Song hành văn tự Nôm – Quốc ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 80 - 83)

Ở nửa đầu thế kỉ 20, một dạng sách song hành văn tự nữa cũng xuất hiện là dạng song hành Nôm – Quốc ngữ.

Song hành văn tự Nôm – Quốc ngữ là hiện tượng trong một văn bản xuất hiện chữ Nôm và chữ Quốc ngữ cùng ghi âm một nội dung tiếng Việt.

Ở hiện tượng này, chúng tôi tìm được 3 văn bản của tác phẩm Di Lặc chân kinh diễn âm彌勒真經演音:

- Bản trong thư viện chùa Quán Sứdo do Ưng Thiện đường (Vũ Tiên, Thái Bình) in năm Bảo Đại Kỉ Mão (1939)

- Bản VNb.146, do Trần Đức Hựu trùng san từ bản 1939, in nằm Bảo Đại Giáp Thân (1944)

- Bản R.1800 (Thư viện Quốc gia Việt Nam), giống bản VNb.146

Ở bản Quán Sứ và bản VNb.146 có “Bài rẫn văn bảo kinh đức Ri Lặc tôn Phật hạ

sinh cứu độ cõi đời” 排引文寳經德彌勒尊񣐣񣐣下生救度𡎝𡎝𠁀𠁀 ở đầu sách, nhưng

trong bản R.1800 lại không có phần này. Những nội dung còn lại ở ba bản là trùng nhau.

Nội dung tác phẩm kể về sự tích của phật Di Lặc, cùng những chuyện nhân quả khuyên người bỏ ác làm lành. Tác phẩm này sử dùng hình thức ngắt câu 7 chữ hoặc 8 chữ, có vần. Trong sách không xuất hiện nhiều những thuật ngữ hay giáo lý phức tạp của Phật giáo. Theo chúng tôi, những văn bản có nội dung khuyến thiện này

hướng tới độc giả bình dân, giống với một sốvăn bản khác có hiện tượng song hành Nôm – Quốc ngữđầu thế kỉ 20 mà chúng tôi thống kê được:

- Quan đế cứu kiếp chân kinh關帝救劫真經 (R.3951, Thư viện Quốc gia Việt Nam)

- Quang minh tu đức kinh văn光明修德經文(R.1619 – Thư viện Quốc gia Việt Nam, và VNv.145 – Viện Nghiên cứu Hán Nôm)64

- Thổ địa táo vương kinh 土地竈王經(R.3950, Thư viện Quốc gia Việt Nam)

Di Lặc chân kinh diễn âm cùng những sách thuộc tín ngưỡng dân gian kể trên

được phổ biến nhằm hướng tới đối tượng tín đồ bình dân, vì vậy nên ngôn ngữ bản

địa là tiếng Việt được ưu tiên lựa chọn. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ là hai loại văn

tự cùng ghi một ngôn ngữ: tiếng Việt. Từ thế kỉ 17, cả hai loại văn tự này cùng tồn tại song song ở Việt Nam, nhưng ở phạm vi sử dụng khác nhau. Hiện tượng này về

mặt lí thuyết được giới ngôn ngữ văn tự học Anh ngữ định danh là “digraphia” (song thể viết). Theo Tưởng Vi Văn giới thiệu trong công trình của ông, thì:

“Song thể viết được nhà nghiên cứu Dale (1980: 5) định nghĩa là “sự sử dụng hai (hay nhiều) hệ thống chữ viết để thể hiện một ngôn ngữ”, hay như định nghĩa của nhà nghiên cứu DeFrancis (1984: 59) là “sự sử dụng hai hay nhiều hệ thống chữ viết khác nhau để

viết cùng một ngôn ngữ”” [28, tr. 14].

Hai ngôn ngữ Việt và Hán vẫn tồn tại song song lâu dài trong lịch sử Việt Nam. Trong bối cảnh xã hội tồn tại song song ngôn ngữ ngoại lai và ngôn ngữ bản địa, quần chúng bình dân sẽ có xu hướng ưu tiên sử dụng ngôn ngữ bản địa. Ở xã hội Việt Nam tiền hiện đại, ngôn ngữ ngoại lai (Hán) sẽcó môi trường hành chức trong các hoạt động chính trị - hành chính, giáo dục, tôn giáo…; còn ngôn ngữ bản địa không những được sử dụng trong các môi trường hành chức trên mà còn được sử

dụng rộng rãi trong sinh hoạt của cộng đồng. Ở Việt Nam trước 1945, ngôn ngữ bản

địa ấy được người Việt xưa gọi là “quốc âm”, “quốc ngữ”, hay “tiếng nôm”. Một nhu cầu tự nhiên nảy sinh là cộng đồng sẽ cần một thứ văn tự ghi tiếng nói của

chính mình để “khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau”.65 Trước thế kỉ 20, văn tự đó

là chữ Nôm – loại văn tự ghi tiếng Việt được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán. Từ khi có

64 Văn bản này cũng có những nghi thức niệm danh hiệu Phật, nhưng không có nguồn gốc từ tam tạng Phật Giáo, lại pha trộn nhiều yếu tố tín ngưỡng khác nên chúng tôi không xếp thành một văn bản Phật giáo để nghiên cứu.

65 Trích từ “Cần phải học đúng” của Nguyễn Phan Lãng – tác phẩm được viết cho Đông Kinh nghĩa thục. Tư liệu này được nhắc tới trong công trình của Chương Thâu: Đông Kinh nghĩa thục Phong trào cải cách văn hóa, xã hội, tư tưởng đầu thế kỉ XX, Hà Nội: NXB Hồng Đức, 2015.

chữ Nôm, rất nhiều các sách “giải âm”, “diễn âm”, “quốc âm”, “quốc ngữ”66đã ra đời. Đây là các sách dịch song ngữ Hán – Nôm hoặc được viết hoàn toàn bằng chữ

Nôm. Tuy chữ Nôm là văn tự ghi tiếng Việt, nhưng với người Việt nó có hai điểm hạn chế: (1) ChữNôm được tạo ra trên cơ sở chữ Hán, vậy nên muốn học được chữ

Nôm thì phải biết chữ Hán. Đây là rào cản lớn của việc phổ cập chữ Nôm trong xã hội.67 (2) Hạn chế về khả năng ghi âm chính xác, như trong bài tựa sách Tam thiên tự giải dịch Quốc ngữ 三千字解譯國語 (R.1667, TVQGVN) có đề cập tới:

“Trước đây, sách [Tam thiên tự] này được chú giải bằng chữ Nôm, có khi một chữ mà đọc thành mấy âm, không đủ làm khuôn thước. Từ khi có chú giải bằng Quốc ngữ, thì viết ra là thành chữ [rõ ràng], mỗi chữ có một âm riêng, không hề lẫn lộn với nhau. Thật tốt thay chữ Quốc ngữ, trở thành công cụ hàng đầu cho việc học phổ thông ởnước ta.”68

Trong khi chữ Nôm hạn chế như vậy, thì chữ Quốc ngữ được tài liệu Văn minh

tân học sách 文明新學策69

của Đông Kinh nghĩa thục thừa nhận là có rất nhiều

điểm mạnh:

“Gần đây mục sư người Bồ-đào-nha chế ra chữ quốc ngữ, lấy 26 chữ cái châu Âu phối hợp với 6 âm, 11 vần, đánh vần theo lối hài thanh mà đọc ra tiếng ta, rất là giản dị nhanh chóng. Tưởng nên một loạt học theo. Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ quốc ngữlàm phương tiện đầu tiên, để cho trong thời gian vài tháng đàn bà

trẻcon cũng đều biết chữ […].”70

66 “Quốc ngữ” được hiểu là “ngôn ngữ/tiếng nói của đất nước” chứ không hiểu là “chữ Quốc ngữ”.

67 Theo số liệu trích dẫn trong công trình của Tưởng Vi Văn (2015, tr. 50), số người Việt Nam biết chữ trước năm 1945 chiếm khoảng 14% dân số. Số liệu của Tưởng Vi Văn trích từ nghiên cứu của Huang Diancheng: Vietnamese experience of phonetic writing[越 南 採 用 拼 音 文 字 的 經 驗].

Chinese languages中國語文. No.16, 17- 22. Beijing: People’s Education.

68 Nguyên văn chữ Hán: “前,此註以喃字,或一字而可叶数音,未足為樣。自有國語字註, 而書各有字,字各有音,截然不相混亂。善哉國語字體,成吾國普通學之第一法門也。”

(Tam thiên tự giải dịch Quốc ngữ 三千字解譯國語, R.1667, bài Tựa).

69Văn minh tân học sách 文明新學策 là tài liệu của phong trào Đông Kinh nghĩa thục, được in ván khắc vào khoảng năm 1907-1908 ở Hà Nội, có thể được soạn vào khoảng năm 1904.

70 Đặng Thai Mai dịch, Văn minh tân học sách, in trong: Đặng Thai Mai (1974), Thơ văn cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ 20, Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 216.

Xuất phát từ nhận thức đương thời về những hạn chế của chữ Nôm và thuận lợi của chữ Quốc ngữnhư kể trên, xu thế sử dụng văn tự bản địa ở Việt Nam đầu thế kỉ

20 thực tếđã diễn ra là chữ Quốc ngữ dần dần được phổ biến và thay thế chữ Nôm. Với mục đích truyền bá tín ngưỡng tới đông đảo tín đồ bình dân, chắc hẳn những

người biên soạn sách mang nội dung tín ngưỡng dân gian sẽ phải tính tới phương án

sử dụng chữ Quốc ngữ. Tuy nhiên, trong mấy chục năm đầu thế kỉ 20 vẫn còn rất nhiều người cựu học (chỉ học chữ Hán – Nôm, mà không học chữ Quốc ngữ), nên

đểđảm bảo mở rộng hơn nữa đối tượng độc giả, thì các sách này sử dụng song hành cả chữ Nôm và Quốc ngữ khi in. Việc in song song hai loại văn tự bản địa này cho thấy sự phổ biến và ưu thếhơn của chữ Quốc ngữ so với chữ Nôm ở nửa đầu thế kỉ 20, đồng thời cũng dự báo được sự thay thế hoàn toàn của chữ Quốc ngữ đối với chữ Nôm ở Việt Nam kể từgiai đoạn nửa sau thế kỉ này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)