năm bảy chục sơn môn khác. Mà trong một sơn môn ngoài sự

lễ bái quan hệ, đi lại thù ứng với nhau, cũng chẳng có kỉ luật chung gì phải giữ, chẳng có lãnh tụ chung nào phải phục tùng. Cứ ai ở chùa nào biêt chùa ấy, thân ai nấy lo, việc ai nấy làm, quy luật Thiền gia, ai tuân thủ hay là không tuân thủ, chẳng có ai đốc thúc ai kiểm xét, ai củ chính được ai. Các vịđại đức, các vịtrưởng lão cũng chẳng có pháp lực gì đối với sư bác, sư ông. Người có học lực, có giới hạnh với người không giới hạnh cũng chẳng hơn kém gì nhau miễn ai khéo luồn lỏi, xu phụ thì được địa vị

tốt, bổng lộc nhiều, ai mà vụng luồn cạnh chiều lòng thì phải địa vị xấu, bổng lộc kém. Chữ thánh hiền chúng vùi sâu xuống đất, nghĩa lục hòa lại biến ra tro, thậm chí đến nỗi giành chùa giành chỗ, ghen ghét cùng nhau, khích bác cùng nhau, oán phẫn cùng

nhau. Người lớn không thương yêu người nhỏ, người dưới không kính nể người trên.

Người có không giúp đỡngười không, người khôn không bảo ban ngời dại, người đắc thời đắc vị không bênh vực người cô cùng hèn yếu, người lão thành tôn trưởng không

trông nom người nhỏ bé thơ ngây, đối đãi với nhau cũng bỉ thử nhân ngã quá kẻ Việt

32 Nguyên chú: Theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ Bắc kỳ đọc trước hội nghị giáo khoa toàn quốc họp tháng 7/1944.

33 Những thông tin cụ thể về hoạt động của Hội truyền bá Quốc ngữ xin xem trong: Vương Kiêm Toàn, Vũ Lân (1980), Hội truyền bá quốc ngữ: Một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ 1938 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội

người Tần, gặp sựu khốn ách hoạn nạn của nhau cũng cái lối làng xóm cháy nhà mà bằng chân như vại. Những xú kịch, thảm kịch đáng thương, đáng bi xảy ra thường

thường, không sao kể xiết.” [6, tr. 42 - 43]

Đang khi Phật giáo trong nước lâm vào cảnh suy thoái như trên, tín đồ Phật giáo Việt Nam lại được tác động bởi các hoạt động chấn hưng Phật giáo ở nhiều nơi

trên thế giới như: phong trào Phật giáo Ấn độ được khởi xướng bởi cư sĩ David

Hewavitarane,34 cuộc vận động chấn hưng Phật giáo Trung Quốc do đại sư Thái Hư35

dẫn đầu…

Trong giai đoạn đầu những năm 1920 tới 1945, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi xướng ở Nam Kì năm 1923 rồi nhanh chóng lan tỏa khắp cả nước, tạo thành một phong trào lớn giai đoạn những năm 1923 - 1945. Điểm

đáng chú ý của cuộc chấn hưng Phật giáo này là các lực lượng Phật giáo đã thành

lập các tổ chức giáo hội để hoạt động, và lập cho mình những tờ báo làm cơ quan

ngôn luận:

Bảng 1.6 : Các tổ chức và tạp chí Phật giáo trong phong trào chấn hưng Phật giáo (trước 1945)36

Nam Kì Trung Kì Bắc Kì

Tổ chức Phật giáo - Hội Lục Hòa Liên Hiệp (1923) - Thích Học Đường và Phật Học Thư Xã (1928) - Hội Nam Kì Nghiên Cứu Phật Học (1930) Hội An Nam Phật Học (1932) Hội Phật giáo Bắc Kì (1934)

Cơ quan ngôn luận Tạp chí Từ Bi Âm (ra

mắt ngày 1/3/1932)37 Tạp chí Viên Âm (ra

mắt ngày 1/12/1933) Tạp chí Đuốc Tuệ (ra mắt ngày 10/12/ 1935)

34Cư sĩ David Hewavitarane sau này là đại đức Dharmapala. Ông đã trùng tu lại nhiều Phật tích quan trọng, lập hội Mahabodhi Society, xuất bản tạp chí Phật học và thành lập trung tâm Phật học và tu viện Phật giáo.

35 Đại sư Thái Hư: thành lập tạp chí Giác xã năm 1918 (sau đổi thành Hải Triều Âm), thanh lập Hội Chính Tín Phật giáo (1920), thành lập Viện Phật học Vũ Xương (1922). Dưới ảnh hưởng của hòa thượng Thái Hư, các Phật học viện được thành lập ở nhiều nơi khắp lãnh thổ Trung Quốc. Trên phương diện quốc tế, hòa thượng Thái Hư đã tổ chức Hội nghị Phật giáo thế giới tại Lô Sơn – Trung Quốc (1924); Hội nghị Phật giáo Đông Á ở Tokyo – Nhật Bản (1925); góp phần thành lập Hội phật học ở nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan v.v…; và thành lập ra tổ chức Liên hiệp Phật giáo quốc tế tại Nam Kinh.

36 Các thông tin trong bảng này được tổng hợp từ: Nguyễn Lang (2014), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 759 – 761.

37

Sau năm 1945, các tổ chức của tănggià và cư sĩ cũng được tổ chức lại và thành lập mới ở cả ba miền. Điểm đặc biệt của sinh hoạt Phật giáo sau năm 1945 là bên

cạnh các tổ chức giáo hội cho tu sĩ thì những tổ chức của Phật tử tại gia cũng được

ra đời:

- Ở miền Trung, Sơn Môn Tăng Già được thành lập ở Huế năm 1947, trụ ở đật ở chùa Linh Quang, suy tôn hòa thượng Tịnh Khiết làm Pháp chủ. Hội Việt Nam Phật Học (tiền thân là hội An Nam Phật Học) đã thiết lập được cơ sở vững vàng trong vòng một năm (1948 – 1949).

- Ở miền Bắc, Hội Tăng Ni Chỉnh Lý Bắc Việt được thành lập năm 1949 tại chùa Quán Sứ, hòa thượng Tố Liên được bầu làm hội trưởng. Tới 9/1950, hội được đổi tên thành Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt. Các tổ chức cho cư sĩ Phật tử cũng được tổ chức ở miền Bắc là hội Việt Nam Phật giáo (thành lập tại chùa Quán Sứ) và hội Phật Tử Việt Nam (thành lập tại chùa Chân Tiên).

- Ở miền Nam, tới tháng 6/1951, Giáo Hội Tăng Già Nam Việt đã được thành lập, trụ sở đặt ở chùa Ấn Quang. Trước đó, Hội Phật Học Nam Việt đã được thành lập tháng 2/1951, là tổ chức sinh hoạt của cư sĩ miền Nam.

Khi cả ba miền của nước ta đã có các tổ chức của tăng già và cư sĩ Phật tử, một tổ chức Phật giáo thống nhất của cảnước đã được thành lập tại Huếnăm 1951, lấy tên là Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.

Đánh giá về phong trào chấn hưng Phật giáo này, Nguyễn Lang cho rằng cuộc vận động chấn hưng Phật giáo ở cả ba miền nước ta nửa đầu thế kỉ 20 đã đạt

được thành tựu ở một sốphương diện: Phật học, đào tạo tăng tài, văn hóa, chính trị. Riêng vềphương diện Phật học, các tổ chức Phật giáo đã xuất bản được nhiều tạp chí Phật học bằng Quốc ngữ, xuất bản được nhiều kinh sách chữ Quốc ngữ, tổ

chức các buổi giảng giúp đại chúng làm quen và hiểu Phật pháp, quy tụ được nhiều học giảvà nhà văn nghiên cứu Phật học.38

1.3.2.2. Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc nửa đầu thế kỉ 2039

Cuộc vận động chấn hưng Phật giáo miền Bắcđã được bắt đầu từ thập niên 1920 bằng những lời kêu gọi trên báo chí và những hoạt động thực tế của các tu sĩ,

trí thức và Phật tử bình dân.

Trên lĩnh vực báo chí, một số tờ báo ở miền Bắc đã đăng tải những bài viết và ý kiến tranh luận về công cuộc chấn hưng Phật giáo. Bài báo đầu tiên được đăng tải trên Khai Hóa Nhật Báo ngày 16.1.1927 của tác giả “Tỉ khiêu biệt tự Lai”40 có tựa

đề “Về việc chấn hưng Phật giáo”. Trong bài báo này, tác giả đã kêu gọi 3 việc cần

làm để chấn hưng Phật giáo và kêu gọi mọi người cùng nhiệt tâm góp sức xây dựng lại đạo pháp. Tới ngày 28/1/1927, cũng trên báo Khai Hóa, tác giả Tâm Lai đã sửa lại chương trình cải cách Phật giáo thành 7 điều:

- Lập ra giảng đàn ở các chùa

- Dịch kinh sách Phật chữ Hán ra Quốc ngữ[tác giả luận văn nhấn mạnh] - Dịch kinh sách Phật bằng chữ Tây ra Quốc ngữ

- Lập thư viện ở các chùa

- Lập ở cạnh mỗi chùa một nhà nuôi kẻ khó

- Lập ra trong mỗi nhà nuôi kẻ khó ở một chỗ nuôi trẻ mồ côi - Lập nhà phát thuốc làm phúc và nuôi người tàn tật [8, tr. 32 – 36]

Ý tưởng về việc chấn hưng Phật giáo của tỉ khiêu Tâm Lai nhận được sựhưởng

ứng, và bổ sung của nhiều người thể hiện trong các bài đăng trên báo Khai Hóa và Đông Pháp lúc đó.

Việc thành lập một giáo hội chung đã được tu sĩ Thích Trí Hải (Mai Xá – Hà Nam) vận động từnăm 1924, nhưng sau 6 năm không đạt nhiều kết quả. Trước tình

hình đó, ông cùng một số tu sĩ trẻ tuổi thành lập ra Lục Hòa Tịnh Lữ để khuyến khích giúp đỡ nhau vềđường tu học; và giúp đỡ nhau trong các công việc cần thiết. Tới năm 1932, tu sĩ Trí Hải đã chủ trương thành lập Phật Học Tùng Thư vào cuối

39 Thông tin cụ thể về việc vận động thành lập Hội Phật giáo Bắc Kì nói chung và hoạt động của hòa thượng Trí Hải nói riêng xin xem trong : Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924 – 1954), Nxb Tôn giáo, Hà Nội; và Thích Trí Hải (2004), Hồi kí thành lập Hội Việt Nam Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

năm 1932 nhằm biên dịch kinh sách Phật giáo Hán ngữ ra Quốc ngữ để in ấn và truyền bá rộng rãi, đợi khi đủ nhân duyên sẽ thành lập hội Phật giáo. Tới năm 1934,

Phật học Tùng thư chuyển tới hoạt động ở chùa Quán Sứ. Tổ chức này đã vận động nhiều tu sĩ và trí thức uy tín thành lập Hội Phật giáo Bắc kì ngày 16/11/1934.

Trong đại cương điều lệ, những người sáng lập hội đã xác định mục đích của Hội là:

“ 1. Truyền bá giáo lý của đức Phật và thực hành những lời Phật dạy. 2. Lập các trường học.

3. Phiên dịch kinh sách ra quốc ngữ.

4. Xuất bản kinh sách, báo chí. [tác giả luận văn nhấn mạnh] 5. Diễn giảng.

6. Tổ chức cúng dường Tam bảo và làm các việc phúc thiện như lập nhà thương,

nhà bảo cô, nhà dưỡng lão, cứu giúp những người gặp tai nạn và lập nghĩa địa v.v…” [13, tr.20].

Trong giai đoạn 1934 – 1945, Hội Phật giáo Bắc Kì đã tiến hành được nhiều công việc quan trọng để tạo ra sức sống cho Phật giáo miền Bắc:

- Về công tác in ấn xuất bản: tháng 5/1935, báo Đuốc Tuệ xuất bản số đầu tiên.

Trong vòng 10 năm (tới tháng 8/1945), báo Đuốc Tuệ là cơ quan ngôn luận chính thức của Hội Phật giáo Bắc Kì với nhiều cây bút bền bỉ như Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha… Sau báo Đuốc Tuệ, nhà in Đuốc Tuệcũng ra đời vào cuối năm 1935, xuất bản sách vở phục vụ cho việc hoằng pháp. - Về giáo dục: Hai lớp tiểu học được duy trì ở chùa Cao Phong (Phúc Yên) và chùa

Côn Sơn (Hải Dương). Lớp trung học được mở tại chùa Quán Sứ. Tại chùa Bằng Sở (Hà Đông), lớp Đại học được khai giảng. Ở chùa Bồ Đề (Gia Lâm), một trường Ni học được thành lập đểđào tạo nữtu sĩ.

- Một số công việc khác như nhận thêm các chùa để tu sửa làm nơi sinh hoạt, kiến thiết chùa Quán Sứ, mở trường học Phổ Quang, mởnghĩa trang…

Sau một giai đoạn gián đoạn hoạt động từ tháng 8/1945, tới năm 1949 thì các tổ

trong hoàn cảnh chiến tranh. Các kinh sách do những tổ chức này biên soạn vẫn

được xuất bản cho tới năm 1953.

Trong công cuộc chấn hưng Phật giáo, việc sử dụng chữ Quốc ngữ là công cụ hoằng pháp được bàn tới từ rất sớm và được triển khai tích cực. Chủtrương của nhà sư Tâm Lai năm 1927, và đại cương điều lệ của Hội Phật giáo Bắc Kì được trích dẫn ở trên đã đề cập tới công việc này. Tác giả Thiện Chiếu trên báo Đông Phápcũng kêu gọi dịch kinh sách ra chữ Quốc ngữtrước tình trạng Hán học đã “hồi

hưu”:

“Từ khi nước ta có Phật giáo cho đến cuối thế kỉ XIX, chẳng luận nước ta nội thuộc

hay là được độc lập tự chủ, Phật giáo cũng cứ ở yên trong cảnh giới chân như, chẳng hề giảm sắc chút nào. Ấy cũng bởi một là nước ta đồng văn đồng giáo với Tàu, hai là lịch triều ta đều sùng thượng Phật giáo cả. Cho nên khi kinh Phật tuy là không dịch ra tiếng ta mặc lòng, song Hán học được thịnh hành chừng nào, thời Phật giáo càng vững bền, càng bành trướng mãi ra chừng ấy. Vậy thời Hán học há chẳng phải đại công thần của Phật giáo nước ta trong suốt mười lăm mười sáu thế kỉnay đó sao?

Từkhi nước Pháp sang bảo hộ nước ta, đen tân văn hóa, tân học thuật v.v… ban bố

cho ta, quốc dân ta đều khuynh hướng về tân học, thì tự nhiên Hán học phải hồi hưu, ấy là thời kì Phật giáo nước ta suy đồi vậy.

Dịch kinh Phật ra tiếng ta, để cho Phật giáo ởnước ta sau này khỏi sợđến thất nguyên.” [8, tr. 15 - 17]

Trước đó, khi vấn đềnày chưa được đặt lên báo chí, chủtrương dùng chữ Quốc ngữ để hoằng pháp đã được một số tu sĩ âm thầm thực hiện, ví dụ như thiền sư Từ

Phong ở chùa Giác Hải (Chợ Lớn) từ năm 1922 đã cho xuất bản bộ Quy Nguyên Trực Chỉ do ông tự tay phiên dịch ra quốc ngữ [18, tr. 756], sự cụ Phương Lăng

(Thủy Nguyên – Kiến An) “đã hợp đồng với chư tăng đồng chí, dịch được bốn bộ

kinh rất có giá trị trong đạo Phật: 1) Báo Ân kinh 2) Hiền ngu kinh 3) Pháp Hoa kinh 4) Hoa Nghiêm kinh ra chữ quốc ngữ” .” [8, tr. 136], Thanh Quán thượng nhân

ởchùa Trường Tín (Hàng Chuối – Hà Nội) dịch bộ kinh Hiền ngu ra quốc ngữ [8, tr. 166]…

Tới khi Hội Phật giáo Bắc Kì ra đời năm 1934, Hội đã tích cực đẩy mạnh việc truyền bá Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ thông qua các kênh báo chí, sách vở và giáo dục.

Trong lĩnh vực báo chí, tờ Đuốc Tuệ ra đời năm 1935 với sứ mệnh là cơ quan

ngôn luận của Hội. Trước nhiệm vụ phổ biến giáo lý cho đông đảo quần chúng một

cách đúng đắn, báo Đuốc Tuệ đã lựa chọn chữ Quốc ngữ làm công cụ chính và tuyên bốđiều này ngay ở sốbáo đầu tiên:

“Vậy làm thế nào mà hiểu được đạo cho rành, làm được đạo cho đúng bây giờ? Lẽ tất nhiên là phải tìm ởtrong kinh điển về Phật giáo mà xiển phát tuyên dương ra. Nhưng các kinh điển về Phật giáo sâu như bể, rậm như rằng, không phải dễ dàng mà linh ngộ được. Vả những kinh điển ấy vốn là chữ Phạn mà dich ra chữ Nho; bây giờ chữ Nho

ngày càng ít người học, ít người thông thì làm sao mà nghiên cứu những kinh điển về

Phật giáo bằng chữNho được. Báo Đuốc Tuệ chính là ứng phó với sự nhu cầu đó. Báo Đuốc Tuệ sẽđem những kinh điển về Phật giáo mà dần dần giảng diễn, dịch thuật hết ra quốc ngữ một cách rất là minh bạch tỏtường. [8, tr. 374].

Trong 10 năm hoạt động, báo Đuốc Tuệ đã cụ thể hóa tuyên bố này bằng nhiều bài giới thiệu, phân tích kinh Phật, hoặc những bản dịch kinh Phật ra chữ Quốc ngữ có nguyên văn chữ Hán kèm theo…

Trong lĩnh vực giáo dục, môn học Quốc ngữ được đưa vào cả 10 năm học của ba hệ Tiểu học và Trung học và Đại học trong hệ thống trường Phật học của Hội Phật giáo Bắc kì mở ra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 33)