thiết lập như Nội Thời Luân. Những Thời Luân khác là những lễ quán đỉnh và những con đường của Thời Luân Huy Hoàng, Thời Luân Cát Tường hay Shri Kalachakra, cùng với những kết quả của chúng. Chúng “khác” hơn tiến trình của hai Thời Luân kia. Đạo sư sẽ làm cho chín mùi sự tương tục16 tâm lý – vật lý của đệ tử với lễ quán đỉnh, và đệ tử thiền quán trên con đường thúc đẩy tiến trình phổ thông và tiến trình hoàn thành. Trong cách này hành giả du già hiện thực kết quả thân Phật là hình tượng thiêng liêng của tính không. Đây là Thời Luân Khác. Từ lý giải tư duy thiền định về thời gian như vậy đã xuất hiện một pháp môn mới, đó là “Thời luân thừa”. So với những kinh điển khác của Mật tông, Kinh Thời Luân càng chú trọng về hệ thống thần kinh, trở thành hệ thống lý luận cơ bản của Du già. Tuy nhiên, bản thân Kinh này được phát triển từ nội dung Kinh Đại Bi Không Trí Kim Cương Vương và Kinh Kiệp, cho rằng nếu không đầy đủ thân thể thì không thể đạt được hạnh phúc ở mức độ tối đa, tức là lấy thân thể làm cơ sở, vì thế nó tương tự với Kinh Đại Bi Không Trí Kim Cương Vương. Mục đích hiện tại là sự kết hợp bao hàm tất cả các thời luân của Đức Phật. Nó nhấn mạnh tính chất vô sai biệt, tuy không phải mới mẻ hoàn toàn song nó cũng hàm chứa một số nội dung mới mang tính chất trọng điểm, đặc biệt là phương pháp Du già của nó cùng sánh với thiền định, đem cả thời gian và không gian của vũ trụ thống nhất thành một thể. [36, pg. 466-470] Điều được nêu lên ở đây là sự tương đồng và khác nhau giữa Kinh Thời Luân và các kinh điển khác của Mật giáo, từ đó nhấn mạnh sự đặc sắc nổi bật của kinh này.
Mật giáo rất coi trọng sư thừa pháp thống, tức là lúc truyền trao mật pháp nhất định phải có nghi thức quán đỉnh được thực hiện bởi một vị Kim Cương thượng sư - vị bí mật A-xà-lê. Tu tập theo nghi chấp của Mật giáo còn phải thỉnh cầu sự gia trì của vị Kim Cương thượng sư, bởi vị Kim Cương