Thời kỳ Goryeo (918-1392)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 58 - 67)

22 Để đạt đượ c2 mục đích là Phật giáo chính thức được công nhận và tăng cường quyền lực vào tay nhà vua, trước mặt vua Beopheung và các quần thần, Ichadon đã đường hoàng trả lời:

2.2. Thời kỳ Goryeo (918-1392)

Từ thế kỉ thứ IX, vào cuối thời Silla thống nhất, xã hội cũng như tư tưởng Silla có nhiều biến động. Chế độ đẳng cấp khắc nghiệt của giới cầm quyền Silla đã dần bộc lộ mâu thuẫn và đưa đến hậu quả tất yếu là các cuộc nổi loạn liên tiếp diễn ra. Cuộc chiến tranh giành ngai vị của dòng tộc hoàng thất cùng các cuộc nổi dậy của nông dân cũng liên miên không dứt. Trong tình hình đó, Gyeon Hwon và Gung Ye đã lập nên các quốc gia mới lấy tên là Hậu Baekje và Hậu Goguryeo (vài năm sau thì được đổi tên thành Tae-bong) với ý định chấn hưng lại hai quốc gia này. Cùng với Silla, Hậu Baekje và Tae- bong, lịch sử Hàn Quốc lại chuyển mình sang trang mới được gọi là giai đoạn Hậu Tam quốc. Trong ba quốc gia Hậu Tam quốc, Tae-bong là nước có diện tích lãnh thổ và sức mạnh quốc gia lớn nhất. Tuy nhiên, khi tại vị, Gung Ye lại cai trị đất nước của mình bằng một chế độ chuyên chế cực đoan, dẫn đến hậu quả tất yếu là bị chính các tướng lĩnh của mình truất ngôi và bị thần dân của mình giết chết khi đang trên đường đào tẩu. Năm 918, Wang Geon được đưa lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Goryeo, đặt niên hiệu là Cheon-su (Thiên Thụ). Sau khi chinh phục Hậu Baekje vào năm 936, với chiến thắng Il-li-

cheon, và nhận được sự hàng phục từ nhà vua Silla, Wang Geon của Goryeo chính thức thống nhất Hậu Tam quốc.

Để cai trị, Goryeo lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng chính trị của mình. Tuy nhiên, Phật giáo, đặc biệt là Mật giáo vẫn được Goryeo sùng bái như quốc giáo, gây ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống. Tư tưởng Mật giáo trở thành ý niệm hộ quốc vào thời Goryeo, và các nghi thức hành trì Mật giáo được trở thành một trong những pháp dụng (법용, 法用, nghi thức đã được định lệ) của việc trấn hộ quốc gia (鎭護國家). [48]

Kế thừa truyền thống hộ quốc từ thời Silla, Mật giáo thời Goryeo lấy hoàng thất làm trung tâm và các đời vua của triều đại này cũng kế thừa truyền thống đó mà nhân rộng, phát triển Mật giáo. Vua Tae-jo Wang-Geon (태조,

太祖) – người thống nhất Hậu Tam quốc và lập nên vương triều Goryeo đã đặc biệt nhận được sự giúp đỡ cả về hiện thực lẫn tinh thần từ các nhà sư Mật giáo cũng như tư tưởng Mật giáo. Ngược lại, ông cũng là người tiếp sức mạnh mẽ cho công cuộc triển khai và bảo vệ Mật giáo. Tư tưởng của vua Tae-jo về đạo Phật thể hiện rất rõ trong Huấn yếu thập điều (훈요십조, 訓要十條), trong đó điều thứ 2 và điều thứ 6 đều chỉ đề cập duy nhất đến nhà sư Đạo sân

(도선, 道詵, 825-898) và nhấn mạnh vào Nhiên đăng hội cùng Bát quan hội. Nhà vua còn đặc biệt di chúc lại cho các triều vua sau này phải kế thừa điều răn dạy đó. Nhiên đăng hội cùng Bát quan hội thực chất là một nghi thức Phật giáo mang đậm tính chất Mật giáo, và Tự tháp bi báo pháp (사탑비보법,

ngày nay được hiểu như một Đồ thức (도식, 圖識) hoặc như học thuyết Âm dương ngũ hành cũng có nguồn gốc và cơ sở từ Mật giáo. [48] Nhiên đăng hội được cử hành vào ngày rằm tháng giêng Âm lịch và Bát quan hội cử hành vào ngày rằm tháng 11 âm lịch. Cả hai lễ này kết hợp các nghi thức Phật giáo với những tập tục bản xứ, và trong việc cử hành các buổi lễ này, vua tôi cầu xin chư Phật, chư thiên thần và địa thần ban cho quốc thái dân an và hoàng thất cũng được an khang. [17, tr.187]. Bát quan hội là nghi thức phụng sự

Thiên linh (천령, 天齡, chư thiên thần) cùng Ngũ nhạc (오악, 五嶽), Danh sơn đại xuyên (명산대천, 名山大川) và Long thần (용신, 龍神) còn Nhiên đăng hội thực chất là nghi thức cúng dường chư Phật, Bồ Tát. [42, tr.90]. Đây là những nhận định cho thấy tính chất Mật giáo ẩn tàng trong hai nghi lễ quan trọng thường xuyên được cử hành dưới thời Goryeo.

Ngay sau khi đăng quang, nhà vua Tae-jo cũng cho xây dựng 10 ngôi chùa trong đó ngôi chùa Beop-Wang-sa (법왕사, 法王寺, Pháp vương tự ) là nơi thờ tự của Đức Tỳ-lô-giá-na. Với sự bảo hộ của đức vua Tae-jo, Goryeo có các cao tăng tiếp nhận sâu sắc tư tưởng Mật giáo là Gwang-hak và Tae- yeon. Gwang-hak và Tae-yeon là các Đại đức tiếp nhận Văn đậu lâu bí pháp của Myeong-rang thời Silla và dùng bí pháp này để giúp sức cho công cuộc kiến quốc của vua Tae-jo. Năm 936 (năm thứ 19 triều vua Tae-jo), do mối nhân duyên với Gwang-hak và Tae-yeon, nhà vua đã cho xây dựng Hyeon- seong-sa (현성사, 現聖寺) và nơi đây trở thành khởi nguyên của Thần Ấn tông (신인종, 神印宗) – một trong hai dòng tư tưởng Mật giáo phổ biến của Hàn Quốc. Dòng nhánh còn lại mang tên Tổng Trì tông (총지종, 摠持宗)

vốn được đặt nền móng bởi nhà sư Hye-tong, người đã dùng chân ngôn để trị bệnh ung nhọt trên lưng của vua Sin-mun, từ thời Silla nhưng phải tới thời Goryeo mới được thành hệ thống Tổng trì tông. Nếu Hyeon-seong-sa là cơ sở truyền giáo của Thần Ấn tông thì Chong-ji-sa (총지사, 摠持寺, Tổng trì tự), xuất phát từ Chong-ji-am (총지암, 摠持嵒, Tổng trì am) được xây dựng từ đời vua Sin-mun và Hyo-so, sang tới thời Goryeo được đổi tên thành Chong- ji-sa, chính là cơ sở truyền giáo của Tổng trì tông. Năm 1007 (năm thứ 10 triều vua Mok-jong), nhà vua đã chỉ đạo cho trụ trì chùa Chong-ji-sa lúc bấy giờ là Hong-cheol (홍철, 弘哲) biên tập lại Nhất thiết Như Lai tâm bí mật toàn thân lợi bảo khiếp ấn đà la ni kinh

(일체여래심비밀전신사리보협인다라니경,

一切如來心祕密全身舍利寶篋印陀羅尼經) tại chính Tổng trì tự và phổ

biến rộng rãi bản kinh này với mục đích cầu nguyện cho sự thái bình của đất nước, sự an bình của muôn dân. Cũng chính tại chùa này, vào năm 1186 (năm thứ 16 đời vua Myeong-jong), Goryeo cử hành nghi thức Mật tông là Phật đỉnh tiêu tai đạo trường (불정소재도량, 佛頂消災道場) với cùng một mục đích như vậy. [48]

Khởi động từ đời vua Hyeon-jong và hoàn thành vào thời vua Mun- jong triều Goryeo, bản san định đầu tiên của Đại tạng kinh đã bị thiêu hủy trong cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ nên ngày nay không thể khảo cứu được nội dung của bản kinh này, tuy nhiên, thông qua vài bản thảo được kiểm chứng là các bản tạng kinh đầu tiên, có thể thấy có khoảng 24 cuốn kinh điển Mật giáo như là Vô lượng môn phá ma đà la ni kinh (무량문파마다라니경,

無量門破魔陀羅尼經), Thánh trì thế đà la ni kinh (성지세다라니경,

聖持世陀羅尼經)...Ngoài ra, theo Đại tạng mục lục (대장목록, 大藏目錄) của bản Đại tạng kinh khắc lại của Goryeo do Su-ki (수기, 守其, Thủ Kỳ) biên soạn thì có tất cả 356 cuốn của 191 loại kinh điển thuộc Thuần mật như

Đại bi lô giá na kinh: 07 cuốn, Kim cương đỉnh kinh: 03 cuốn..., ngoài ra còn có 21 cuốn của hai mươi loại về cách tác pháp (작법, 作法) theo nghi thức Mật tông như Kim cảng đỉnh du già hộ ma nghi

(금강정유가호마의金剛頂瑜伽護摩儀): 01 cuốn, Phật đỉnh tôn thắng đà la ni niệm tụng nghi quỹ (불정존승다라니염송의궤,

佛頂尊勝陀羅尼念誦儀軌): 01 cuốn v.v... Không chỉ vậy, vào năm 1275, vua Chong-ryeon (충렬왕, 忠烈王, 1236-1308) đã cho Eun-ja (은자, 銀字) khắc gỗ ba mươi cuốn Bất không kiến sách thần biến chân ngôn kinh

(불공견색신변진언경, 不空羂索神變眞言經) trong hoàng thất, trong đó, cuốn thứ mười ba là cuốn Ngân tự kinh (銀字經, kinh khắc chữ bạc) cổ nhất còn lại tới ngày nay. Đây là ví dụ dễ thấy nhất về việc hoàng thất Goryeo đã coi trọng việc trì tụng đà la ni như thế nào. Tháng 5 năm 1328, vua Chung- suk (충숙왕, 忠肅王, 1294-1339) còn cho xuất bản 130 cuốn Mật giáo Đại tạng kinh (밀교대장경, 密敎大藏經) dưới dạng Kim thư (금서, 金書) và phổ biến ra dân gian. Vua Chung-suk được gọi là Hộ Phật vương (호불왕,

chỉnh lý 40 cuốn Mật giáo Đại tạng kinh mà trước đó chưa thực hiện được để tập hợp với 90 cuốn kinh đã chỉnh lý thành 130 cuốn kim thư.

Dưới thời Goryeo, hoạt động Phật giáo diễn ra sôi nổi với khoảng 80 các loại pháp hội (법회, 法會), thiết trai (설재, 設齋), đạo tràng (도량, 道場), trong số đó, có thể kể ra vô số những đạo tràng nguyên gốc Mật tông như Văn đậu lâu đạo tràng, Khổng tước Minh Vương đạo tràng (공작명왕도량,

孔雀明王道場), Vô Năng Thắng đạo tràng (무능승도량, 無能勝道場), Kim quang minh đạo tràng (금광명도량, 金光明道場), Tiêu tai đạo tràng (소재도량, 消災道場), Đại Nhật Vương đạo tràng (대일왕도량,

大日王道場), Công Đức Thiên đạo tràng (공덕천도량, 功德天道場), Quán đỉnh đạo tràng (관정도량, 灌頂道場), Mandala đạo tràng (만다라도량,

曼茶羅道場), Đế Thích Thiên đạo tràng (제석천도량, 帝釋天道場), Chân ngôn pháp tịch (진언법석, 眞言法席) v.v...Ngoài ra còn có cả các đạo tràng có mang tính chất Mật giáo như Tạng kinh đạo tràng (장경도량, 藏經道場), Lăng Nghiêm đạo tràng (능엄도량, 楞嚴道場)... Những hoạt động này diễn ra hàng tháng, hàng năm và đều lấy hoàng thất làm trung tâm cử hành. Tín ngưỡng Mật giáo trong hoàng thất Goryeo càng ở các triều vua sau lại càng thêm sâu đậm, đến mức ngay cả nghi thức đăng quang của nhà vua cũng được tiến hành theo phương thức truyền thống của Mật tông. Vua Gang-jong, Won- jong, Chung-ryeon, Chung-seon đều cử hành nghi thức quán đỉnh (관정의식,

灌頂儀式) khi bước lên ngai vàng. Quán đỉnh là một nghi thức đặc biệt của Mật tông được tiếp thu từ nghi thức đăng quang của quốc vương Ấn Độ. Khi lên ngôi, quốc vương Ấn Độ sẽ sẽ được vẩy nước biển chứa trong bảo bình (보병, 寶甁) lên vương miện. Trong Mật giáo, Quản đỉnh được thực hiện bằng cách chứa Ngũ trí pháp thủy (오지법수, 五智法水) vào bảo bình, sau đó Thượng sư Mật tông là A-xà-lê (아사리, 阿闍梨) sẽ vẩy nước này lên đầu các môn đồ để tẩy bỏ vô minh (無明), khai mở thánh trí cho các môn đồ trở thành những vị vua của chân lý. Thực hiện nghi thức đăng quang theo nghi thức quán đỉnh chính là việc thể hiện khát vọng và niềm tin mãnh liệt của các vương tử Goryeo hậu kì để trở thành những vị vua mang chân lý xuất thế gian vượt xa cả địa vị thế tộc của mình.

Một hiện tượng đáng kể khác phải nhắc tới trong giai đoạn này là sự phát triển rực rỡ của tông phái mới du nhập – Thiền tông. Các vị thiền sư đại diện của Thiền tông có thể kể đến là Sin-haeng, Do-ui, Mu-yeom, Beom-il, Dae-tong, gae-cheong v.v...Từ chối sự hậu đãi của triều đình, dựng chùa trên núi để tập hợp môn đồ, Thiền tông đã hình thành nên Cửu sơn Thiền môn vào đầu thời Goryeo là: Bo-rim-sa (보림사, 寶林寺) Bảo Lâm tự) núi Ga-ji, Sil- sang-sa (실상사, 實相寺, Thực Tướng tự) núi Ji-ri, Tae-an-sa (태안사, 泰安 寺, Thái An tự) núi Dong-ri, Seong-ju-sa (성주사, 聖住寺, Thánh Chủ tự) núi Seong-ju, Gul-san-sa ( 굴산사, 崛山寺, Quật Sơn tự) núi Sa-gul, Heung- nyeong-sa (흥녕사, 興 寧 寺, Hưng Ninh tự) núi Sa-ja và Bong-am-sa

(봉암사, 鳳巖寺, Phượng Nham tự) núi Hoe-yang, Bong-rim-sa (봉림사, 鳳 林寺, Phượng Lâm tự) núi Bong-rim, cuối cùng là Gwang-jo-sa (광조사, 廣 照寺, Quảng Chiếu tự) [20, tr.413]. Ngay từ đầu thời Goryeo, sự du nhập của Thiền tông đã làm hình thành hai phái lớn với những đối lập nghiêm trọng trong tư tưởng, tạo nên sự phân hóa, chia rẽ trong nội bộ giáo đoàn là Giáo tông và Thiền tông. Thiền tông không đề cao việc tiếp thu lý luận hay tri thức từ kiến văn bên ngoài, từ những nhận thức khách quan mà đề cao sự mưu cầu cái tự ngã chân thực, phát kiến cái tự ngã mới mẻ. Tông phái này không tập trung vào việc tuân thủ giáo lý và kinh điển mà chủ trương đắc đạo bằng việc tìm ra chân lý từ “tâm” của mỗi cá nhân thông qua trải nghiệm khắc nghiệt và cụ thể của bản thân. Tư tưởng này là đối kháng với tư tưởng coi trọng lý luận và tri thức tiếp thu được từ kiến văn của Giáo tông. Sự mâu thuẫn nội tại của các giáo đoàn Phật giáo thời kỳ Goryeo là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của Phật giáo nói chung, Mật giáo nói riêng ở giai đoạn sau.

Năm 1231, chính quyền của Thành Cát Tư Hãn tại Mông Cổ đưa quân xâm lược Goryeo vào bắt đầu 30 năm chiến tranh liên tục cùng Goryeo. Sau thất bại của đội quân Tam biệt sao vào năm 1273, Goryeo phải kí hòa ước với Mông Cổ và phải chịu sự can thiệp chính trị từ nước này, đồng thời thường xuyên phải cống nộp tài vật, lương thực, thậm chí cả trinh nữ. Theo chân quân xâm lược Mông Cổ xâm nhập vào, Lạt ma giáo Tây Tạng cũng khiến Phật giáo thời kỳ này suy lạc. Ở giai đoạn cuối thời Goryeo, Phật giáo nghiêng về Thiền tông nên chủ yếu tu tập trong núi sâu. Trong dân gian, hoạt động Phật giáo thậm chí còn dần tiến đến các phong trào mê tín, chú thuật. Cùng với đó, Phật giáo đã gây nên nhiều tệ nạn xã hội trong quá trình cấu kết với giới cầm quyền và tập trung mở rộng sức ảnh hưởng của mình về mặt kinh tế và chính

trị. [20, tr.415-416] Điều này khiến cho các nhà Nho bắt đầu bài xích Phật giáo.

Như vậy có thể thấy các triều vua Goryeo có đức tin sâu sắc vào Mật giáo. Nhờ lòng tin chân thành của người đứng đầu quốc gia cùng chính sách bảo hộ của nhà nước mà Mật giáo đã tạo lập được nền tảng vững chắc, đã tập hợp, chỉnh lý và phát hành được vô số kinh điển, phát triển nhiều đạo tràng với những hoạt động Mật giáo sôi nổi. Tuy nhiên, ở cuối thời Goryeo, ngoài nguyên nhân mâu thuẫn giữa Giáo tông với Thiền tông, sự xâm nhập của Lạt Ma giáo cũng là nguyên nhân gây nên sự suy lạc của Phật giáo Hàn Quốc. Theo nhận định của nhiều học giả, Lạt Ma giáo lấy giáo nghĩa của Mật tông Ấn Độ làm chủ yếu nhưng lại thêm vào tín ngưỡng tập tục cổ truyền của dân tộc mình, tức là Bôn giáo, vốn là một tôn giáo sùng bái thần linh, quỷ thần, đặc biệt tin vào bói toán.[15, tr. 139] Hình thức nam nữ song tu khiến nhiều tu sĩ Lạt ma giáo nuông chiều bản năng tính dục một cách bừa bãi và tham gia vào mọi hình thức truy hoan suy đồi là hiện tượng cho thấy có những dị biệt trong giáo nghĩa và phương pháp tu tập dễ gây hiểu lầm của Lạt ma giáo. Ngay cả hiện nay, nhiều người Hàn Quốc cũng vì hình thức tu tập này mà nhìn nhận sai lệch về tính chất của Mật tông. Bởi vậy nên nhà sư Jong-seok đã phải giải thích về vấn đề này trong Khái luận Mật giáo học rằng: “Để chứng đắc Tức thân thành phật trong hiện thực, đây chỉ là một sản phẩm mang tính nhất thời trong giáo lý Mật giáo hậu kì”. [37, tr. 8] Do đó, tuy là một dòng nhánh phát triển từ Mật tông Ấn Độ nhưng Lạt ma giáo lại là một trong những nguyên nhân gây nên sự suy lạc của Phật giáo Hàn Quốc cuối thời Goryeo, dẫn đến sự bài xích của các nhà Nho Hàn Quốc cùng thực tế ảm đạm của Phật giáo Hàn Quốc nói chung, Mật tông Hàn Quốc nói riêng dưới thời cai trị của vương triều Choson.

Cuối thời Goryeo, vua Gong-min (공민왕, 恭愍王, Cung Mẫn vương, 1330 ~ 1374) thi hành chính sách phản Nguyên, đồng thời tập trung nhiều nỗ lực vào việc cải cách kinh tế xã hội mà chủ yếu là kiềm chế các thế lực quyền môn thế tộc. Nhà sư Sin-don (신돈, 辛旽, Tân Đồn) đã được vua Gong-min ban chức Quốc sư và giao quyền trong việc thanh lọc, tái cơ cấu bộ máy chính quyền. Tân Đồn lập một cơ quan đặc biệt gọi là Điền Dân Biện Chỉnh Đô Giám (전민변정도감, 田民辨整都監) để đem đất và nô lệ bị các gia đình quyền thế chiếm đoạt mà trả lại cho các chủ cũ của chúng, và trong nhiều trường hợp, đã giải phóng nhiều nô lệ. Ở vào hoàn cảnh mà các gia đình quyền môn thế tộc vẫn còn nhiều sức mạnh, những cải cách của nhà vua cùng Tân Đồn chỉ mang lại hiệu quả nhất thời. Hậu quả là chính hai người đã bị hạ sát và giới quyền môn thế tộc lại nắm lấy quyền lực trung ương. Tuy nhiên, trong xã hội đã xuất hiện những sĩ phu như Jeong Mong-ju (정몽주, 鄭夢周), Jeong Do-jeon (정도전, 鄭道傳)...xuất thân không phải quyền môn thế tộc, có học vấn vượt xa bọn ấm tự và được vũ trang bằng hệ tư tưởng mới là Tính lý học23, đã kết hợp với thế lực quân sự đang giữ thực quyền để phát triển chủ trương thay đổi xã hội của mình. Thế lực quân sự được họ lựa chọn là đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phật giáo mật tông tại hàn quốc thời kỳ trung đại (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)