Phân tích nhóm tư liệu phiên – dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 75 - 79)

2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ

2.2.2.2. Phân tích nhóm tư liệu phiên – dịch

Về hình thức trình bày, các tư liệu phiên – dịch có thể chia làm hai nhóm lớn:

(1) nhóm các tư liệu được bố cục như một bản đối phiên có bổ sung thêm bản dịch bên cạnh, (2) nhóm các tư liệu bố cục tác phẩm thành nhiều đoạn nhỏ để phiên âm và dịch nghĩa.

- Nhóm (1) gồm có các tư liệu: Thủy xám giảng nghĩa, Phẩm Phổ Hiền, Khóa lễ xám nguyện, Kinh Diệu pháp Liên hoa - Như Lai thọ lượng phẩm thứ 16, Kim Cương giảng nghĩa. Ở nhóm này, phần chữ Hán và phiên âm Quốc ngữ tách biệt riêng với bản dịch, có thể coi là một bản đối phiên độc lập, sau đó bản dịch được gắn kèm phía sau. Ở một số văn bản, việc gắn hai phần đối phiên và bản dịch với

nhau khá cơ học. Ví dụ như trong Kinh Diệu pháp Liên hoa - Như Lai thọ lượng phẩm thứ 16 hay Kim Cương giảng nghĩa, phần đối phiên dàn trang dọc được in trên giấy dó và đọc từ bên phải qua được đóng thành tập chung với bản dịch dàn trang ngang in trên giấy mới đọc từbên trái qua. Các tư liệu dạng này được sử dụng với hai mục đích là vừa dùng trong tụng niệm, vừa dùng để giải nghĩa kinh điển. Vì

được sử dụng trong tụng niệm, nên trong phần chữ Hán phiên âm Quốc ngữ của kinh sẽ có nghi thức tụng niệm (lễ Tam bảo, sám hối, chân ngôn tịnh tam nghiệp, kệ

khai kinh…). Khi tụng niệm, phần nghi thức này có vai trò quan trọng, và được

tụng đọc trước khi tụng nội dung chính của kinh. Nhưng ở trong bản dịch, do mục

đích dịch chỉ là giảng rõ nghĩa lý của kinh nên phần nghi thức này bị lược bỏ khi dịch (VD: Phẩm Phổ Hiền). Hoặc như trong Khóa lễ xám nguyện, do tư liệu này

được biên soạn để phục vụ tụng niệm là chính nên phần nghi thức có được dịch; nội dung nghi thức cũng được tác giả chú thích rõ ràng trong bản dịch, ví dụnhư: “Nếu một người lễ thì mới đọc cả chữ“Chư hành giả”, một người lễ thì chỉ nên đọc hành giả v…v… Vì chữ“chư” là chỉ vào chỗđông người.” [tr. 87]

- Nhóm (2) gồm có các bản kinh Bát nhã tâm kinh giảng nghĩa, Duy thức tam thập luận tụng và các bản phiên - dịch trên báo Đuốc Tuệ. Ở trong các tư liệu này, phần phiên âm được chia thành nhiều đoạn tách biệt, đi kèm với từng đoạn đó là

bản dịch. Với cách trình bày này, các tư liệu ở nhóm (2) không hướng tới mục đích

tụng niệm nữa, mà hướng tới mục đích giảng giải rõ ràng nghĩa lý kinh điển cho tín

đồ.

Về phương pháp dịch thuật, với mục đích dịch thuật “khiến cho người tự học lấy hiểu được hết nghĩa, không lờ mờ gì nữa”62 nên các bản dịch hướng tới mục

đích đảm bảo truyền tải chính xác ý nghĩa từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.

Hầu hết các bản dịch đều giữ hình thức văn xuôi của bản gốc. Nếu như các từ ngữ được cố gắng đảm bảo giữ nguyên hoặc gần nhất so với bản gốc thì ngữ pháp lại

được thay đổi theo ngữ pháp tiếng Việt, các hiện tượng đối dịch hư từ như chi – chưng, sở - thửa tồn tại phổ biến trong các bản dịch Nôm trước đây không còn xuất hiện. Ví dụnhư một trường hợp dịch kinh Thập thiện trên báo Đuốc Tuệ số 80.

Chữ Hán Phiên âm Dịch từ Dịch câu thô Dịch hoàn chỉnh

智 者 知 已 , 應 修 善 業 以 是 所 生 蕴 處 界 等 , 皆 悉 端 正 , 見 者 無厭。 Trí giả tri dĩ ưng tu thiện nghiệp dĩ thị sở sinh uẩn xứ giới đẳng giai tấ đoan chính kiến giả vô yếm.

khôn ấy biết đã, nên sửa lành nghiệp lấy ấy thửa sinh chứa chốn cõi những, đều hết ngay chính, thấy ấy không chán.

người khôn biết rồi, nên tu nghiệp lành lấy thế nên những phần uẩn – xứ - giới đã sinh kia, đều ngay ngắn hết, thấy ấy không chán.

Người khôn biết như thế rồi, nên tu nghiệp thiện, nhờ đó mà các phần ngũ uẩn thập nhị sử thập bát – giới của thân mình đều đoan chính hết, ai trông thấy cũng không chán ghét.

Ảnh 15: Ví dụ một đoạn dịch kinh Thập thiện trên báo “Đuốc Tuệ” (trang 28, số 80)

Ở ví dụ trên, trong dòng dịch từ, chữ “sở” 所 vẫn được dịch là “thửa”. Tuy nhiên xuống tới dòng dịch câu thô, và bản dịch hoàn chỉnh ở dưới thì hiện tượng này đã

biến mất. Bản dịch cuối cùng được gọt giũa cho người đọc dễ hiểu mà vẫn cố gắng bám sát các khái niệm của bản gốc.

Theo chúng tôi, các bản dịch kinh giữ nguyên hình thức văn xuôi và hướng tới mục đích chuyển tải chính xác ý nghĩa đểtín đồ Phật tử dễ hiểu này thuộc hình thái dịch ngữnghĩa “nhằm khôi phục nghĩa chính xác của nguyên bản. Bản dịch theo sát cú pháp và tự vựng của văn bản nguồn và chỉ thay đổi rất ít trong chừng mực của ngôn ngữđích. Loại hình dịch này nhấn mạnh vào nghĩa, tác giả và những diễn biến về tư duy của văn bản nguồn… Do bám sát vào văn bản nguồn nên bản dịch tuân

theo tư duy và ngôn từ của nguyên bản, tìm các từtương đương, chuyển những cách diễn đạt trong ngôn bản sang những cách diễn đạt tương ứng trong ngôn ngữ đích”

Bên cạnh mục đích cung cấp một bản dịch cho độc giả, những cuốn sách có cả

chữ Hán và phiên âm, dịch nghĩa đi cùng nhau thế này còn có giá trị như một tài liệu học chữ Hán cho những “người biết chữ quốc ngữ mà muốn học chữ Nho cho biết chữnào nghĩa ấy ngay”. 63

Trong số các bản kinh, có hai bản được thay đổi hình thức khi dịch: Kinh Diệu pháp liên hoa Như lai thọ lượng phẩm 16Khóa lễ xám nguyện. Phẩm Như lai

thọlượng trong bản Hán gồm có 2 phần: phần văn xuôi nội dung chính của kinh và bài kệ 5 chữ tóm tắt lại nội dung kinh. Khi dịch ra Quốc ngữ, toàn bộ tác phẩm

được dịch thành kệ 4 hoặc 5 chữ. Ví dụnhư đoạn đầu:

Chữ Hán Phiên âm Bản dịch 爾時佛告諸菩薩及一 切大眾諸善男子汝等 當信解如來誠諦之語 復告大眾汝等當信解 如來誠諦之語又復告 大眾汝等當信解如來 誠諦之語

Nhĩ thời Phật cáo chư Bồ tát cập nhất thiết đại chúng: Chư thiện nam tử, hữ đẳng đương tín giải Như Lai thành đế chi ngữ, phục cáo đại chúng: Nhữ dẳng đương tín giải như Lai thánh đé chi ngữ; hựu phục cáo chư đại chúng: Nhữ đẳng đương tín giải Như Lai thành đế chi ngữ.

Bấy giờ Phật bảo các vị Bồ - tát và Đại – chúng rằng: “Thiện – nam – tử ơi các ông nên tin hiểu nhời thành thực của Như – Lai nói!” Lại bảo Đại – chúng: “Các ông nên tin hiểu nhời thành – thực của Như – Lai nói!” Lại một lần nữa, bảo các – đại – chúng: “Các ông nên tin hiểu nhời thành – thực của Như – Lai nói!”

Ở bản kinh Khóa lễ xám nguyện, các bài kệ được giữ nguyên hình thức các câu với số chữ cố định khi dịch; còn nội dung chính là bàn văn sám hối viết theo kệ 4 chữ được dịch ra thơ lục bát. Ví dụ: Chữ Hán Phiên âm Bản dịch 十方諸佛 眞實見知 我及眾生 本性清凈 諸佛住處 名常寂光 遍在刹那 THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT CHÂN THẬT KIẾN TRI NGÃ CẬP CHÚNG SINH BẢN TÍNH THANH TỊNH CHƯ PHẬT TRỤ XỨ

DANH THƯỜNG TỊCH QUANG BIẾN TẠI XÁT NA

CẬP NHẤT THIẾT PHÁP

Dốc lòng sám hối tu trì Mười phương chư Phật từ bi sét cùng

Chúng con đội đức Đại – Hùng Sinh ra sẵn tính sạch trong làu làu

[] xa cảnh Phật tìm đâu Tịch – quang tên gọi cảnh mầu tự tâm

Lục thông vạn pháp siêu phàm Mà con chẳng biết luống tham si tình

及一切法 而我不了 望計我人

NHI NGÃ BẤT LIỄU

VỌNG KẾ NGÃ NHÂN Vô nhân vô ngã phân minh

Bản dịch của hai bản kinh này được sử dụng với mục đích chính là tụng đọc hơn

là truyền tải chính xác, trọn vẹn ý nghĩa. Như trong bài tựa Phẩm Như Lai thọ lượng

có nói: “kính mong các vị thành tâm tụng lấy một biến phẩm kinh này, hoặc khuyên nhiều người tụng, các ngài sẽ được công đức vô lượng vô biên” [tr.5]. Tới trường hợp này, nghi thức tụng niệm của Phật giáo đầu thế kỉ 20 ở Việt Nam không còn giới hạn ở các bản kinh chữ Hán và phiên âm Quốc ngữ, mà đã được bổ sung thêm các bản dịch tiếng Việt. Các bản dịch này được dịch thành văn vần hoặc thể kệ với số chữ cốđịnh ở mỗi câu để tiện lợi cho việc tụng đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 75 - 79)