đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
1.4.1. Vai trò của phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
NLTT tại Thư viện trường ĐHSPNTTW tương đối đầy đủ, bao quát tất cả các ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu của Nhà trường cũng như những tài liệu chuyên sâu vào từng chủ đề, bám sát chương trình đào tạo, phục vụ thiết thực cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy của cán bộ, giảng viên. Có thể nói, NLTT tại Thư viện trường ĐHSPNTTW có vai trò rất lớn đối với các đối tượng NDT.
Đối với từng nhóm đối tượng NDT, NLTT của Thư viện trường đã từng bước đáp ứng được NCT của họ góp phần thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH của Nhà trường. Với các cán bộ lãnh đạo, quản lý ít có thời gian lên thư viện nhưng khi họ có nhu cầu về thông tin, tài liệu, thư viện sẵn sàng cung cấp đầy đủ và nhanh chóng giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong công tác quản lý của mình. Với cán bộ nghiên cứu, giảng viên, có thể nói nhờ có thông tin mà người thầy không những truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với người học là sinh viên, học viên cao học: nhiệm vụ của họ là học tập, nghiên cứu để đạt được kiến thức về nghề nghiệp và xã hội. Kinh nghiệm cho thấy, nhiệm vụ của họ có hoàn thành tốt hay không phụ thuộc một phần lớn vào chất lượng NLTT mà thư viện có.
Từ năm học 2013 – 2014, Trường ĐHSPNTTW chính thức chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Phương thức đào tạo mới đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng
cường thời gian NCKH; sinh viên phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ. Để đáp ứng những yêu cầu đó, Thư viện Trường đã có khối lượng hệ thống giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo, nguồn thông tin tổng hợp cũng như chuyên ngành nhất định đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu của người dạy, người học.
Một nhiệm vụ không thể thiếu được góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là công tác NCKH. Hoạt động NCKH khối các trường văn hóa nghệ thuật có những điểm khác so với khối các trường khoa học xã hội và nhân văn khác nhưng không khí NCKH tại trường ĐHSPNTTW khá sôi nổi. Các ca sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ,... say mê tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề của nghệ thuật, những vấn đề phục vụ thiết thực cho việc nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác đào tạo nghệ thuật tại trường. Nguồn học liệu của Thư viện trở nên vô cùng quan trọng đối với hoạt động này của cán bộ, giảng viên Nhà trường. Nguồn tài liệu tham khảo, chuyên khảo, các công trình NCKH đã được nghiệm thu tại Thư viện là nguồn thông tin vô cùng quý giá, hàm chứa những thông tin đặc thù, có khi là những thông tin duy nhất, khó tìm thấy ở nơi khác. Những năm gần đây, nguồn học liệu này đã góp phần quyết định kết quả nghiên cứu của các cán bộ, giảng viên, sinh viên trường ĐHSPNTTW.
1.4.2. Yêu cầu của phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
Trường ĐHSPNTTW thuộc khối các trường giáo dục nghệ thuật Việt Nam với nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau. Vì vậy ngoài những yêu cầu chung thì NLTT cũng như công tác phát triển NLTT tại Thư viện Nhà trường có những đặc điểm, yêu cầu riêng, phù hợp với lĩnh vực đào tạo của Trường. Cụ thể:
- NLTT phải có tính tổng hợp, đa ngành và chuyên sâu: Các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường là các lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực như: mỹ học, lịch sử, văn hóa, xã hội,… song đồng thời lại mang tính chuyên ngành sâu rất rõ, do đó vốn tài liệu phải bao quát đều cho các chuyên ngành đào tạo đồng thời số lượng các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu chuyên sâu phải được đảm bảo.
- Nguồn tin phải có tính chọn lọc, đa dạng về loại hình thông tin, tài liệu đặc biệt là tài liệu đa phương tiện, tài liệu điện tử: Tài liệu về văn hóa nghệ thuật có trong rất nhiều loại nguồn tin, từ sách, tạp chí, báo cáo tổng kết đề tài, luận văn, luận án tới tuyển tập các tác phẩm nghệ thuật… Ngoài ra còn cả băng âm thanh và hình ảnh, đĩa CD- ROM, video, ảnh chụp, bản vẽ… NLTT càng đa dạng, càng tác động vào thị giác và thính giác NDT trực tiếp theo đúng ngôn ngữ chuyên ngành thì càng thu hút được sự quan tâm, sử dụng.
- NLTT phải được cập nhật kịp thời, đảm bảo số lượng và chất lượng tránh tình trạng tài liệu bị trùng lặp: Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, bên cạnh việc giữ các giá trị văn hóa nghệ thuật kinh điển, các di sản văn hóa truyền thống của quốc gia, cũng có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong thời đại phát triển CNTT và xu thế toàn cầu hóa hiện nay như việc ứng dụng CNTT trong sáng tác âm nhạc, các phần mềm ứng dụng vẽ trên máy tính, quá trình hội nhập văn hóa,... đang diễn ra và thay đổi từng ngày.
- Hợp tác và chia sẻ NLTT với các cơ sở đào tạo và các đơn vị cùng chuyên ngành bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các loại nhu cầu thông tin được hình thành trong các quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập của các nhóm đối tượng NDT khác nhau.
- Phát triển nguồn tài liệu nội sinh của Nhà trường trở thành một hệ thống thông tin độc đáo, phản ánh tiềm lực, các thành tựu và xu thế phát triển của Nhà trường.
- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm thông tin và hình thức phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiếp cận, khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin một cách chính xác và nhanh chóng cho phù hợp với phương pháp, năng lực tư duy cũng như thời gian nghiên cứu của người nghệ sĩ.
- Đảm bảo công tác bảo quản tài liệu, nhằm giữ gìn, tăng tuổi thọ của những tài liệu quý hiếm về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của đất nước trong nhiều thập kỷ qua, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cung cấp được nhiều thông tin có giá trị qua nhiều giai đoạn lịch sử cho NDT.
Tóm lại, NLTT là tiền đề cho sự hình thành và phát triển cũng như là cơ sở cho mọi hoạt động của Thư viện trường ĐHSPNTTW.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TW 2.1. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng
2.1.1. Đặc điểm tài liệu theo nội dung
Với vai trò là Thư viện của trường đầu ngành trong cả nước về giáo dục nghệ thuật, Thư viện trường ĐHSPNTTW đã được Ban lãnh đạo Nhà trường hết sức quan tâm đầu tư và chú trọng trong việc phát triển vốn tài liệu. Nội dung NLTT của Thư viện mang tính đặc thù theo chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, tài liệu thuộc lĩnh vực khác như lịch sử, địa lý, văn bản quy phạm pháp luật, ngôn ngữ,… chỉ chiếm một lượng nhỏ.
Số lượng sách trong Thư viện hiện nay có khoảng 5.144 đầu sách/18.855 bản. Nội dung trọng tâm của vốn tài liệu là sách bao gồm nội dung của các chuyên ngành Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn hóa Nghệ thuật, Hội họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa. Kho sách của Thư viện được phân chia theo nội dung các chuyên ngành đào tạo và các chủ đề của Trường như sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nội dung kho sách theo bộ môn khoa học
1052 1316 240 156 108 252 43 143 614 142 562 377 102 37 4531 4188 745 540 370 815307 1354 3461 317 784 1069 337 55 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000
Đầu tài liệu Bản tài liệu
Bảng 2.1: Thống kê nội dung kho sách theo bộ môn khoa học
Đơn vị tính: Cuốn
STT Nội dung tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mỹ thuật 1.052 20.45 4.513 23.94
2 Âm nhạc 1316 25.58 4.188 22.21
3 Văn hóa nghệ thuật 240 4.67 745 3.95
4 Thiết kế đồ họa 156 3.03 540 2.86
5 Hội họa 108 2.10 370 1.96
6 Thiết kế thời trang 252 4.90 815 4.32
7 Sư phạm mầm non 43 0.84 307 1.63 8 Triết học/CN Mác- Lênin/KH chính trị 143 2.78 1.354 7.18 9 Sư phạm/GD học/Tâm lý học 614 11.94 3.461 18.36 10 Lịch sử/Địa lý 142 2.76 317 1.68 11 Văn học 562 10.92 784 4.16 12 KHXH/Văn hóa/Văn hóa học 377 7.33 1.069 5.67 13 Ngôn ngữ học 102 1.98 337 1.79 14 Văn bản quy phạm pháp luật 37 0.72 55 0.29 Tổng 5.144 100 18.855 100
Nguồn: Thư viện trường ĐHSPNTTW
Nhìn vào biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 có thể dễ dàng nhận thấy NLTT về Mỹ thuật (20.45%) và Âm nhạc (25.58%) có số lượng đầu sách cũng như số lượng bản sách nhiều hơn so với các nội dung khác một cách rõ ràng. Tỉ lệ đó cũng hợp lý vì đây là hai chuyên ngành đào tạo truyền thống của Trường nên tài liệu về hai chuyên ngành này đã được
xây dựng, bổ sung từ những ngày đầu Nhà trường mới thành lập. Sách lĩnh vực Sư phạm/Giáo dục học/Tâm lý học có tỉ lệ đầu sách 11.94% và tỉ lệ số bản sách 18.36%, tương đối nhiều so với các lĩnh vực khác. Đây là lĩnh vực chung được nhiều đối tượng NDT có nhu cầu sử dụng như giảng viên, cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên. Đầu sách các chuyên ngành Văn hóa nghệ thuật (4.67%), Thiết kế đồ họa (3.03%), Hội họa (2.10%), Thiết kế thời trang (4.90%) chiếm tỉ lệ khiêm tốn và tương đương như nhau. Sách các chuyên ngành này có tỉ lệ chênh lệch khá lớn so với sách thuộc hai chuyên ngành truyền thống vì đây là những chuyên ngành mới được Nhà trường đào tạo kể từ sau khi trường được nâng cấp lên ĐH, năm 2006. Những ngành như ngành Hội họa, Thiết kế đồ họa đặc biệt là ngành Sư phạm mầm non là những ngành còn rất non trẻ, bởi lẽ thế mà số lượng sách thuộc những chuyên ngành này chưa nhiều. Riêng số lượng bản sách của lĩnh vực Triết học/Chủ nghĩa Mác-Lênin/Khoa học chính trị có tỉ lệ cao hơn nhiều so với đầu sách vì đây là môn đại cương chung cho tất cả các ngành đào tạo, do đó số lượng bản sách cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của NDT. Sách Văn học tại Thư viện trường có số lượng khá nhiều so với tỉ lệ đầu sách thuộc các lĩnh vực khác (10.92%) nhưng thực tế nhu cầu cũng như tần suất sử dụng sách văn học của các đối tượng NDT không cao. Lý giải cho hiện tượng này, qua tìm hiểu và thực tế công tác bổ sung những năm gần đây, sách văn học tại Thư viện chủ yếu được các thế hệ Ban lãnh đạo Nhà trường chấm chọn bổ sung. Một phần xuất phát từ tình yêu văn chương, thơ ca của người nghệ sĩ; một phần khác vì ủng hộ, khuyến khích các tác phẩm văn học của những người bạn, người đồng chí đồng điệu trong tâm hồn.
Đối với xuất bản phẩm định kỳ: báo, tạp chí đóng vai trò quan trọng không chỉ với việc học tập mà còn có vai trò trong việc rèn luyện kĩ năng sống, phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên. Hiện nay Thư viện Trường ĐHSPNTTW có 65 tên báo, tạp chí tiếng Việt với hơn 4.300 bản. Nội dung của báo, tạp chí phong phú về nhiều lĩnh vực Mỹ thuật, Văn hóa Nghệ thuật, Sư phạm, Giáo dục, Tâm lý, Khoa học xã hội, Văn hóa, Văn hóa học,... Với 27 loại báo, tạp chí phục vụ cho các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường và
38 loại báo, tạp chí tin tức, chính trị, văn hóa, khoa học xã hội, ngôn ngữ, lịch sử được cập nhật theo định kỳ xuất bản. Trong đó đặc biệt phải kể đến Tạp chí Giáo dục Nghệ thuật – Tạp chí của trường ĐHSPNTTW có chức năng thông tin lý luận và thực tiễn về đào tạo, NCKH trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Tạp chí là tiếng nói chính thức của Nhà trường về giáo dục nghệ thuật.
Đối với nguồn tài liệu nội sinh bao gồm các báo cáo NCKH, các đề tài NCKH, tài liệu hội thảo, hội nghị, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp được Thư viện thu thập, lưu trữ và phổ biến đến NDT hiện đang có 1.867 đầu/2.243 bản. Cơ cấu nguồn tài liệu nội sinh thu được phân theo nội dung tài liệu phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, như sau:
Bảng 2.2: Thống kê nội dung kho tài liệu nội sinh theo chuyên ngành
Đơn vị tính: Cuốn
STT Nội dung tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Mỹ thuật 458 24.53 630 28.09
2 Âm nhạc 522 27.96 643 28.67
3 Văn hóa nghệ thuật 143 7.66 175 7.80
4 Thiết kế đồ họa 156 8.35 170 7.58
5 Hội họa 27 1.45 27 1.20
6 Thiết kế thời trang 402 21.53 411 18.32
7 Chính trị, quản lý giáo
dục, tâm lý, ngôn ngữ 159 8.52 187 8.34
Tổng 1.867 100 2.243 100
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kho tài liệu nội sinh theo chuyên ngành 458 458 522 143 156 27 402 159 630 643 175 170 27 411 187 0 100 200 300 400 500 600 700
Mỹ thuật Âm nhạc Văn hóa nghệ thuật
Thiết kế đồ họa
Hội họa Thiết kế thời trang Chính trị, quản lý giáo dục, tâm lý, ngôn ngữ
Đầu tài liệu Bản tài liệu
Theo thống kê bảng 2.2 và biểu đồ 2.2, một lần nữa có thể nhận thấy tài liệu nội sinh chuyên ngành mỹ thuật và âm nhạc có nhiều tài liệu hơn cả, vì đây là hai chuyên ngành đào tạo chính của Nhà trường, đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài nên quá trình NCKH cũng dài hơn các ngành mới mở. Một số chuyên ngành được mở sau nên số lượng tài liệu nội sinh còn hạn chế như ngành: văn hóa nghệ thuật, thiết kế đồ họa, hội họa. Biểu đồ 2.2 cho thấy số lượng đầu và số lượng bản tài liệu không có sự chênh lệch lớn như với tài liệu là sách. Hầu hết luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, đề tài NCKH chỉ có 01 bản/đầu.
2.1.2. Đặc điểm tài liệu theo loại hình
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của một trường ĐH giáo dục nghệ thuật, Thư viện ĐHSPNTTW đã xây dựng được một NLTT khá phong phú gồm 2 nhóm chính:
- Nguồn lực thông tin truyền thống: bao gồm tập hợp các vốn tài liệu trên giấy: Sách; báo, tạp chí; luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo kết quả NCKH, tài liệu hội nghị, hội thảo. kỷ yếu.
- Nguồn lực thông tin điện tử: bao gồm tập hợp các thông tin dùng cho máy đọc dưới dạng Đĩa CD-ROM, DVD, bài giảng điện tử, CSDL thư mục sách.
* Nguồn lực thông tin truyền thống
Nguồn tài liệu truyền thống bao gồm: sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học,… là nguồn tin chính của Thư viện trường ĐHSPNTTW.
Bảng 2.3. Thống kê loại hình tài liệu truyền thống của Thƣ viện
Đơn vị tính: Cuốn
STT Dạng tài liệu Đầu tài liệu Bản tài liệu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Sách giáo khoa, giáo trình 423 5.98 8.701 34.26 2 Sách chuyên khảo, tham
khảo 4.626 65.38 9.768 38.46
3 Báo, tạp chí 65 0.92 4.300 16.93
4
Luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo kết