Lý giải sự ra đời của các tư liệu Phật giáo đối phiên Hán – Quốc ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 67 - 69)

2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ

2.2.1.3. Lý giải sự ra đời của các tư liệu Phật giáo đối phiên Hán – Quốc ngữ

Như ở phần trên, từ hiện tượng không phiên âm các câu hướng dẫn nghi lễ,

chúng tôi đã nhận định các văn bản đối phiên được ra đời để sử dụng trong các nghi lễ tụng niệm của Phật giáo trong bối cảnh chữ Quốc ngữđã trở nên thông dụng. Từ

những cứ liệu khác, lý do lý giải sự ra đời của nhóm tư liệu này có thể trở nên rõ

Tới đầu thế kỉ 20, chữ Quốc ngữđã được phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong cộng đồng Phật giáo ở miền Bắc, chữ Hán vẫn là một loại văn tự quan trọng và

được sử dụng chính thức. Bằng chứng là trong chương trình giáo dục ở cả ba bậc học của Hội Phật giáo Bắc Kì được ban hành năm 1938, các môn học chữ Hán chiếm 69/89 môn học và có trong chương trình thi tốt nghiệp, trong đó có nhiều

môn kinh điển Nho gia như Mạnh Tử, Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Kinh Thi, Kinh Lễ.60 Vì vậy, việc giữ lại phần chữ Hán trong các bản kinh mới in cũng là yêu

cầu cần thiết khi số lượng người sử dụng chữ Hán để đọc kinh sách vẫn còn phổ

biến. Tuy nhiên, hầu hết các bản kinh được in đối phiên là những kinh tụng phổ

thông với Phật tử bình dân, việc đưa phiên âm Quốc ngữ vào giúp cho đối tượng này tiếp cận và tụng đọc kinh sách dễdàng hơn rất nhiều trong bối cảnh “Đã lâu rồi,

không còn trường dạy chữ Hán nữa” [8, tr. 222].

Trong bài tựa Phạm võng kinh Bồ tát tâm địa phẩm, hòa thượng Tâm Thi đã viết về nguồn gốc ra đời của bản kinh đối phiên này: 有沙門源撰發心印行,并對照本

國字體。及請翻音以便受持讀誦觀覧 (Có sa môn Nguyên Soạn phát tâm ấn hành,

lại đối chiếu với tự thểnước ta (?). Lại thỉnh phiên âm để tiện thụtrì đọc tụng, theo dõi).

Ảnh 14: Một trang bài tựa Phạm võng kinh Bồ tát tâm địa phẩm

Chữ “quan lãm” ởđây có thể hiểu là những hoạt động đọc, nghiên cứu kinh điển.

Đối với người đã biết chữ Hán, âm đọc Hán Việt bằng chữ Quốc ngữ được bổ sung sẽ giúp việc đọc chữ Hán sẽ trở nên đơn giản hơn; âm Hán Việt cũng là một kênh

được sử dụng để tra cứu chữ Hán đã xuất hiện ở Việt Nam đương thời. Đối với những người học chữ Hán, những tư liệu đối phiên cũng có thể sử dụng để làm tài liệu tự học hoặc giảng dạy vì những tư liệu này cung cấp một lượng chữ Hán và thuật ngữ Phật giáo khá phong phú.

2.2.2. Song hành phiên – dịch 2.2.2.1. Nguồn tư liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 67 - 69)