Phân tích tương quan giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ trong nhóm tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 55 - 67)

2.2. Song hành văn tự Hán – Quốc ngữ

2.2.1.2. Phân tích tương quan giữa chữ Hán và chữ Quốc ngữ trong nhóm tư

Trong nhóm tư liệu đối phiên, phần chữ Hán là nội dung kinh điển Hán tạng của Phật giáo, được khắc ván hoặc in máy nên không có biến động hay phát sinh vấn đề

mới so với kinh điển truyền thống. Nhưng ở phần chữ Quốc ngữđược bổ sung vào lại tồn tại nhiều hiện tượng về cách phiên âm chữ Hán, bộc lộ một số vấn đề như:

các phát âm một số thuật ngữ đặc biệt trong Phật giáo, không có chuẩn chính tả

thống nhất, sựthay đổi âm đọc thuật ngữ do sự tiếp xúc của Phật giáo với kinh điển Phật giáo tới từ nguồn khác Trung Quốc… Vì vậy cho nên chúng tôi tập trung vào phân tích cách ghi âm của chữ Quốc ngữtrong tương quan với chữ Hán ở nhóm các

văn bản đối phiên.

Trong phần này, chúng tôi phân tích cách ghi âm Quốc ngữở toàn bộcác tư liệu thống kê được, trừ bản kinh Ngũ bách danh trong Thư viện Quốc gia.53

Ở trong phần này, chúng tôi tiến hành thống kê: (1) hiện tượng chính tả Quốc ngữ lệch so với chuẩn chính tả hiện đại, (2), hiện tượng một số thuật ngữ Phật giáo

được phát âm khác so với âm Hán Việt, (3) hiện tượng không phiên âm các hướng dẫn nghi thức.

53 Bản kinh Ngũ bách danh này hiện đang được lưu trữ dưới dạng micro film nên chúng tôi gặp khó khăn trong khi xử lý.

* Hiện tượng chính tả Quốc ngữ lệch so với chuẩn chính tả ghi âm Hán Việt hiện đại:

Chúng tôi thống kê được trong các tư liệu đối phiên có 143 trường hợp chữ Quốc ngữ ghi âm Hán Việt của chữ Hán lệch so với chuẩn chính tả hiện đại. Chuẩn chính tả hiện đại được chúng tôi căn cứ theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu (Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2013).54

Từ bảng thống kê đó, chúng tôi thấy hiện tượng lệch chuẩn chính tả gồm những

trường hợp sau:

- Lệch chuẩn về phụ âm:

Bảng 2.4: Thống kê cách trường hợp lệch chuẩn phụ âm

Stt Trường hợp lệch chuẩn phụ âm Sốlượng Thứ tự trong bảng thống kê Tỉ lệ (so với tổng sốtrường hợp) 1 Lẫn lộn ch và tr ch => tr 11 4 - 14 7,69% tr => ch 53 69 - 121 37,06% 2 Lẫn lộn d, r, gi d => r,gi 15 15 - 29 10,48% gi => d 8 32 - 39 5,59% 3 lẫn lộn x,s s => x 16 48 - 63 11,19% x => s 21 122 - 142 14,68% 4 b => ph 1 1 0,06% 5 l => n 1 42 0,06%

Tổng sốtrường hợp lệch chuẩn phụ âm là 125, chiếm 86,7 % sốtrường hợp lệch chuẩn chính tả thống kê được.

Có một sốtrường hợp lệch chuẩn phổ biến ở nhiều văn bản như:

Bảng 2.5: Các trường hợp lệch chuẩn phụ âm phổ biến

Số Chữ Hán Trường hợp Văn bản xuất hiện I II III IV V V I V I I VI II IX X XI XI I XI II XI V X V XV I X V II 1 怖 bố => phố x x x x x x 17 夜 dạ => giạ x x x x x 19 遙 dao => giao x x x x x 100 重 trùng => chùng x x x x 124 捨 xả => sả x x x x x x x 125 舍 xá => sá x x x x

139 處 xứ => sứ x x x x x x x

140 稱 xưng =>

sưng x x x x x x

Đáng chú ý hơn, có nhiều trường hợp trong một văn bản sử dụng ghi âm một chữ

Hán bằng cả hai phụ âm:

Bảng 2.6: Thống kê các trường hợp trong một văn bản sử dụng Quốc ngữ ghi âm một chữ Hán bằng cả hai phụ âm

Số Chữ Hán

Trường hợp Văn bản xuất hiện

II III VI X XI XIII XIV XV II 9 嘴 chủy / trủy x 12 掌 chưởng / trưởng x 17 夜 dạ / giạ x x 23 亦 diệc / giệc x 25 妙 diệu / riệu x 26 猶 do / gio x 27 容 dong / giong x 35 皆 giai /dai x x 38 交 giao /dao x 39 界 giới /dới x 42 力 lực / nực x 52 懺 sám / xám x 57 癡 si / xi x 78 莊 trang / chang x 80 幢 tràng / chàng x 100 重 trùng / chùng x x x x 117 著 trược / chược x 124 捨 xả / sả x x x x

Hiện tượng ghi âm môt chữ Hán bằng cả hai phụ âm xuất hiện nhiều ở các văn

bản Khóa lễ xám nguyện Tịnh độ, Lương hoàng sám, Kinh Địa tạng – Thượng, Phạm võng kinh Bồ tát tâm địa phẩm, Viên giác kinh. Ngoài Lương hoàng sám

được in theo công nghệ mới thì 3 văn bản còn lại đều được in bằng ván gỗ với chữ

Quốc ngữ in hoa. - Lệch chuẩn về vần:

Bảng 2.7: Thống kê các trường hợp lệch chuẩn về vần

Số Chữ Hán Âm Hán Việt Phiên âm trong văn bản Văn bản xuất hiện

24 延 diên duyên XVI

31 讀 độc đọc XVI

40 擎 kình kềnh IV

44 縛 phọc phộc X

- Lệch chuẩn vềthanh điệu:

Bảng 2.8: Thống kê các trường hợp lệch chuẩn về thanh điệu

Số Chữ hán Âm Hán Việt Phiên âm trong văn bản Văn bản xuất hiện

43 量 lương / lượng lường IV, XVII

47 跪 quỵ quỳ III, IV, XII

- Viết tắt:

Hiện tượng này xuất hiện hai lần cùng một trang chữ云云được viết tắt thành v.v. trong Ngũ bách danh.

Ảnh 10: Ván ghi phương danh cuối kinhNgũ bách danh

Hiện tượng lệch chuẩn về phụ âm khi ghi âm chữ Hán này xuất hiện phổ biến ở

tất cảcác tư liệu đối phiên. Ở bản in ván, hiện tượng dùng hai phụ âm ghi âm một chữ Hán xuất hiện nhiều hơn các văn bản in theo công nghệ mới. Điều này có thể lý giải được do ở miền Bắc không có sự phân biệt phát âm giữa tr/ch, s/x, d/gi/r, nên việc sử dụng các phụ âm này khi viết hoặc khi in cũng không thống nhất. Hiện

tượng này đã được nhắc tới trong Sách dạy quốc ngữ An Nam: Syllabaire annamite55 : “Chữ quốc ngữthường viết lẫn lộn những vần ch mấy tr, d, gi mấy r, s

mấy x, mà tiếng Bắc – kì, lúc nói, mỗi thứ chỉ thấy có một vần mà thôi” (xem ảnh 13).

Ảnh 11: Một trang trong Sách dạy quốc ngữ An Nam: Syllabaire annamite

Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm tiếng Việt. Vậy nên khi chưa được chuẩn hóa, nó sẽ ghi âm đọc của từng vùng miền, và có sự khác nhau giữa các địa phương. Ở nửa

đầu thế kỉ 20, sự nhầm lẫn về phụ âm đầu khi viết chữ Quốc ngữ như trên là hiện

tượng đặc trưng của các văn bản chữ Quốc ngữ được in tại miền Bắc. Điều này

cũng được đề cập tới trong Quốc ngữ đính ngoa56

khi ở phần thống kê những nhầm lẫn trong chính tả ở miền Bắc, tác giả liệt kê chủ yếu các nhầm lẫn về phụ âm như chúng tôi đã thống kê ở trên. Ở miền Trung và miền Nam, nhầm lẫn khi viết chữ

Quốc ngữ tập trung vào phần vần và thanh điệu, ảnh hưởng vào việc phiên âm kinh

điển ở các địa phương đó. Ví dụnhư văn bản Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh in tam ngữ Hán – Nôm – Quốc ngữ do chùa Ngọc Phước – Quảng Điền – Thừa Thiên khắc

ván năm 194157 :

56OCTO 022919, Trần Mạnh Đàn, Thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội.

57Thông tin và ảnh của văn bản này lấy từ: Thích Đồng Dưỡng (2016), “Về các bản kinh

Vu lan – Báo ân được khắc bản và lưu hành phổ biến tại miền Trung và miền Nam từ xưa đến nay”, Liễu Quán, tr. 34-41.

Ảnh 12: Hai trang trong Đại báo phụ mẫu ân trọng kinh do chùa Ngọc Phước – Quảng Điền – Thừa Thiên khắc ván năm 1941.

Ởảnh trên, chúng ta có thể nhận thấy những hiện tượng nhầm lẫn về phụâm như

trong các bản kinh cùng niên đại ở miền Bắc không xuất hiện. Thay vào đó lại có những sự nhầm lẫn ở phần vần khi phiên âm Quốc ngữ:

讚 tán => táng

母 mẫu => mẩu

𡊨𡊨đàn => đàng

朋 bằng => bằn

* Hiện tượng phiên âm thuật ngữ Phật giáo khác âm Hán Việt:

Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở hầu hết các tư liệu đối phiên. Chúng tôi thống kê được 59 thuật ngữ có phiên âm Quốc ngữ lệch so với âm Hán Việt (các thuật ngữ và cách phiên âm này được lặp lại nhiều lần trong một văn bản, trong bảng thống kê chúng tôi lấy ví dụở một trang cụ thể).58

Các thuật ngữ trong bảng trên xét về cách phiên dịch ra chữ Hán thì gồm có các thuật ngữ gốc Phạn được phiên âm ra chữ Hán (niết bàn, nam mô, bát nhã…), và các thuật ngữđược dịch nghĩa ra chữ Hán (cúng dàng, ngạ quỷ, tư nghị…). Còn xét về cách phiên âm ra Quốc ngữ, các thuật ngữ trong bảng trên có thể chia làm hai nhóm:

- Thuật ngữ với cách phiên âm bám theo âm Hán Việt đã được sử dụng ổn định ở

miền Bắc

- Thuật ngữđược phiên âm mới tham khảo nguyên gốc tiếng Phạn.

Ở nhóm đầu xuất hiện hiện tượng nhiều chữ Hán được phiên khác với âm Hán Việt, có thể thống kê từ bảng trên các trường hợp phiên khác âm Hán Việt như sau:

Bảng: 2.9: Thống kê các chữ trong thuật ngữ Phật giáo phiên âm Quốc ngữ khác âm Hán Việt

Stt Chữ Hán Âm Hán Việt => Âm sử dụng trong tư liệu

Trường hợp trong bảng thống kê

1 般 ban => bát 7, 8, 9 2 布 bố => bá 45 3 袈 ca => cà 11 4 闍 đồ => xà/sà 1, 2, 13, 21, 35 5 醯 ê => hê 24 6 迦 già => ca 14, 16, 17, 18,19, 20, 30, 38 7 遮 già => giá 34 8 憍 kiêu => kiều 5, 22

9 丘 khâu => khiêu, khưu,

khiu 44 10 利 lợi => lị 42 11 牟 mâu => mầu 37 12 那 na => giá 12 13 耨 nậu => lốc 43 14 耨 nậu => nốc 43 15 若 nhược => nhã 4, 5, 9, 33 16 鼻 tị => tì 6 17 辟 tích => bích 36 18 禅 thiền => thuyền 31, 39, 46, 47 19 無 vô => mô 26 20 土 thổ => độ 12 21 延 diên => duyên 13, 25 22 著 trước => trược/chược 15, 60, 58 23 餓 ngạ => ngã 57 24 供 cung => cúng 56 25 養 dượng => dường/dàng 56

Trong sốcác trường hợp ởtrên, có 4 trường hợp ban => bát, đồ => xà/sà, khâu => khiêu/ khưu/ khiu, nhược => nhã được đề cập tới trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu như một âm được sử dụng khi dịch thuật ngữ Phật giáo chứ không có

chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đa sốtrường hợp phiên âm khác âm Hán Việt đã được ghi nhận trong các bộ từ điển Phật học như: A xà lê, Bát nhã, Cà sa, Phật độ, Quốc độ, Cúng dàng… Một số cách phiên âm thuật ngữkhông được ghi nhận trong các từ điển Phật học, nhưng lại được sử dụng khá phổ biến trong cộng đồng Phật giáo miền Bắc cho tới ngày nay như: tư nghì, nhiễm trược. Bên cạnh đó cũng có trường hợp được sử dụng phổ biến trong các văn bản trước đây nhưng tới ngày nay

còn được sử dụng rất hạn chếnhư thuyền (禅).

Theo quan điểm của chúng tôi, các tư liệu đối phiên đầu thế kỉ 20 đã ghi lại bằng chữ Quốc ngữcách đọc một số thuật ngữ Phật giáo phổ biến trong thực tế khác với phiên âm Hán Việt. Trước đó, cách phát âm này vẫn tồn tại và đã trở thành tập quán,

nhưng không thể ghi chép lại chính xác bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Sự xuất hiện chữ Quốc ngữ song song với chữ Hán trong các tư liệu đối phiên đã ghi chép lại

được hiện tượng này một cách đầy đủ hơn so với các từ điển chữ Hán và từ điển Phật học. Những trường hợp được ghi chép lại cung cấp chứng cứ cho một điểm

đặc thù trong ngôn ngữ và nghi thức tụng niệm của Phật giáo miền Bắc Việt Nam.

Nhóm thứ hai gồm những thuật ngữ đã tham khảo nguyên gốc tiếng Phạn khi phiên âm Quốc ngữ. Sự tham khảo đó có thể dẫn tới sựthay đổi âm đọc của một âm trong thuật ngữ, hoặc toàn bộ thuật ngữ. Có thể dễ dàng nhận ra các thuật ngữ này

vì âm đọc của chúng rất khác so với âm Hán Việt của chữ Hán ghi thuật ngữ: 三摩

– sa ma, 阿耨多羅三藐三菩提 – a nút ta ra sam da sam bồ đề… Cách phiên âm này xuất hiện trong kinh Thủ lăng nghiêm (tập 1 và 2) cùng Thủ lăng nghiêm thần chú xuất bản năm 1949:

Bảng 2.10: Thống kê các thuật ngữkhi phiên âm được tham khảo nguyên gốc tiếng Phạn

Stt Chữ Hán Âm đọc Hán Việt Âm Phạn latin hóa Từ điển Phật học Hán Việt Phật Quang đại từ điển Thủlăng nghiêm - 1 (1949) Thủlăng nghiêm 2 (1949)

23 盧舍那 lư xá na Vairocana Tì lư xá na Lô xá na - cha - na (6q7) 42 阿耨多羅 三藐三菩 提 a nậu đa la tam mạo tam bồđề Anuttara- samyhak - sambodhi a nậu đa la tam diểu tam bồ đề a nậu đa la tam miệu tam bồ a - nút - ta - ra sam - da sam - bồ - đề (26q6)

đề

47 三摩 tam ma samadhi tam ma sa - ma (5q1) 48 三摩提 tam ma đề Samadhi tam ma

địa, tam ma đề Tam ma địa, Tam ma đề sa - ma - đề (9q1) sa(1q6) - ma - đề 51 般怛囉 ban đát la Patra Bát đát la pa -- ra (7q7) 52 摩訶薩怛 多般怛囉 ma ha tát đán đa ban đán la ma - ha - si - tà - ta pa - tơ - ra (1q7)

53 三昧 tam muội samadhi tam muội Tam

muội sa - ma (17q6)

54 毗奈耶 tì nại da vinaya tì nại da tì nại da vi - nay - đa (17q)

Ở bản Thủ lăng nghiêm thần chú (được trích từ quyển 7 – tập 2 kinh Thủ lăng nghiêm bản 1949 ra in riêng thành một quyển). Có thể lấy ví dụ10 câu chú đầu tiên (tr.1 – 2) để phân tích:

Bảng 2.11: Ví dụ cách dịch thần chú Thủ Lăng nghiêm tham khảo tiếng Phạn

Stt Chữ Hán Âm Hán Việt Âm Phạn latin hóa Phiên âm trong văn bản

1 南無薩怛他蘇

伽多耶阿羅訶 帝三藐三菩陀 寫

nam vô tát đát tha tô già đa na a la ha đế tam diểu tam bồ đà tả

namas tathagataya sugataya arahate samyak sambuddhaya

Nam mô sát tát tha, sô ga ta da, a ra ha tê, sam mya sam bô đa sê.

2 南無薩怛他佛

陀俱知瑟尼釤

nam vô tát đát tha phật đà câu tri sắt ni sám

namas tathagata Buddha koty usnisam

Nam mô sát đát tha, bu đa cô ti, si ni sam.

3 南無薩婆勃陀 勃地薩跢[草+ 卑]弊 nam vô tát bà bột đà bột địa tát đá [] tệ

namas sarva buddha bodhi sattvebhyah

Nam mô sát va, bu đa bu ti, sát ta bê tê.

4 南無薩多喃三

藐三菩阤陀俱 知喃

nam vô tát đa nam tam diểu tam bồ đà câu tri nam

namas saptanam samyak sambuddha kotinam

Nam mô sát ta nam, sam mya sam bô đa cô ti nam.

5 娑舍囉婆迦僧

迦喃

sa xá la bà già tăng già nam

sasravaka samghanam Sa rê ra pa ca, săng ga nam.

6 南無盧雞阿羅

漢跢喃

nam vô lư kê a la

hán đá nam namo loke arhantanam Nam mô lu kê a ra han ta nam.

7 南無蘇盧多波

那喃

nam vô tô lư đa ba na nam

namas srota apannanam Nam mô su ru ta pa na nam.

8 南無娑羯唎陀

伽彌喃

nam vô sa yết lợi

đà già di nam namas sakrdagaminam Nam mô sa khít ri ta ca mi nam. 9 南無盧雞三藐 nam vô lư kê tam namo loke samyag Nam mô lu kê sam mya

迦跢喃 diểu già đá nam gatanam ca ta nam

10 三藐伽波囉底

波哆那南

tam diểu già ba la

đểba đá na nam samyak pratipannanam Sam mya ca pa ra, ti pa ta na nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in phật giáo trong phong trào chấn hưng phật giáo miền bắc việt nam (1924 1954) (Trang 55 - 67)